
Trong phần 1, tác giả đã cùng bạn đọc phân tích chủ đề trong IELTS Writing Task 2 về so sánh những lợi ích và tác hại của hình thức học trực tuyến và học truyền thống. Bên cạnh hình thức đào tạo, Giáo dục Đại học hiện đại còn đặt ra nhiều câu hỏi về chi phí đào tạo, tính thực tiễn và giá trị của tấm bằng cử nhân.
Trong phần II này, của chủ đề giáo dục trong IELTS Writing Task 2, tác giả sẽ cùng người đọc tìm hiểu thêm về cái giá của tấm bằng đại học để trả lời cho câu hỏi có nên miễn phí giáo dục đại học không?
Utilizing articles effectively for IELTS Writing Task 2
Người đọc sau đó tham khảo các ý tưởng và hướng tiếp cận của bài viết, bao gồm gợi ý triển khai luận điểm và các từ vựng hữu dụng đi kèm. Điều này sẽ giúp người đọc có một cái nhìn tổng quan về các cách khác nhau khi tiếp cận một đề bài, từ đó đa dạng hoá ý tưởng và cách triển khai bài viết trong IELTS Writing Task 2.
Cuối cùng, người đọc nên chọn một hướng tiếp cận phù hợp nhất với bản thân và bắt tay viết bài IELTS Writing Task 2. Không có bài mẫu, hoặc nếu có nhưng số lượng hạn chế, trong toàn bộ loạt bài này là dụng ý tác giả nhằm giúp người đọc luyện tập chuyển hoá ý tưởng trong đầu thành câu chữ hoàn chỉnh sử dụng khả năng ngôn ngữ của bản thân. Người đọc sẽ dần hình thành thói quen lên ý tưởng, cấu trúc bài viết và quyết đoán trong việc chắt lọc, lựa chọn triển khai ý tưởng phù hợp với hướng suy nghĩ và khả năng viết.
Guidance on Brainstorming Ideas for IELTS Writing Task 2 Topic: Education
Lời bình
Đề bài mang tính thời sự cao khi giá trị của tấm bằng đại học trong thời hiện đại bị nghi ngờ về độ tương xứng với nguồn lực về thời gian và tiền bạc mà học sinh bỏ ra để đạt được nó. Tại Anh, Mỹ — các quốc gia có chi phí đại học nằm ở mức cao nhất thế giới — học phí đại học lên đến xấp xỉ 70.000$ cho một năm học. Đó là chưa kể đến nguồn lực về thời gian khi sinh viên được yêu cầu học toàn thời gian trong suốt 4 năm và hạn chế thời gian đi làm, tìm kiếm kinh nghiệm thực tế.
Nhưng bên cạnh đó, một số quốc gia khác như Đức, Thuỵ Điển lại thực thi chính sách miễn toàn bộ học phí đào tạo đại học. Học viên sẽ không cần quan tâm đến chi phí này do đã có chính phủ và chính quyền các bang đài thọ. Vậy vì sao lại có sự khác biệt rõ ràng từ học phí như vậy, đặt trong bối cảnh giáo dục đại học nói chung và tấm bằng cử nhân nói riêng gần như đã trở thành một tấm vé bắt buộc đến một công việc và cuộc sống tốt? Và miễn phí đại học có mang lại kết quả tốt hơn cho sinh viên, cho trường đại học, cho chất lượng đào tạo và cho nguồn nhân lực nói chung?
Để đi trả lời các câu hỏi trên, tác giả cùng người đọc sẽ đi qua 3 bước:
Bước 1: Định nghĩa một số thuật ngữ trong đề bài.
Bước 2: Các đối tượng liên quan khi giáo dục đại học được miễn phí.
Bước 3: Một số luận điểm dựa trên xu hướng và các đối tượng liên quan đã đưa ra ở phần trên.

Defining some terms in the IELTS Writing Task 2 prompt
Định nghĩa các từ khoá là cần thiết trước khi đi phân tích quan điểm học phí đại học nên được miễn phí, bất kể thu nhập của sinh viên. (University education should be free to everyone, regardless of income. To what extent do you agree or disagree).
University Education - Giáo dục đại học:
Chi phí học tập (Tuition fees) là khoản chi phí sinh viên phải chi trả trong một năm cho cơ sở đào tạo. Chi phí này thường được tái đầu tư để chi trả lương giảng viên, tài trợ cho các nghiên cứu chuyên môn và chi phí vận hành cơ sở đào tạo, bao gồm nhưng không giới hạn duy trì cơ sở vật chất, nhân viên dịch vụ.
