1. Hít thở bằng bụng là gì?
Cơ hoành nằm dưới phổi và có hình dạng như mái vòm. Hít thở bằng bụng là sử dụng cơ hoành để tăng thể tích trao đổi khí. Cụ thể, hít vào qua mũi, bụng phình lên và thở ra qua miệng, bụng sẽ xẹp xuống.
Thở bằng bụng giúp tăng lượng dưỡng khí
Khi thở bằng ngực, luồng khí hít vào nhanh chóng thoát ra ngoài, khiến thể tích dưỡng khí nhận được rất ít. Điều này có thể gây thiếu oxy. Lo lắng càng nhiều, nhịp thở càng tăng. Tuổi càng cao, hơi thở càng nông.
Phương pháp hít thở bằng bụng: Khi hít vào, bụng phình lên, cho phép lượng lớn oxy vào phổi và xuống sâu hơn. Khi thở ra, bụng xẹp lại, đẩy hết khí cacbonic ra ngoài. Kết quả là tăng lượng lớn dưỡng khí phục vụ cho hoạt động hô hấp.
2. Lợi ích của kỹ thuật hít thở bằng bụng
Nếu thực hiện đều đặn trong thời gian dài, hít thở bằng bụng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như sau:
- Giảm căng thẳng: Hít thở sâu qua mũi và thở ra từ từ qua miệng giúp giảm cortisol và tăng melatonin, giúp bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn. Vì vậy, khi lo lắng hay hồi hộp, nhiều người chọn cách hít thở sâu để bình tĩnh.
- Giảm cân hiệu quả:
Hít thở bằng bụng ảnh hưởng lớn đến vòng eo. Bụng sẽ phình lên và hóp lại theo nhịp thở, kích thích cơ bụng hoạt động và đốt cháy mỡ bụng. Hít thở sâu cũng tăng oxy và đốt cháy calo, giúp bạn giảm cân nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Hơn nữa, hít thở bằng bụng cũng kích thích tuần hoàn máu, giúp da luôn hồng hào, tươi tắn và tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái.
- Kiểm soát glucose máu:
Nồng độ glucose máu thường biến đổi do chế độ ăn uống. Hít thở bằng bụng cũng ảnh hưởng đến glucose máu. Khi hít thở bằng bụng, hệ thần kinh hoạt động hiệu quả hơn, giúp ổn định glucose máu, đặc biệt hữu ích đối với người tiểu đường.
- Tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa: Hít thở bằng bụng kích thích hoạt động của cơ vùng bụng, thúc đẩy quá trình chuyển hóa và cải thiện hiệu suất hoạt động của hệ tiêu hóa.
3. Chuyên gia hướng dẫn cách hít thở bằng bụng
- Thực hiện tập hít thở bụng khi nằm:
+ Bắt đầu, nằm ngửa trên một mặt phẳng, co chân hơi.
+ Tay hoàn toàn thả lỏng, một tay đặt lên ngực và một tay đặt lên xương sườn.
+ Đảm bảo cơ thể thoải mái nhất có thể. Hít một hơi sâu nhất, đồng thời phình bụng lên càng nhiều càng tốt. Thở ra nhẹ nhàng và ép cơ bụng để đẩy khí ra ngoài.
+ Thực hiện trong 5 đến 10 phút và 3 đến 4 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Kỹ thuật hít thở bụng khi ngồi
- Tập hít thở bụng khi ngồi:
+ Ngồi thả lỏng và đầu gối hơi cong.
+ Một tay đặt lên bụng, tay còn lại đặt lên ngực.
+ Hít sâu bằng đường mũi, không di chuyển tay đặt lên ngực.
+ Thở ra nhẹ nhàng để không khí thoát ra, bụng xẹp xuống.
+ Tập từ 5 đến 10 phút mỗi lần, 3 đến 4 lần mỗi ngày.
- Tập hít thở bụng khi chạy bộ: Kết hợp với các tư thế chạy đúng kỹ thuật và hít thở bụng khi đã quen với tư thế ngồi và nằm.
4. Một số điều cần lưu ý khi thực hiện hít thở bằng bụng
- Lập kế hoạch tập luyện vào các giờ cố định hàng ngày. Thực hiện ít nhất 2 lần mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 10 đến 20 phút.
Chọn không gian yên tĩnh để tập luyện
- Đừng lo lắng quá về việc làm đúng hay sai. Chỉ cần kiên nhẫn luyện tập, bạn sẽ làm được và thực hiện đúng kỹ thuật.
- Tập luyện trong không gian yên tĩnh, không khí trong lành.
- Trong quá trình luyện tập, hãy tập trung vào hơi thở và cảm nhận không gian yên tĩnh xung quanh để giảm căng thẳng từ cuộc sống và công việc.
- Đối với những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Thở bằng bụng có thể giúp cải thiện triệu chứng của bệnh, nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
- Cảm giác thoải mái và thư giãn khi tập thể dục là dấu hiệu cho thấy kỹ thuật hít thở bụng đang đem lại hiệu quả. Hãy tham khảo các kỹ thuật khác để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bạn.