Cần quan sát thực tế diễn ra hàng ngày (trực tiếp hoặc qua các phương tiện như ti vi, báo, đài,…) để nhận thấy, trong cuộc sống hiện nay, có những quan niệm chưa đúng đắn, tác động không tốt đến đời sống cộng đồng, cần bày tỏ thái độ phản đối
1. Hướng dẫn quy trình viết
TRƯỚC KHI VIẾT |
a. Lựa chọn đề tài Cần quan sát thực tế diễn ra hàng ngày (trực tiếp hoặc qua các phương tiện như ti vi, báo, đài,…) để nhận thấy, trong cuộc sống hiện nay, có những quan niệm chưa đúng đắn, tác động không tốt đến đời sống cộng đồng, cần bày tỏ thái độ phản đối. Em có thể tham khảo một số ý kiến sau đây để chọn đề tài cho bài viết cho mình: - Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương - Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích - Tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ là việc làm hình thức, không có tác dụng, vì chẳng tiết kiệm điện được bao nhiêu - Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết; vẽ vào đó b. Tìm ý Sau khi chọn được đề tài, cần tiến hành tìm ý bằng cách trả lời một số câu hỏi: - Vấn đề gì cần bàn luận ở bài viết? Vấn đề cần bàn luận phải được nêu ra. Có thể giải thích thêm để người đọc nắm được thực chất của vấn đề - Trước ý kiến trái ngược với quan điểm của bản thân, cần thể hiện ý kiến của mình như thế nào? Nhận thức của người viết về tính đúng/ sai của một quan niệm, một ý kiến phải rõ ràng, dứt khoát - Làm cách nào để ý kiến của mình thuyết phục được người đọc? Ý kiến tán thành hay phản đối phải có cơ sở. Muốn người đọc hiểu được quan điểm của mình, cần trình bày thành ý rõ ràng, có lí lẽ và bằng chứng cụ thể, xác thực. c. Lập dàn ý - Mở bài: Nêu được vấn đề nghị luận và bày tỏ ý kiến phản đối cách nhìn nhận về vấn đề - Thân bài: + Ý 1: Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận + Ý 2: Phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm (lí lẽ, bằng chứng) + Ý 3: Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống (lĩ lẽ, bằng chứng) - Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối |
VIẾT BÀI |
Khi viết bài, cần đặt dàn ý trước mặt để thường xuyên tự kiểm soát việc viết từng phần và triển khai từng ý - Mở bài: Nêu được vấn đề nghị luận. Có thể bắt đầu bằng một tình huống, một câu chuyện có liên quan hay giới thiệu trực tiếp vấn đề - Thân bài: Các ý chính cần được trình bày rành mạch, mỗi ý được triển khai trong một đoạn văn riêng, rõ ràng, mạch lạc; bằng chứng cụ thể, thuyết phục. Khi viết, vần chú ý mạch văn trôi chảy, kết nối các câu trong đoạn và các đoạn trong bài chặt chẽ, hợp lí. Tránh cách viết kể lể, rườm rà. - Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của việc bàn luận, giúp người đọc suy nghĩ đúng về vấn đề để có sự thay đổi tích cực trong nhận thức và hành động |
SAU KHI VIẾT |
Đối chiếu bài viết với Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) và dàn ý để tự đánh giá mức độ đáp ứng của bài viết, từ đó chỉnh sửa. |
2. Ví dụ minh họa
“Có thể bỏ qua một số môn chỉ nên học môn mình yêu thích” đang là một chủ đề lớn của lớp tôi trong những giờ ra chơi. Đã có rất nhiều ý kiến, lý lẽ và dẫn chứng được các bạn đưa ra để bảo vệ quan điểm cá nhân của mình. Riêng tôi, tôi không thể nào chấp nhận được việc coi nhẹ các môn khác của một số bạn học sinh.
Sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã ảnh hưởng đến cuộc sống vật chất và tinh thần của con người, đặc biệt là trong giáo dục, khi có xu hướng một số phụ huynh và học sinh chỉ quan tâm đến những môn học cần thi trong kỳ thi, bỏ qua những môn khác.
Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó, học sinh cho rằng học theo khối thi giúp họ tập trung hơn và có định hướng tốt hơn cho tương lai, nhưng cũng dẫn đến việc coi thường những môn không thi.
Để giải quyết vấn đề này, cần thay đổi quan điểm và nhận thức về vai trò của môn học, cũng như cải thiện phương pháp giảng dạy và tạo hứng thú trong học tập.
Việc học tất cả các môn đều quan trọng. Học sinh cần xác định động lực học tập tích cực để trở nên xuất sắc hơn trong học tập và kỳ thi.