Nước muối sinh lý là một loại dung dịch phổ biến được nhiều bậc phụ huynh thường xuyên sử dụng để xịt rửa mũi và họng cho bé. Để đảm bảo vệ sinh cho bé, hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh qua bài viết dưới đây nhé!
Nước muối sinh lý là gì?
Nước muối sinh lý là một dung dịch được hình thành từ hai thành phần chính: nước và muối Natri Clorua (NaCl), với nồng độ muối được pha chế cụ thể là 0,9%. Do có đặc tính thẩm thấu tương tự như các dịch trong cơ thể, nên nó được gọi là “sinh lý”.
Mặc dù có thành phần đơn giản, nhưng để được phân phối trên thị trường, nước muối sinh lý cần tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng của cơ quan quản lý dược phẩm. Để đạt chuẩn này, nguồn nguyên liệu và quy trình sản xuất cần phải đảm bảo chất lượng và không bị nhiễm khuẩn.
Fysoline 5 ml: Nước muối kháng viêm vệ sinh mũi (Hộp 20 ống)
Tác dụng của nước muối sinh lý đối với trẻ sơ sinh
Nước muối sinh lý là sản phẩm an toàn và phù hợp với mọi độ tuổi, có thể sử dụng cho trẻ em. Dung dịch này giúp làm sạch vết thương, loại bỏ bụi bẩn để tránh nhiễm trùng ở các vùng nhạy cảm và khó vệ sinh sau:
- Vệ sinh mắt: Ghèn thường xuất hiện khi bé vừa thức dậy hoặc ống dẫn nước mắt bị tắc nghẽn gây ra. Đây cũng có thể là dấu hiệu của viêm kết mạc. Bố mẹ cần sử dụng nước muối sinh lý đúng cách để loại bỏ ghèn ra khỏi mắt, tránh viêm kết mạc.
- Vệ sinh mũi: Giúp loại bỏ bụi bẩn, chất nhầy hoặc cặn trong mũi và xoang, làm thông thoáng đường thở, giúp bé dễ thở hơn.
- Vệ sinh tai: Bố mẹ có thể dùng nước muối để làm mềm sáp tai, sau đó sử dụng tăm bông hoặc dụng cụ để vệ sinh. Nước muối sinh lý giúp làm tan sáp tai và hỗ trợ lấy ra sáp dễ dàng hơn, giúp tai bé được vệ sinh sạch sẽ, tránh vi khuẩn tích tụ.
Tăm bông cho bé KuKu KU1102 đầu nhỏ hũ 200 cây
Hướng dẫn rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý
Nước muối giúp làm sạch bụi bẩn và nhầy trong mũi của bé, giúp bé thở dễ dàng hơn. Mẹ có thể tuân thủ các bước sau để rửa mũi cho bé:
- Bước 1
- Bước 2: Đặt một tấm khăn dày dưới đầu bé để hấp thụ nước muối tránh tràn ra ngoài khi rửa mũi.
- Bước 3: Nhỏ từng giọt nước muối vào mỗi lỗ mũi của bé. Sau đó, đợi một vài phút để dịch mũi ra ngoài.
- Bước 4: Sử dụng tăm bông để lau sạch dịch mũi cho bé. Lặp lại quá trình nhỏ nước muối và lau mũi cho đến khi mũi bé sạch sẽ.
- Bước 5: Sử dụng khăn mềm lau sạch vùng mũi của bé để loại bỏ hoàn toàn dịch mũi.
Nước muối sinh lý vệ sinh mắt mũi Fysoline 5 ml (Hộp 40 ống)
Hướng dẫn rửa mắt bằng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh
Trong ba tháng đầu sau khi bé sinh ra, mắt của bé thường bị đổ ghèn và chảy nước mắt. Để tránh viêm kết mạc, mẹ có thể sử dụng nước muối để đẩy ghèn ra ngoài và làm sạch mắt bé. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:
- Bước 1: Mẹ cần rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay để diệt khuẩn trước khi vệ sinh mắt cho bé.
- Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý và gạc vô trùng để làm sạch mắt cho bé.
- Bước 3: Giữ cho bé yên tĩnh và nhỏ từng giọt nước muối vào mắt của bé. Mẹ cần nhớ nhỏ từng giọt một và từ từ để tránh làm tràn nước muối ra ngoài.
