Việc ứng dụng công nghệ vào giáo dục đã mang đến cho người học những cách tiếp cận hoàn toàn mới với tri thức nói chung và kiến thức tiếng Anh nói riêng. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu tới các bạn một cách học Tiếng Anh đang ngày càng trở nên phổ biến – Học Tiếng Anh qua ứng dụng trên Điện thoại di động. Dựa trên mục đích và đối tượng, các App học tiếng Anh có thể được chia thành các danh mục như sau:
Trò chơi: Candy Crush Saga, Temple Run, Angry Birds,…
Mạng Xã hội: Facebook, Instagram, Twitter, TikTok,….
Kinh doanh: Trình quản lý trang Facebook, Kinh doanh online,…
Giáo dục: Duolingo – học tiếng Anh, Học tốt – giải Bài Tập Sách giáo khoa,….
Ảnh & Video: Photo Wonder, Foody,… và còn rất nhiều những danh mục khác.
Có thể nói, các Ứng dụng (App) trên điện thoại di động ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và đáp ứng được nhiều nhu cầu của người dùng (nhu cầu giải trí, tăng hiệu suất công việc, nâng cao kiến thức, v…v…).
Các App học Tiếng Anh bài viết đang đề cập tới thuộc danh mục “Giáo dục”.
Lợi ích của việc học Tiếng Anh qua ứng dụng
| Học qua App học tiếng ANh | Học truyền thống |
Chi phí | Chi phí học tập: Miễn phí hoặc chi phí thấp. | Chi phí cao hơn học qua Ứng dụng (App). |
Thời gian | Không bị giới hạn. Người học có thể học mọi lúc, mọi nơi. Không mất thời gian di chuyển đến lớp học. | Người học học theo giờ cố định. Người học cần di chuyển đến lớp học. |
Không gian | Không bị giới hạn. Có thể học được ở bất cứ đâu. | Bị giới hạn trong phạm vi không gian 4 bức tường của lớp học. |
Cách tiếp cận kiến thức | Chủ động. Yêu cầu người học kiên trì, chủ động dành thời gian tìm tòi, khám phá những kiến thức mới, có kế hoạch luyện tập rõ ràng và cụ thể. | Bị động. Không yêu cầu người học chủ động dành thời gian tìm tòi, khám phá kiến thức mới vì hầu hết các kiến thức mới đều được giáo viên cung cấp, người học tiếp thu kiến thức một cách thụ động. |
Tương tác giữa người dạy và người học | Không có sự tương tác giữa người dạy và người học. | Giữa người dạy và người học có sự tương tác, vấn đề của người học có thể được xử lý nhanh và dễ dàng hơn. Ví dụ: Trong các buổi học, giáo viên có thể trực tiếp sửa các lỗi về phát âm cho học sinh. |
Đối tượng | Phù hợp với những người: + Có khả năng tự học tốt. + Có tính kiên trì và kỉ luật cao. + Có thể dành nhiều thời gian cho việc tìm tòi, khám phá kiến thức mới. | Phù hợp với những người: + Cần sự hỗ trợ, hướng dẫn sát sao của giáo viên trong quá trình học. +Không thể dành nhiều thời gian cho việc tìm tòi, khám phá kiến thức mới, ví dụ như người đi làm. |
Kết luận: Như vậy, việc học tiếng Anh qua App và việc học tiếng Anh truyền thống đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Song, hai cách học này có thể bổ trợ và hoàn thiện lẫn nhau. Người học nên kết hợp cả hai cách học này để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất.
Giới thiệu ứng dụng học Tiếng Anh: 4English – Tự học Tiếng Anh:
Sáng lập: 4English Team.
Kích cỡ: 98.4 MB (App Store), 24 MB (CH Play)
Xếp hạng: #65 Danh mục Giáo dục trên App Store Việt Nam.
Đánh giá: 4,8 « (9.2 nghìn lượt đánh giá) trên App Store Việt Nam. (*)
4,8 « (10.2 nghìn lượt đánh giá) trên CH Play Việt Nam. (*)
Đối tượng: Phù hợp với mọi đối tượng như: học sinh, sinh viên, người ôn thi TOEIC, IELTS, TOEFL, người đang đi làm và cả giáo viên tiếng Anh.
