Từ vựng – một thành phần quan trọng của bất kỳ ngôn ngữ nào nói chung và tiếng Anh nói riêng – được cấu thành từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu khái niệm “hyponym” cùng với các lợi ích và phương pháp tiếp thu hiệu quả với hy vọng giúp người học ứng dụng vào quá trình cải thiện vốn từ vựng.
Định nghĩa về 'Hyponym'
Ví dụ:
“red” (màu đỏ), “yellow” (màu vàng), “blue” (màu xanh) là các đồng hạ vị của “color” (màu sắc), hay nói cách khác “color” là thượng vị của “red”, “yellow”, “blue”.
“apple” (quả táo), “banana” (quả chuối), “orange” (quả cam) là các đồng hạ vị của “fruit” (trái cây), hay nói cách khác “fruit” là thượng vị của “apple”, “banana”, “orange”.
“rose” (hoa hồng), “orchid” (hoa lan), “daisy” (hoa cúc) là các đồng hạ vị của “flower”, hay nói cách khác “flower” là thượng vị của “rose”, “orchid”, “daisy”.
Có thể thấy, thượng vị là từ/cụm từ có giới hạn nghĩa bao quát và trái lại, hạ vị là các từ/cụm từ có giới hạn ý nghĩa chi tiết hơn.
Mối quan hệ giữa các thượng vị và hạ vị có tính bắc cầu phân cấp, nghĩa là nếu A là hạ vị của B, đồng thời lại là thượng vị của C thì C cũng là hạ vị của B.
Ví dụ: “blue” là hạ vị của “color”, đồng thời lại là thượng vị của “turquoise” (xanh ngọc lam), “teal” (xanh mòng két), “cyan” (xanh lơ), … Do vậy, ba sắc thái xanh này cũng là hạ vị của “color”.
Lợi ích của việc học “hyponym”
Mở rộng vốn từ vựng
Theo Marianne Celce Murcia (2006), một trong những cách hiệu quả mà giáo viên thông thường sử dụng để giúp học sinh tiếp thu từ vựng mới chính là tạo sự liên kết với một từ khác mà học sinh đã biết trước đó. Vì các “hyponym” có mối quan hệ bao hàm lẫn nhau về nghĩa, việc học “hyponym” hoàn toàn có thể tạo ra sự liên kết nêu trên. Nếu người học đã biết một thượng vị có nghĩa bao quát, họ có thể tiếp thu các hạ vị và ngược lại, nếu người học muốn ghi nhớ một từ mới là một hạ vị, họ có thể kiểm tra thượng vị của từ đó là gì và liệu bản thân đã biết thượng vị đó chưa. Từ đó, vốn từ vựng của người học sẽ được tăng cường một cách có hệ thống rõ ràng.
Giải thích ý nghĩa của từ vựng
Trong quá trình giao tiếp, đôi khi người học cần giải thích một từ vựng cho người khác hiểu và việc biết nhiều “hyponym” sẽ là một lợi ích trong trường hợp này.
Ví dụ:
Khi muốn giải thích từ “cutlery” (dụng cụ ăn uống), người học có thể liệt kê các hạ vị tương ứng ra để người nghe hiểu nghĩa, như: “spoon” (muỗng), “knife” (dao), “fork” (nĩa).
Khi muốn giải thích từ “insect” (côn trùng), người học có thể liệt kê các hạ vị tương ứng ra để người nghe hiểu nghĩa, như: “bee” (ong), “butterfly” (bướm), “grasshopper” (châu chấu).
Khi muốn giải thích từ “Judaism” (Do Thái Giáo), người học có thể định nghĩa chung bằng cách nói “This is a religion”.
Khi muốn giải thích từ “triceraptors” (loài Khủng long ba sừng), người học có thể định nghĩa chung bằng cách nói “This is a kind of dinosaurs”.
Một số phương pháp gợi ý tiếp thu hiệu quả
Theo truyền thống sắp xếp từ thượng vị đến hạ vị
Người học sẽ sử dụng một thượng vị làm chủ đề chính và lần lượt tìm hiểu các hạ vị tương ứng của nó.
Theo bảng phân loại
Tương tự như trên, người học sẽ sử dụng một thượng vị làm chủ đề và lần lượt tìm hiểu các hạ vị tương ứng nhưng bổ sung thêm bước chia tách hạ vị theo các nhóm riêng biệt dựa theo một đặc tính nào đó.
Animals | |||
Jungle | House | Farm | Desert |
lion | cat | cow | camel |
giraffe | dog | chicken | coyote |
tiger | hamster | duck | lizard |
elephant | golden fish | sheep | scorpion |
Trong ví dụ trên, thượng vị “animals” (động vật) được chia theo môi trường sinh sống.
Transportation modes | |||
Sea and waterway | Land | Railway | Airway |
ship | motorbike | train | plane |
boat | car | subway | helicopter |
kayak | bike | metro | aircraft |
cruise | coach | tram | drone |
Trong ví dụ trên, thượng vị “transportation modes” (phương tiện đi lại) được chia theo môi trường di chuyển.
Theo sơ đồ ý tưởng
Người học sẽ sử dụng một từ làm chủ đề chính và suy ra những đặc tính, đối tượng liên quan để từ đó học các hạ vị tương ứng. Phương pháp này sẽ đặc biệt hiệu quả khi người học muốn đưa ra miêu tả chi tiết về các khía cạnh khác nhau của một đối tượng nào đó.
Ví dụ:
Sơ đồ trên cũng có thể được áp dụng vào phần 2 của kỳ thi IELTS Speaking, chẳng hạn khi bạn nhận được câu hỏi “Mô tả một loại cây quan trọng trong quốc gia của bạn”, bạn có thể suy nghĩ đến việc đưa ra một số thông tin chi tiết như sau: “Một trong những loài cây quan trọng nhất ở Việt Nam là sen, mà cũng là loài hoa quốc gia của chúng tôi. Lá của nó có màu xanh, cụ thể hơn, giống như màu xanh lục olive tôi tin. Nó không thể được tìm thấy trong bất kỳ rừng nào, thậm chí cả rừng mưa nhiệt đới hay taiga, vì nó đã thích nghi để phát triển chủ yếu trên các vùng đồng bằng lũ lụt của các con sông hoặc các vùng đồng bằng sông ngòi.”
Tương tự, từ sơ đồ ý tưởng trên, người học có thể cân nhắc việc đưa ra một số chi tiết miêu tả trong câu trả lời cho câu hỏi “Mô tả một môn thể thao bạn thích” như: “Mặc dù hầu hết mọi người Việt Nam thích chơi bóng đá hoặc bóng chuyền, nhưng tôi thích chơi bóng rổ vì hai lý do chính. Đầu tiên, mỗi trận đấu bóng rổ mà tôi tham gia giống như một bài tập toàn thân, bạn biết đấy, tôi có thể xây dựng cơ bắp ở cánh tay, chân hoặc thậm chí ngực. Hơn nữa, việc chơi môn thể thao này giúp tôi cải thiện hệ miễn dịch của mình, để tôi có thể phòng tránh một số bệnh, như cảm lạnh, say nắng hoặc đau đầu.”