Miễn phí đại học đồng nghĩa sinh viên không còn phải chi trả những khoản chi phí nói trên, mà thay vào đó các đối tượng khác, như chính phủ, bang, nhà thiện nguyện sẽ chi trả để học viên có thể toàn tâm toàn ý học tập tại trường mà không gặp trở ngại về chi phí.
Trong giới hạn đề bài, sinh hoạt phí và các khoản phí khác như chi phí tài liệu, bảo hiểm, phương tiện đi lại không được xét đến tại đây. Do đó, kể cả khi miễn phí đại học, sinh viên vẫn sẽ chịu trách nhiệm cho chi phí sinh hoạt trong cuộc sống đời thường của bản thân. Tuy nhiên, số tiền này thường nhỏ tại các quốc gia tiên tiến (do phúc lợi xã hội vốn đã tốt từ ban đầu) và cha mẹ thường có đủ khả năng chi trả những khoản phí này trong 4 năm cho các sinh viên.
Mặc dù các trường đại học thường có hệ thống đào tạo sau đại học ngay trong khuôn khổ trường, các chương trình đào tạo cao hơn (như thạc sĩ) sẽ không được xét đến. Một trường đại học có thể miễn học phí bậc cử nhân nhưng vẫn thu phí cao học.
Nguyên nhân do ở các nước tiên tiến, phổ cập giáo dục đại học là một điều nên được ưu tiên, và công dân nên được tiếp cận giáo dục đại học; giáo dục cao học, ngược lại, không phải một điều công dân nào cũng cần có. Giống như tại Việt Nam, do chính phủ tin rằng phổ cập giáo dục tiểu học là bắt buộc (điều 14, chương 9, Luật Giáo dục 2019) nên học sinh được miễn phí tiểu học (đối với trường công lập) và hỗ trợ phí (đối với trường tư thục). Còn lại, do chính phủ chưa ưu tiên phổ cập bậc đại học nên các trường đại học Việt Nam hiện tại vẫn thực hiện thu học phí đối với sinh viên.
Everyone, regardless of income - mọi đối tượng, bất kể thu nhập:
Điều này đồng nghĩa mọi sinh viên, bất kể mức thu nhập bình quân trên năm, đều sẽ được miễn phí. Chi phí đại học khi đó sẽ không còn là rào cản với những sinh viên không đủ khả năng chi trả học phí. Những sinh viên thuộc tầng lớp trung lưu trên — những người hoàn toàn đủ khả năng chi trả học phí mà không cần đến nguồn tài trợ — cũng sẽ hưởng lợi không nhỏ từ chính sách này.
Relevant parties when university education is made free
Trước khi đến với bước hình thành luận điểm, thí sinh nên xét đến những đối tượng sẽ bị ảnh hưởng khi đại học được miễn phí. Một số gợi ý các đối tượng liên quan (key stakeholders) của đề bài này:
Các trường đại học, kèm theo đó là cơ sở vật chất, nguồn tài trợ cho nghiên cứu.
Chính phủ, bang — đối tượng sẽ cung cấp nguồn tiền cho đại học hoạt động.
Sinh viên có thu nhập/đến từ gia đình có thu nhập thấp — đối tượng cần vừa đi học, vừa đi làm để trang trải cuộc sống, hoặc thậm chí không thể học đại học dù có trúng tuyển do chi phí quá cao.
Nguồn lao động nói chung (sau khi được phổ cập giáo dục đại học).
Sinh viên có thu nhập/đến từ gia đình có thu nhập cao — đối tượng không gặp trở ngại về học phí và không cần đến sự hỗ trợ của chính phủ ngay từ ban đầu.
Sau khi giải quyết được nguyên do xuất hiện xu hướng và những nhóm đối tượng liên quan, chúng ta có thể ghép chúng lại và tạo được một số luận điểm cho cả xu hướng tích cực và tiêu cực như sau:
Some arguments based on trends and relevant parties mentioned above
Các trường đại học nên được miễn phí vì?
Tất cả sinh viên nên có quyền được tiếp cận giáo dục đại học như nhau – Individuals/Students should have the right to experience higher education.