(Theo Giới thiệu App – App Store Việt Nam)
(*) Số liệu tính đến ngày 9/9/2020.
Các tính năng chính
Như vậy, ngoài việc cung cấp những kiến thức đa dạng về nhiều lĩnh vực, App học tiếng Anh - 4English còn có thể giúp người dùng cải thiện những kĩ năng thiết yếu trong tiếng Anh như Listening (Nghe), Reading (Đọc), Speaking (Nói). Phần tiếp theo của bài viết sẽ hướng dẫn, gợi ý cho người học cách luyện tập những kĩ năng này thông qua việc tối đa hóa các tính năng của App.
Gợi ý phương pháp học qua ứng dụng 4English
Gợi ý phương pháp học Từ vựng
Bước 1: Sử dụng tính năng tra từ nhanh chóng
Thông thường, khi đang đọc sách, báo, xem video hay lướt web, nếu gặp một từ mới, người học cần phải mở một tab mới để truy cập từ điển online hoặc thoát khỏi trình duyệt để mở Ứng dụng Từ điển có sẵn trên điện thoại di động. Song khi sử dụng App học tiếng Anh - 4English, tất cả những gì người học cần làm chỉ là ấn vào từ vựng đó (tính năng tra từ nhanh). Tính năng này khả dụng cả khi người đọc đọc sách, báo và xem Video hay transcript của Podcast.
Bước 2: Tra từ trong từ điển
Ví dụ như trong ảnh dưới đây, người dùng đã nhấn vào từ “concerned’’ trong một bài báo, cửa sổ tra từ hiện ra như sau.
Người dùng có thể chọn các từ điển trên thanh màu xanh nước biển để tra từ trên nhiều từ điển khác nhau. App hiện cung cấp hơn 30 từ điển thông dụng và uy tín, trong đó có thể kể đến các từ điển nổi bật sau:
Từ điển | Giới thiệu |
Oxford, Cambridge, Longman (Anh – Anh) | Các từ điển trực tuyến lớn nhất và đáng tin cậy nhất cho người học Tiếng Anh và Tiếng Anh Mỹ. |
Thesaurus | Từ điển từ đồng nghĩa – trái nghĩa. |
Ozdict | Từ điển collocations, cách kết hợp các từ phổ biến |
La bàn (Anh – Việt & Việt – Anh) | Từ điển trực tuyến dành cho người Việt với kho từ đồ sộ cùng hệ thống gợi ý từ thông minh. |
Bước 3: Tìm từ trong các tin tức.
Sau khi tra từ vựng trong từ điển, người dùng có thể tra từ vựng trên tin tức bằng cách chọn biểu tượng kính lúp ở trên cùng trong app học tiếng Anh.
Nếu như tra từ trong từ điển giúp người dùng hiểu được nghĩa và nắm được các cấu trúc từ vựng liên quan, thì việc tra từ trong tin tức có thể giúp người học hiểu từ sâu hơn qua các văn cảnh cụ thể. Người học nên sử dụng kết hợp cả hai tính năng tra từ: trong từ điển và trong tin tức để có thể hiểu và sử dụng từ một cách chính xác nhất.
Bước 4: Tạo Flashcards để lưu lại từ
Sau khi tra từ mới trong từ điển từ app học tiếng Anh, người dùng có thể lưu lại từ mới bằng cách tạo Flashcards (thẻ từ vựng) với các ví dụ và hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp từ dễ nhớ hơn.
Người dùng tạo Flashcard như sau: Ấn vào chữ “LƯU’’ trên cửa số tra từ điển, sau đó người đọc sẽ được chuyển sang cửa sổ tạo Flashcard. Người dùng chỉ cần điền vào phần Ghi chú nghĩa của từ và thêm hình ảnh (nếu muốn), phần ví dụ sẽ được lấy trực tiếp từ câu có chứa từ mà chúng ta chọn ở bước 1. Sau khi hoàn thiện Flashcard, người dùng cần chọn “LƯU” để lưu trữ Flashcards vào thư mục.
Ưu điểm:
Tiện lợi, dễ sử dụng và tiết kiệm nhiều thời gian so với việc tra từ theo cách thông thường.
