1. Tạo Thông tin Rõ ràng, Minh bạch
Trong chặng đường dài hướng đến việc xây dựng lòng tin của cả hai bên, cách tổ chức thông tin rõ ràng, khoa học là điều đầu tiên cần lưu ý. Bạn nên sắp xếp trước các thông tin tài chính, tài liệu liên quan đến việc hợp tác gọn gàng trước khi đàm phán nhằm giúp đối phương hiểu và đánh giá đúng doanh nghiệp của bạn.
Điều này chứng minh công ty của bạn hoạt động minh bạch, công khai. Từ đó đối tác sẽ có lòng tin vào những thông tin bạn cung cấp. Mặt khác, các thông tin tài chính rõ ràng, minh bạch cũng sẽ làm cho người mua dễ dàng nhận được tài trợ từ các nguồn huy động vốn. Điều này sẽ là chất xúc tác giúp mối quan hệ mua – bán diễn ra thuận lợi hơn.
2. Tôn trọng
Che giấu, nói dối về tình trạng kinh doanh hiện thời có thể xem là “thẻ đỏ” trong quan hệ hợp tác bền vững. Bạn không nên thổi phồng quá mức những điểm mạnh hoặc cố gắng che lấp đi điểm yếu của sản phẩm hoặc công ty.
Cách tốt nhất là bạn hãy cởi mở và trung thực chia sẻ về những thất bại sản phẩm đã từng có trong quá khứ và triển vọng phát triển có thể có trong tương lai. Tôn trọng về những hạn chế của sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp người mua tin tưởng vào những điểm mạnh còn lại của doanh nghiệp khi hợp tác.
3. Giữ đúng cam kết
Việc cung cấp các thông tin nhạy cảm như khai thuế, báo cáo tài chính… nên được sắp xếp thứ tự công bố thích hợp, tùy thuộc vào mức độ phát triển trong mối quan hệ của bạn và đối tác. Tuy nhiên không nên chậm trễ so với các mốc thời gian hai bên đã cùng nhau định ra. Điều này sẽ kéo theo sự trì hoãn không cần thiết trong quá trình hợp tác về sau.
Đặc biệt, trong công việc kinh doanh chỉ cần một lần thất hứa thôi ngay lập tức bạn sẽ đánh mất đi rất nhiều thứ mà có thể trước đó đã rất nỗ lực để đạt được, bởi bạn nên biết để có một bản hợp đồng không hề dễ, người ta vẫn thường nói rằng 'thương trường là chiến trường' rất khốc liệt, xung quanh bạn có rất nhiều các đối thủ cạnh tranh, chỉ chờ bạn đi sai một bước là có thể ngay lập tức 'nhảy' vào chiếm lấy cơ hội. Vì thế, hãy luôn giữ lấy cam kết, đó chính là bước đầu để tạo dựng được lòng tin nơi khách hàng, khi đã có 'tiếng' bạn sẽ tìm thấy cho mình nhiều cơ hội kinh doanh, uy tín cá nhân cũng được nâng lên tầm cao mới.
4. Trình bày thông tin một cách hấp dẫn
“Trăm nghe không bằng một thấy”. Tổ chức cho người mua một chuyến tham quan trực tiếp các sản phẩm, hoạt động của doanh nghiệp là cách tốt để gia tăng mức độ tin tưởng, thay vì chỉ tương tác trên bàn đàm phán và qua các tài liệu bán hàng. Những chuyến tham quan này cũng là cơ hội để hai bên xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài.
Điều cần lưu ý là hoạt động này nên đến sau khi việc hợp tác đã dần thành hình và bạn đã hiểu rõ về đối tác của mình.Cuối cùng, hãy nỗ lực để đáp ứng tất cả các câu hỏi và yêu cầu của người mua trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, khi đó sự tin tưởng sẽ phát triển dần trong quá trình hợp tác về sau.
5. Đồng hành, hỗ trợ suốt quá trình hợp tác
Theo dõi và hỗ trợ đối tác kịp thời là điều kiện tiên quyết để xây dựng niềm tin. Cho dù là trả lời một cuộc điện thoại hoặc cung cấp tài liệu yêu cầu đúng hạn, khi bạn nỗ lực chăm sóc khách hàng từ những điều nhỏ nhất thì dần dần người mua sẽ gia tăng sự tin tưởng và hợp tác với bạn nhiều hơn trong tương lai.
