1. Các nhóm đối tượng tiêm chủng vắc xin Covid
1.1. Nhóm được tiêm chủng vắc xin Covid
Theo quy định của Bộ Y tế, những người trong độ tuổi được khuyến cáo tiêm chủng với vắc xin từ nhà sản xuất và không có mẫn với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin sẽ được tiêm chủng. Riêng nhóm thai phụ mang thai trên 13 tuần và phụ nữ đang cho con bú vẫn có thể tiêm vắc xin Covid, tuy nhiên không áp dụng với vắc xin Sputnik V.
Quy định về điều kiện tiêm chủng trong vắc xin Covid
1.2. Các trường hợp tạm hoãn tiêm vắc xin Covid
Các nhóm đối tượng sau được khuyến nghị tạm thời hoãn tiêm vắc xin Covid:
- Người đã từng mắc Covid trong vòng 6 tháng.
- Những người được điều trị corticoid ở liều lượng cao hoặc hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày trước.
- Những người được tiêm immunoglobulin hoặc huyết tương từ người bệnh Covid-19 trong vòng 90 ngày trước.
- Những người được tiêm vắc xin khác trong vòng 14 ngày trước.
- Những người mắc phải giảm tiểu cầu hoặc các vấn đề về đông máu.
- Những người đang mắc bệnh lý cấp tính.
- Phụ nữ mang thai ở tuổi thai dưới 13 tuần.
1.3. Nhóm cần đặc biệt chú ý khi tiêm vắc xin Covid
- Những người có tiền sử dị ứng.
- Những người đang mắc các bệnh mãn tính, có bệnh lý nền.
- Những người gặp vấn đề về khả năng hành vi và tri giác.
- Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên.
- Những người có dấu hiệu sống không bình thường như: cơ thể nhiệt độ trên 37.5 độ C hoặc dưới 35.5 độ C, nhịp tim dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút, tần số hô hấp trên 25 lần/phút,...
1.4. Nhóm không được tiêm vắc xin Covid
- Những người có tiền sử phản vệ sốc từ độ 2 trở lên.
- Những đối tượng bị cấm tiêm theo hướng dẫn từ nhà sản xuất vắc xin Covid.
2. Người đang mắc bệnh cúm có được tiêm phòng Covid không?
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát đến nay, con người đã phải gánh chịu nhiều tổn thất đáng kể. Việc phát triển vắc xin Covid là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng để ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại này. Tiêm chủng vắc xin Covid-19 là biện pháp duy nhất để bảo vệ tính mạng con người trước sự nguy hiểm nghiêm trọng từ căn bệnh Covid.
Nhằm đảm bảo an toàn cho người được tiêm phòng, Bộ Y tế đã yêu cầu cơ quan tiêm chủng ghi chép và lưu trữ dữ liệu tiêm chủng của tất cả mọi người, kể cả các trường hợp không nên tiêm chủng vào ứng dụng quản lý hồ sơ sức khỏe toàn dân.
Mọi trường hợp tiêm chủng đều phải có phiếu khám sàng lọc và phiếu cam kết đồng ý tiêm chủng. Những phiếu này sẽ được đơn vị tiêm chủng lưu trữ trong vòng 15 ngày.
Dựa vào danh sách các nhóm đối tượng được tiêm phòng Covid ở trên, câu hỏi Người đang mắc bệnh cúm có được tiêm phòng Covid không? đã được trả lời. Hiện vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy bệnh cúm làm giảm hiệu quả của vắc xin Covid hoặc gây ra các phản ứng có hại. Tuy nhiên, nếu đang mắc bệnh cúm, việc tiêm vắc xin Covid nên được hoãn lại cho đến khi sức khỏe cải thiện.
Câu hỏi liệu khi đang mắc bệnh cúm có thể tiêm phòng Covid không đang là nỗi lo của nhiều người
Hiện tượng này có thể được giải thích như sau: khi cơ thể của một người đang mắc bệnh cúm, đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch đang phải chiến đấu chống lại tác nhân gây bệnh. Khi đó, hệ miễn dịch đang ở trạng thái căng thẳng, đang bị tổn thương và phải làm việc cật lực để chống lại tác nhân đó.
Vắc xin Covid hoạt động hiệu quả nhất khi hệ miễn dịch của cơ thể mạnh mẽ, không ở trong trạng thái căng thẳng và đang phát triển tốt. Khi đang mắc bệnh cúm, hệ miễn dịch không còn đủ mạnh mẽ nữa, điều này có thể tạo ra những rủi ro đối với hiệu quả của vắc xin Covid.
Sau khi tiêm vắc xin Covid, có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như: mệt mỏi, sốt, đau đầu, đau cơ,... Nếu đang mắc bệnh cúm mà tiêm vắc xin Covid thì có thể gặp phải các tác dụng phụ này hoặc bệnh cúm có thể trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Vì vậy, đối với câu hỏi: khi đang mắc bệnh cúm có nên tiêm phòng Covid không, thì tốt nhất là không nên tiêm phòng vào thời điểm này.
3. Một số điều cần nhớ sau khi tiêm vắc xin Covid
Sau khi đã khỏi bệnh cúm, nếu không thuộc vào nhóm đối tượng cần trì hoãn hoặc bị chống chỉ định với vắc xin Covid, bạn có thể tiến hành tiêm chủng. Sau khi tiêm, cần ở lại cơ sở tiêm chủng trong 30 phút để theo dõi các phản ứng có thể xảy ra và xử lý kịp thời (nếu cần). Khi trở về nhà, trong 2 tuần đầu tiên sau tiêm vắc xin, cần chú ý theo dõi sức khỏe một cách cẩn thận.
Hướng dẫn sau khi tiêm phòng vắc xin Covid
- Sau khi tiêm vắc xin Covid, có thể xuất hiện một số phản ứng thông thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang tự sản xuất miễn dịch như:
+ Ớn lạnh, mệt mỏi, sốt, đau đầu.
+ Đau khớp, đau cơ.
+ Lo lắng.
+ Sưng, đỏ, ngứa, đau tại vị trí tiêm.
- Những phản ứng được coi là nghiêm trọng có thể xuất hiện sau khi tiêm vắc xin Covid trong vài giờ hoặc ngày đầu gồm:
+ Trên da: tím tái, đỏ da, xuất ban,...
+ Trên vùng miệng: sưng và ngứa ở lưỡi, môi.
+ Trong họng: khó thở, cảm giác căng cứng và ngứa, tắc nghẹn,...
+ Trên đường tiêu hóa: đau quặn bụng, tiêu chảy, nôn,...
+ Về hệ hô hấp: thở khò khè, thở dốc, khó thở, thở rít, ho, cảm giác ngạt thở,...
+ Về toàn bộ cơ thể: cảm giác choáng váng, mặt tái xanh, nhịp tim yếu, cảm giác muốn ngất, co cơ tay chân,...
+ Có sốt cao trên 39 độ C.
+ Vùng tiêm sưng và đau mạnh.
+ Huyết áp không bình thường.
Những trường hợp gặp phải các dấu hiệu nghiêm trọng cần đến bệnh viện ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
Một lần nữa, nhắc lại vấn đề: đang mắc bệnh cúm có nên tiêm phòng Covid không, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng không nên đi tiêm phòng. Việc tiêm vắc xin Covid nên thực hiện khi cơ thể đang khỏe mạnh để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất và giảm thiểu tối đa các biến chứng không mong muốn. Hãy kiên nhẫn, đợi đến khi khỏi hẳn cúm trước khi đi tiêm vắc xin Covid.