Giúp người học hiểu sâu về nghĩa của từ và cách sử dụng từ.
Nhược điểm: Người dùng bản Miễn phí chỉ có thể tra từ điển online (khi thiết bị có kết nối với Internet). Người dùng cần mua bản PRO để có thể tra từ điển offline (không cần kết nối internet).
Gợi ý cách học Kỹ năng Nghe
Bước 1: Lựa chọn nguồn Nghe
– Các nguồn để Nghe có thể chọn trên App học tiếng Anh: Podcast & Radio, Video.
Podcast & Radio: Các Podcast, Audio và Radio đều có sẵn transcript và được chia theo Level 1 – 3 với độ khó tăng dần. Mức độ khó nhất là TED Radio Hour.
Lời khuyên: Người học nên chọn nguồn Nghe theo sở thích và theo trình độ phù hợp để hứng thú hơn với việc học.
Bước 2: Chọn và áp dụng phương pháp học phù hợp
Luyện Nghe – Chép chính tả qua Podcast & Radio
Hướng dẫn
Chọn tốc độ Nghe phù hợp.
Nghe và chép lại nội dung nghe được ra giấy sau đó đối chiếu với transcript.
Note lại các từ mới.
Ưu điểm:
Nâng cao khả năng Nghe và viết đúng chính tả, bổ sung từ vựng.
Mở rộng kiến thức về nhiều lĩnh vực.
Nhược điểm:
Chỉ phù hợp với một số trình hợp nhất định (người học có kiến thức ngữ pháp và từ vựng ở mức cơ bản trở lên).
Đòi hỏi nhiều thời gian, yêu cầu sự kiên trì từ người học.
Luyện Nghe qua Video:
Các chế độ xem Video:
Hướng dẫn:
Bước 1: Xem video với phụ đề để nắm được nội dung chính của Video.
Bước 2: Chọn lựa & Áp dụng cách học phù hợp: Chọn từ đúng để điền vào chỗ trống: Cách học này phù hợp với những bạn đã thành thạo chính tả (Spelling).
Sắp xếp các chữ cái cho sẵn thành từ thích hợp để điền vào chỗ trống: Cách học này phù hợp với các bạn đang muốn cải thiện khả năng Chính tả (Spelling) của mình.
Ưu điểm:
Nâng cao khả năng Nghe và viết đúng chính tả, bổ sung rừ vựng.
Video là một kênh hình nên có thể tạo nhiều hứng thú hơn cho người học hơn so với Sách, Báo hay Podcast.
Mở rộng kiến thức về nhiều lĩnh vực, góp phần thư giãn và giải trí.
Nhược điểm:
Chỉ phù hợp với một số trình hợp nhất định (các bạn có kiến thức ngữ pháp và từ vựng ở mức cơ bản trở lên).
Đòi hỏi nhiều thời gian, yêu cầu sự kiên trì từ người học.
Gợi ý cách học Kỹ năng Đọc
Bước 1: Chọn nguồn để Đọc
Các nguồn Đọc có thể chọn trên App: Tin tức, Sách, Báo.
Tin tức, Báo: App gợi ý các chủ đề báo để người dùng có thể lựa chọn theo sở thích như Công nghệ, Khoa học, Chính trị, Xã hội, Sức khỏe.
Ví dụ: Nếu bạn nhấn chọn chủ đề “Sức khỏe”, bạn sẽ thấ những bài báo với chủ đề này, ví dụ như “UK imposes new coronavirus restrictions for England”
Ngoài ra, App cũng gợi ý một số trang báo đề cập tới các chủ đề liên quan đến kì thi IELTS, tình hình trong nước và quốc tế như:
Danh mục | Báo |
IELTS | How Stuff Works, Asian Scientist, SciTechDaily |
Vietnam | Vnexpress, Vietnamnet, Tuoitre, Saigoneer |
World | VOA News |
United States | Fox News, USA Today, BrightTheMag, VOX,… |
United Kingdom | BBC News, BBC Future, The Guardian,… |
Australia | The Age, The Epoch Times, ABC News,… |
Canada | Global News, CBC, National Post,…. |
Sách: Thư viện của App học tiếng Anh này bao gồm thể loại sách vô cùng đa dạng và phong phú như Adventure (Phiêu lưu), Children (Trẻ em), Fantasy (Viễn tưởng),… Ngoài ra, người dùng cũng có thể tải sách từ máy tính lên app.
