Trẻ sơ sinh thường có đường mũi hẹp, cần vệ sinh để trẻ thở đúng cách. Vệ sinh mũi cũng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Lưu ý sử dụng thuốc vệ sinh mũi để tránh làm khô niêm mạc mũi và gây khó chịu cho bé. Tìm hiểu cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh để loại bỏ chất dư thừa, tránh tắc nghẽn mũi.
Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ.
Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi là cách an toàn nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặt trẻ ngửa đầu ra sau nhẹ nhàng, nhỏ hai đến ba giọt nước muối sinh lý vào vùng mũi để cải thiện tình trạng nghẹt mũi.
Dùng dụng cụ làm sạch mũi.
Hiện nay, có nhiều loại dụng cụ vệ sinh mũi dành riêng cho bé giúp việc vệ sinh mũi cho trẻ dễ dàng hơn. Các dụng cụ này được bày bán nhiều ở các nhà thuốc.
Ống bơm hút mũi.
Ống hút dịch mũi là dụng cụ bao gồm một đầu hút nhỏ, phù hợp với mũi của trẻ và một thân bóp cao su tạo lực hút dịch nhầy ra ngoài. Ống hút dịch mũi được sử dụng trong trường hợp dịch nhầy trong mũi trẻ quá nhiều, không thể lấy ra bằng khăn thông thường. Ống giúp hút dịch ra ngoài dễ dàng hơn.
Ống hút dịch mũi - Nguồn: istockphoto
Cha mẹ cần chú ý vệ sinh ống trước và sau khi hút mũi cho trẻ. Tránh đưa ống vào sâu bên trong mũi làm trẻ sợ và tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
Dụng cụ hút mũi hình chữ U
Dụng cụ hút mũi hình U là dụng cụ chuyên biệt trong việc loại bỏ dịch nhầy khỏi mũi của trẻ. Dụng cụ được thiết kế gồm một ống dẫn dịch từ mũi ra ngoài, một ống dẫn hơi hút của người lớn.
Thiết kế hình U giúp cha mẹ kiểm soát lực hút dịch mũi của trẻ. Phụ huynh thường sử dụng ống hình U để thay thế ống bơm khi ống bơm không thể hút được dịch mũi ra ngoài.
Dụng cụ hút mũi hình U - Nguồn: Mytour
Đối với bé dưới 1 tuổi, bé cần được bế hơi nghiêng tay hoặc đặt nằm trên gối hay khăn kê đầu. Với bé từ 1 tuổi trở lên, cha mẹ cần giữ bé ngồi thẳng, đầu hơi cúi về phía trước để hút mũi được dễ dàng hơn. Không nên hút quá mạnh hoặc đặt vòi quá sâu làm tổn thương vùng mũi của trẻ.
Máy hút dịch mũi
Hút dịch mũi bằng máy hút là cách nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả. Máy được sử dụng khi ống bơm hay vòi chữ U không hiệu quả, âm thanh hơi thở của trẻ khác thường, trẻ lấy hơi thở bằng miệng,...
Máy hút dịch mũi - Nguồn: Mytour
Việc sử dụng máy hút dịch cần nắm vững thao tác thực hiện. Tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên môn hỗ trợ hút dịch cho trẻ. Tránh sử dụng tại nhà khi không hiểu rõ cách hút dịch bằng máy cho trẻ.
Vệ sinh mũi bằng cách xông hơi
Xông hơi là cách rửa mũi cho trẻ bằng hơi nước nóng. Sử dụng phương pháp xông hơi trong trường hợp mũi trẻ bị khô, bụi bẩn ứ đọng trong mũi và những phương pháp thông thường gặp khá nhiều khó khăn đối với trẻ.
Cha mẹ cần mở vòi nước nóng trong phòng tắm khoảng 5 đến 10 phút, ngồi cạnh bé trong vòng 10 phút để dịch trong mũi được loãng ra, dễ dàng tống ra ngoài thông qua việc ho hoặc hắt hơi.
Lưu ý rằng cần đảm bảo để trẻ không bị sốc nhiệt khi bước từ phòng xông hơi ra môi trường bên ngoài, không khí trong phòng đủ lưu thông cho việc hít thở.
Câu hỏi thường gặp
Khi nào nên hút mũi và vệ sinh mũi cho bé?
- Khi trẻ khó thở.
- Có âm thanh khò khè khi thở.
- Trước khi đi ngủ hoặc trước khi cho trẻ ăn hoặc bú.
Có thể vệ sinh mũi cho trẻ trong lúc tắm không?
Cha mẹ có thể vệ sinh mũi cho trẻ trong lúc tắm bằng cách dùng bông nhẹ thấm nước lau quanh mũi hoặc sử dụng phương pháp xông hơi.
Hắt hơi là cách tự nhiên và hiệu quả nhất để vệ sinh mũi cho trẻ nhằm loại bỏ các chất dư thừa làm tắc nghẽn mũi. Nhưng nếu trẻ không hắt hơi thì cha mẹ cần sử dụng các biện pháp khác. Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể xịt, rửa, hút dịch mũi họng.
Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các phương pháp vệ sinh mũi. Không nên sử dụng thuốc thông mũi để vệ sinh mũi vì có thể làm khô niêm mạc mũi, gây buồn ngủ đối với trẻ.
Yến Nga tổng hợp từ momjunction.
[source click='1'] [nguon]Hút mũi với ống hút bóng[/nguon] [nguon]Điều trị rửa mũi[/nguon][/source]