Có qua rồi sẽ có lại, bây giờ bạn giúp đỡ người khác mặc dù không nghĩ đến chuyện sẽ được đền đáp nhưng chắc chắn sẽ để lại ấn tượng khó quên, đó là lòng cảm kích, là thiện chí và cảm nhận tốt đẹp mà họ dành cho mình. Cuộc sống không thiếu những điều bất ngờ, biết đâu sau này những người được bạn giúp đỡ khi bạn cần họ sẽ xuất hiện, điều quan trọng bạn đã hình thành cho mình một đức tính thật tuyệt vời, hãy phát huy điều đó.
6. Hoàn thành đúng những mong đợi của đối tác
Bạn sẽ cảm nhận thế nào khi một nhân viên dịch vụ khách hàng hứa sẽ gọi lại cho bạn với một giải pháp trong vòng ba mươi phút tới nhưng thực tế họ không gọi cho bạn. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy bị lừa dối, thất vọng. Đó là lý do tại sao bạn không nên hứa những điều bạn không chắc có thể làm được.
Thay vào đó, hãy đặt ra những kỳ vọng rõ ràng và hợp lý sẽ được giải quyết trong suốt cuộc trò chuyện và chứng minh uy tín của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ tránh mất lòng tin của khách hàng.
7. Xử lý tốt những ý kiến phản đối
Chúng ta đều hiểu tầm quan trọng của trải nghiệm khách hàng, vì vậy tại sao chúng ta không tập trung vào việc cải thiện những ý kiến phản đối? Nếu bạn nghĩ rằng việc nhận những đánh giá tiêu cực sẽ làm mất danh tiếng của công ty, thì có lẽ bạn đã hiểu lầm.
Hãy giữ cho mình tư duy rằng ý kiến phản đối của khách hàng chính là cái nhìn sâu sắc có giá trị, giúp cải thiện hệ thống quản lý công ty. Thu thập thông tin phản hồi, thừa nhận sai lầm và biến thất bại thành cơ hội thành công.
8. Bày tỏ lòng trọng đối với đối tác
Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng chi phí để thu hút một khách truy cập mới lớn gấp 5 lần so với việc giữ chân khách hàng hiện tại. Thực tế, chỉ có 18% các công ty tập trung vào tiếp thị duy trì. Việc thu hút khách hàng mới là quan trọng, nhưng đừng sử dụng quá nhiều ngân sách cho những người không đem lại doanh thu đáng kể.
Bạn đã biết rằng khách hàng cũ chi tiêu nhiều hơn 67% so với khách hàng mới? Điều này có nghĩa, nhắm đến khách hàng hiện tại với các chương trình đặc biệt có thể là động lực để họ quay lại và mua sắm lại. Hãy đảm bảo duy trì liên lạc thường xuyên với khách hàng - trước, trong và sau quá trình bán hàng để giữ vững mối quan hệ.
9. Giữ thái độ tích cực trong suốt quá trình
Dịch vụ khách hàng không chỉ là một bộ phận công việc, mà là thái độ của từng nhân viên. Hãy nhớ rằng hiệu suất của bạn không nên phụ thuộc vào tâm trạng cá nhân mà phải dựa trên mục tiêu giúp đỡ mọi người. Để duy trì tâm trạng tích cực, thực hiện hai bước đơn giản sau:
- Sử dụng ngôn ngữ tích cực. Dùng từ ngữ khẳng định (ví dụ: xuất sắc, chắc chắn, chính xác) và các tuyên bố đồng cảm (ví dụ: Chúng ta sẽ kiểm tra) để tạo ra một môi trường tích cực cho cả bạn và khách hàng.
- Mỉm cười. Nụ cười giúp giải phóng endorphin, khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và đủ động lực để mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
10. Chia sẻ chuyên môn và nguồn tài nguyên với những đối tác này
Doanh nghiệp cần thay đổi quan điểm về việc hợp tác với nhà cung cấp. Đừng chỉ nhìn nhận họ là người cung cấp nguyên liệu, hãy coi họ như đối tác cộng tác. Nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Hãy chia sẻ ý kiến và đề xuất cải tiến với họ. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn mà còn tạo ấn tượng tích cực với đối tác. Họ sẽ đánh giá cao lòng nhiệt tình của bạn và sẵn lòng hỗ trợ. Việc này giúp tạo ra một môi trường hợp tác tích cực và đối tác sẽ hỗ trợ những đề xuất có lợi cho doanh nghiệp của bạn.