Lời khuyên: Người dùng nên chọn nguồn Đọc theo sở thích và theo trình độ phù hợp để hứng thú hơn với việc
Bước 2: Trong quá trình đọc, học viên cân nhắc trả lời những câu hỏi sau
Sau khi đọc xong mỗi đoan văn: Nội dung chính (Main Idea) của đoạn văn này là gì?
Sau khi đọc xong mỗi bài báo hay mỗi chương trong sách: Nội dung chính (Main idea) của bài báo/ chương này là gì?
Việc này sẽ giúp người học rèn luyện khả năng Đọc – Hiểu, nắm bắt nội dung chính của đoạn văn – bài văn, có thể hỗ trợ cho việc xử lý các dạng bài IELTS Reading, đặc biệt là dạng bài Matching Headings.
Nếu gặp từ mới trong quá trình đọc, người dùng có thể sử dụng tính năng Tra từ nhanh (đã giới thiệu ở mục C. III.1). Nếu sau khi tra từ, người dùng vẫn chưa hiểu ý nghĩa của cả đoạn văn thì có thể ấn vào biểu tượng Google Dịch để sử dụng tính năng Dịch đoạn như hình dưới đây.
Ưu điểm:
Góp phần tạo thói quen Đọc, nâng cao khả năng Đọc – Hiểu và suy nghĩ bằng tiếng Anh.
Mở rộng kiến thức.
Nhược điểm:
Chỉ phù hợp với những bạn yêu thích việc Đọc và có trình độ ngữ pháp, từ vựng nhất định.
Khi đọc sách, người đọc chỉ có thể sử dụng có tính năng tra từ nhanh còn tính năng dịch đoạn không khả dụng nên đôi khi người đọc sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu ý nghĩa của cả đoạn văn.
Đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên trì ở người học.
Chưa có các tính năng hướng dẫn người học phát triển các kĩ năng tư duy và đọc – hiểu.
Gợi ý phương pháp học Kỹ năng Nói thông qua Shadowing
Giới thiệu phương pháp Shadowing: Shadowing (Cái bóng) là kĩ thuật do Tiến sĩ Alexander Arguelles giới thiệu. Hiểu một cách đơn giản, kĩ thuật này chính là cố gắng bắt chước, lặp lại giống y hệt và ngay lập tức những gì mà mình nghe được.Việc áp dụng Shadowing vào học nói tiếng Anh không chỉ giúp chúng ta phát âm và nói đúng ngữ điệu mà còn tăng phản xạ nghe nói.
Hướng dẫn thực hiện phương pháp luyện nói Shadowing:
Ưu điểm:
Nâng cao phản xạ nghe nói, khả năng phát âm và nói đúng ngữ điệu.
Video là một kênh hình nên có thể tạo nhiều hứng thú hơn cho người học hơn so với Sách, Báo hay Podcast.
Mở rộng kiến thức về nhiều lĩnh vực, góp phần thư giãn và giải trí.
Nhược điểm:
Đôi khi, người học có thể cảm thấy nhàm chán khi phải lặp lại một đoạn văn bản nhiều lần.
Yêu cầu nhiều thời gian và sự kiên nhẫn từ người học.
Xác định
Tuy nhiên, việc học tiếng Anh qua ứng dụng nói chung và qua ứng dụng học tiếng Anh - 4English cụ thể đều gặp một nhược điểm: Người học cần có khả năng tự học tốt, kiên nhẫn và kỷ luật cao, cũng như phải dành nhiều thời gian để tìm hiểu và khám phá kiến thức mới. Một điều khác cần lưu ý là chi phí để nâng cấp lên phiên bản PRO (bao gồm đầy đủ các tính năng đã được giới thiệu) khá cao (cụ thể: 999.000 VNĐ - một lần thanh toán vĩnh viễn), so với mức giá thông thường của các ứng dụng học ngôn ngữ do người Việt tạo ra.