Có khi nào bạn tự hỏi: liệu mình nên chọn cuộc sống tự do để dành thời gian cho sự nghiệp và sở thích cá nhân, hay là chọn sự ổn định để tập trung vào hôn nhân và gia đình?
Hoặc có thể bạn muốn cả hai? Cuộc sống hôn nhân cùng việc phát triển sự nghiệp?
Dù chọn con đường nào, quyết định phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà bạn cần suy nghĩ kỹ lưỡng, để hiểu rõ nguyên nhân và động lực đằng sau mỗi hành động.
Có thể bạn vẫn mơ mộng, đặt ra câu hỏi về ý nghĩa của việc lựa chọn giữa sự nghiệp và hôn nhân, hãy đọc và suy ngẫm về vấn đề này. Những quyết định lâu dài thường phụ thuộc vào những quyết định nhỏ, nhưng lại có tác động lớn trong cuộc sống.
Trước hết, chúng ta cần hiểu tại sao việc lựa chọn đúng đắn lại quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh mà nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân và khách quan - yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin của cá nhân hay cả một nhóm.
I. Tầm Quan Trọng của Việc Hiểu Đích Đến Thật Sự Trong Tương Lai và Quyết Định Dựa Trên Đó.
- Đầu tiên, nó giúp bạn làm sáng tỏ tầm nhìn và định hướng của mình trong cuộc sống, cả trong công việc và gia đình. Bằng cách biết những gì bạn muốn, bạn có thể đặt ra những mục tiêu phù hợp với giá trị và niềm tin của mình. Những mục tiêu này có thể hướng dẫn hành động và quyết định của bạn.
- Thứ hai, hiểu rõ những mong muốn và nguyện vọng của bạn có thể giúp bạn tập trung và có động lực. Khi bạn có tầm nhìn rõ ràng về những gì bạn muốn đạt được, bạn sẽ có động lực mạnh mẽ hơn để vượt qua những trở ngại và thách thức. Bạn cũng ít bị ảnh hưởng bởi ý kiến và kỳ vọng từ xã hội.
“Để biết bạn muốn điều gì, hãy quan sát những điều bạn tìm kiếm nhất trong cuộc sống.”
Oscar Wilde đã nói.II. Yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của bạn.
Có hai yếu tố chính tác động đến quyết định của bạn, đó là yếu tố chủ quan và khách quan. Yếu tố khách quan thường chiếm vai trò quan trọng trong việc bạn chọn lựa hướng đi phù hợp với bản thân, đồng thời hình thành tư duy và lối sống riêng của bạn.
Tuy nhiên, trước hết, bạn cần hiểu rõ về chính mình, đó là yếu tố chủ quan, để so sánh với ảnh hưởng từ bên ngoài và đánh giá tác động của những yếu tố đó đối với bạn.
1. Tình cảm: Trong mỗi quyết định, tình cảm đóng vai trò then chốt. Có thể một người chọn kết hôn vì yêu người đó, hoặc chọn sự nghiệp theo niềm đam mê của mình.
2. Kinh nghiệm và kỹ năng: Khi quyết định về hôn nhân hoặc sự nghiệp, kinh nghiệm và kỹ năng đều ảnh hưởng. Ví dụ, người có kỹ năng xuất sắc trong sự nghiệp có thể chọn điều này và ngược lại.
3. Tâm lý và sức khỏe: Tâm lý và sức khỏe cũng đóng vai trò quan trọng. Nếu ai đó không tự tin hoặc tâm trạng không ổn định, họ có thể không muốn kết hôn hoặc chọn sự nghiệp đòi hỏi sự linh hoạt.
Xét về khía cạnh khách quan, chúng ta cần hiểu sâu hơn về nguyên nhân cố hữu của niềm tin cá nhân.
Nếu bạn là người trẻ thuộc thế hệ Z, việc lựa chọn trở nên khó khăn hơn. Toàn cầu hóa, hiện đại hóa tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều áp lực. Người ta đang phải đối mặt với khủng hoảng và tin tức tiêu cực mỗi khi mở điện thoại.
Vì những lý do này, nhiều người chọn con đường tự do và sự nghiệp hơn là kết hôn trước 30 tuổi.
Cùng với sự phát triển của sản phẩm, công nghệ và thông tin là sự giao thoa của các nền văn hóa. Điều này làm cho tư duy của các văn hóa khác có tác động đến quan điểm cố hữu của một dân tộc, một văn hóa cụ thể.
Ở nước ta, việc lấy vợ sinh con không còn là dấu hiệu của thành công như trước. Thế hệ sau đối diện với những định kiến cũ đã tự mình nêu lên ý kiến riêng, có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn con đường sống mà họ mong muốn.
Tuy nhiên, quan điểm cá nhân vẫn bị ảnh hưởng bởi xã hội và kỳ vọng bên ngoài. Gen Z thích có một công việc xã hội công nhận, thu nhập ổn định hoặc xây dựng sự nghiệp dài hạn. Họ thường chọn theo đuổi đam mê và có nhiều nguồn lực để làm điều đó hơn các thế hệ trước.
Vì những lý do này, sự ưu tiên hôn nhân trước sự nghiệp đang giảm, điều này cũng đi kèm với định kiến hậu hiện đại rằng việc dành quá nhiều thời gian cho việc chăm sóc con cái có thể làm mất giá trị bản thân và kìm hãm đam mê cá nhân.