- Bước 4: Sử dụng miếng gạc thấm nước muối để lau sạch ở khóe và đuôi mắt của bé.
- Bước 5: Cuối cùng, mẹ làm sạch mắt bên kia của bé theo cách tương tự.
Gel rửa tay khô Purell diệt khuẩn chai 60 ml không mùi
Tác hại khi lạm dụng nước muối sinh lý cho bé
Mặc dù nước muối sinh lý có tác dụng vệ sinh mắt, mũi và tai ở trẻ khá hiệu quả, nhưng không nên sử dụng quá mức. Điều này có thể gây ra các vấn đề sau cho trẻ:
5.1. Chức năng của niêm mạc mũi xoang bị suy giảm
Trong mũi của trẻ thường có một lớp nhầy do niêm mạc mũi xoang tiết ra. Chất này có vai trò làm ẩm không khí hít vào và làm sạch bề mặt bên trong mũi giúp hệ miễn dịch, tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa bệnh. Khi sử dụng nước muối thường xuyên, những chức năng này sẽ bị suy yếu.
5.2. Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng dễ tấn công
Nếu ngưng đột ngột sau một thời gian rửa mũi bằng nước muối sinh lý, các loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng sẽ tấn công dễ dàng hơn do niêm mạc giảm độ ẩm, trở nên khô rát và dễ kích ứng. Trẻ có thể bị đau, chảy máu mũi hoặc viêm tai giữa nếu bố mẹ đặt bé nằm sai tư thế khi làm vệ sinh.
5.3. Dễ gây viêm nhiễm
Khô rát, chảy nước mũi, khó thở, chảy mồ hôi, và viêm nhiễm có thể xảy ra nếu sử dụng nước muối quá nhiều hoặc nước muối pha với tỷ lệ không hợp lý. Nếu làm vệ sinh không đúng cách, chất bẩn không được lấy hết ra ngoài sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập sâu vào cơ thể, gây ra viêm nhiễm.
Do đó, cha mẹ nên chỉ sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ khi gặp các vấn đề về hô hấp như cảm cúm, viêm nhiễm, tăng tiết chất nhầy, viêm nhiễm mũi họng, hoặc khi mũi bé bị nghẹt đặc gây khó thở. Hoặc cũng có thể thực hiện việc nhỏ nước muối vào mắt cho trẻ khi có dấu hiệu viêm nhiễm hoặc mắt bé có dấu hiệu vi khuẩn.
Dụng cụ hút mũi Moaz BéBé MB-010 tự động 2 mức hút
Cần nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ mỗi ngày bao nhiêu lần là phù hợp nhất?
- Trẻ khỏe mạnh: Vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý 3 - 4 lần/tuần.
- Trẻ bị viêm mũi, họng, hoặc viêm đường hô hấp: Cần vệ sinh mũi bé 2 - 4 lần/ngày để làm loãng dịch mũi và đẩy chúng ra ngoài.
- Trẻ bị viêm mũi mãn tính (viêm xoang, viêm mũi dị ứng): Vệ sinh mũi bé 3 - 4 lần/ngày sẽ giúp loại bỏ chất nhầy giúp bé hô hấp dễ dàng hơn.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ
Khi mua và sử dụng nước muối cho bé, bố mẹ cần chú ý những điểm sau:
- Chọn dung tích nước muối phù hợp với mục đích sử dụng. Không dùng chai 500 ml (dành cho việc súc miệng) để rửa mắt và mũi cho bé.
- Khi vệ sinh mũi, chọn chai có đầu tròn để không làm đau bé.
- Tránh sử dụng nước muối tự pha chế tại nhà cho việc nhỏ mắt cho bé, vì có thể gây hại do không đảm bảo vệ sinh và nồng độ pha chế.
- Mua nước muối sinh lý từ các cửa hàng thuốc. Không nên mua sản phẩm không có số đăng ký của cục quản lý dược.
- Khi nhỏ mũi cho bé, chọn chai có đầu vo tròn và tránh để đầu chai chạm vào mũi bé để tránh tổn thương niêm mạc mũi.
- Để tránh nhiễm khuẩn, chỉ sử dụng nước muối đã mở từ 2 - 3 tuần.
Set 6 chiếc khăn sữa tre KACHOOBABY 4 lớp 30x30 cm - Màu trắng