III. Nỗi lo lắng trước hai lựa chọn và cách nhìn nhận vấn đề này.
Dẫn dắt giữa hai con đường, chúng ta nên dừng lại suy ngẫm một chút.
1. Nỗi lo âu khi chọn lựa hôn nhân
Khi nảy sinh vấn đề về việc có nên kết hôn hay không, có nhiều người sẽ nghĩ rằng họ chưa đủ điều kiện để nuôi sống bản thân, vậy làm sao có thể đảm bảo cho tương lai của con cái. Nếu bạn sống trong một thời đại đầy những thách thức như biến đổi khí hậu, giá cả không ngừng tăng, và công nghệ AI đe dọa việc làm của nhiều người, liệu bạn có nghĩ rằng khi sinh con bạn chỉ đang đặt chúng vào một thế giới đầy rủi ro và khó khăn, và bạn không thể đảm bảo hạnh phúc cho chúng?
Nếu có, chúng ta cần suy ngẫm kỹ về những điều đó. Nếu lo lắng về vấn đề tài chính, đó là điều hợp lý, và việc cân nhắc kỹ lưỡng trước khi bước vào một mối quan hệ lâu dài là quan trọng. Nhưng nếu bạn lo lắng về những vấn đề bên ngoài, chúng ta cần phải có cái nhìn khác.
Con của chúng ta sẽ phải đối mặt với những thách thức của thế giới bên ngoài, và chúng ta không thể mong muốn thế giới hoàn hảo. Chúng ta cần phải chấp nhận rằng có nguy hiểm và vấn đề ở bên ngoài, và chỉ khi chúng ta chấp nhận điều đó, chúng ta mới là những người cha, người mẹ. Khi người ta suy nghĩ thấu đáo về điều này, họ mới có thể tự tin với quyết định về hôn nhân của mình.
Tùy thuộc vào góc nhìn, nhưng tôi không nghĩ rằng việc muốn hạnh phúc cho con mình khi chúng lớn lên mà bất chấp những khó khăn là ích kỷ.
Vấn đề về hôn nhân cũng gây ra những nỗi lo âu tương tự. Người trẻ ngày nay sợ hôn nhân vì những tin tức tiêu cực trên truyền thông: về những người nổi tiếng chia tài sản sau khi ly hôn, về những vụ đánh ghen, mẹ chồng, và những câu chuyện tình yêu không thành. Họ cũng bị áp đặt bởi áp lực xã hội về sự thành công cá nhân, tiền bạc, và sự tự do cá nhân.
Chúng ta thường bị ảnh hưởng nhiều bởi những vấn đề tiêu cực, điều này có nguồn gốc chủ yếu từ sinh học. Nếu ta là một con khỉ sống trong rừng, việc giữ cảnh giác với mọi thứ xung quanh là điều quan trọng nhất để tồn tại, vì tự nhiên đầy bất ngờ và không khoan nhượng.
Con người cũng vậy. Nếu ai đó có cái nhìn tiêu cực về thế giới và tiến triển của loài người, họ sẽ có khuynh hướng tự thu hẹp. Nếu ai đó quyết định sống tự do và chỉ tập trung vào mối quan hệ hiện tại, có lẽ họ sẽ nghĩ rằng việc tìm niềm vui từ điều mình muốn là tốt hơn là phụ thuộc vào người khác.
Bạn không dám đặt cược vào một mối quan hệ lâu dài và bị ràng buộc bởi lo ngại về sự hiểu biết giữa hai người. Nếu bạn gặp hiểu lầm giữa bạn và đối tác, bạn có thể nghĩ rằng mối quan hệ của bạn không thực sự đúng đắn.
Nếu bạn từng chia tay vì lo lắng này, hãy nhận ra rằng suy nghĩ tiêu cực này đã làm bạn mất đi động lực trong việc tìm kiếm một mối quan hệ và tạo ra những mơ ước không thực tế.
Một mối quan hệ cần được xây dựng bởi sự nỗ lực, sự khoan dung. Cuốn sách 'Tâm lý học thành công' của Carol S. Dweck sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều này. Quan trọng nhất là, hãy nhớ rằng mặc dù có những khó khăn và đau khổ, nhưng qua mọi thách thức, mối quan hệ sẽ trở nên ý nghĩa và đáng giá.
Về vấn đề dân số, hãy tự hỏi liệu gần 8 tỷ người có mang lại hạnh phúc và phát triển hay không. Có lẽ sự cảnh báo của các nhà môi trường chỉ là một phần của lý thuyết phản nhân văn, một lý thuyết chỉ trích quan điểm truyền thống về con người và tình trạng nhân loại.
Điều quan trọng là chúng ta cần nhận biết rằng bản tính con người là một phần của tự nhiên, và tự nhiên luôn có cách để vượt qua khó khăn mà chúng ta đối mặt, con cái chúng ta sắp sinh ra cũng sẽ tự tìm ra cách giải quyết cho những thách thức trong tương lai của họ, giống như cách mà con người đã luôn làm.
'Mỗi khi bạn phải quyết định, đừng để sự lo lắng chi phối suy nghĩ của bạn. Hãy tập trung vào những cánh cửa mở ra trước mặt thay vì những cánh cửa đã đóng lại. Đó là cách để bạn tìm thấy cơ hội và tiến tới thành công.'
Phần tiếp theo sẽ đề cập đến nỗi lo lắng khi lựa chọn sự nghiệp, ảnh hưởng của quyết định đối với hạnh phúc và cách một người có thể chọn lựa hướng đi phù hợp với bản thân mình.