Kiến thức và kĩ năng ở đại học định hướng suy nghĩ, cách tư duy và phong cách làm việc sau này, vốn dĩ khác với những nội dung đào tạo — chủ yếu là kiến thức cơ bản nền tảng — được dạy tại chương trình phổ thông. Vì vậy, những sinh viên thiếu trải nghiệm đại học sẽ bị hạn chế và bất lợi khi cố gắng mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Khi đại học được miễn phí, nhóm người gặp bất lợi về chi phí học tập sẽ được có quyền được tiếp cận giáo dục đại học như những sinh viên khác, và từ đó đảm bảo quyền được học, được trải nghiệm những kiến thức, kĩ năng cần thiết cho công dân.
Creating a highly educated workforce - A university-educated population will benefit the state and the country
Với mức học phí đại học như hiện tại, nhiều sinh viên cần đi làm thêm để phụ trợ phụ huynh hoàn thành học phí và trang trải cá nhân. Tệ hơn, chi phí quá cao đến mức cấm đoán (prohibitive) khiến cho nhiều học sinh, dù hoàn toàn đủ điều kiện nhập học, phải dừng việc học đại học.
Sau khi miễn học phí, những đối tượng sinh viên đang đi làm thêm sẽ không còn cần đi làm thêm để trang trải mưu sinh. Họ sẽ được toàn tâm toàn ý phát triển bản thân, xây dựng bồi đắp kiến thức kĩ năng chuyên môn và ưu tiên những công việc chuyên ngành, nâng cao chất lượng học thuật và năng suất lao động sau này.
Thêm nữa, đối tượng sinh viên trước đây không được tiếp cận môi trường đại học do học phí giờ đây sẽ không còn trở ngại để tham gia. Từ đó, tỉ lệ dân số được giáo dục đại học tăng lên. Cả hai nhóm đối tượng này dẫn đến cùng một kết quả tăng chất lượng nguồn lao động và giúp thúc đẩy sự phát triển về nhiều mặt như kinh tế, chính trị của bang hoặc quốc gia đó.
Reducing inequality in education and society - Narrowing unequal education accessibility and social inequality.
Học phí cao khiến tỉ lệ sinh viên đến từ những tầng lớp thấp trong xã hội tại đại học ngày càng ít đi, và tỉ lệ của những người có thu nhập cao hơn sẽ lớn hơn. Đại học là nơi những người đến từ gia đình có thu nhập thấp ít xuất hiện (underrepresented). Dần dần từ sự thiếu tiếp cận nền giáo dục đại học từ thế hệ trước, các thế hệ sau sẽ khó thăng tiến hoặc thoát khỏi hoàn cảnh và do đó gia tăng bất bình đẳng xã hội.
Miễn phí đại học sẽ giúp tăng tỉ lệ sinh viên có hoàn cảnh kinh tế, tạo điều kiện đưa các nhóm thiểu số/khó khăn vượt lên và giảm khoảng cách giữa các tầng lớp.
Các trường đại học không nên được miễn phí vì?
Rủi ro đạo đức (moral hazard) khi miễn phí đại học cao khiến học sinh lơ là học tập và giảm chất lượng giáo dục – Free higher education tuition creates moral hazard.
Đại học như một món đầu tư. Sinh viên cần hiểu cái giá của việc học đại học và những hi sinh họ phải chấp nhận. Học phí chính là nguồn động lực đáng kể để sinh viên cố gắng với nguồn đầu tư của chính bản thân. Trái lại, khi đại học trở nên miễn phí, sinh viên không cần hi sinh bất cứ điều gì để đầu tư.
Họ có khả năng cao sẽ chủ quan và không còn tập trung học tập. Điều này tương tự như khi khách hàng mua bảo hiểm, họ biết rằng kể cả trong trường hợp gặp tai nạn họ vẫn sẽ được bồi thường nên họ sẽ chủ quan hơn trước nguy hiểm. Do đó, miễn phí đại học có thể khiến học sinh thiếu động lực và làm giảm kết quả học tập của sinh viên, trực tiếp giảm chất lượng đào tạo của trường đại học.
Miễn học phí không phản ánh chi phí thực tế của việc học đại học, vì vậy không giải quyết được bất bình đẳng – Đa số các chương trình đại học miễn phí không giải quyết được chi phí thực tế khi đi học đại học.
Việc theo đuổi chương trình học bao gồm nhiều phụ phí bên ngoài học phí, có thể kể đến tiền học liệu, nhà ở, sinh hoạt phí, phí đi lại. Số tiền này thực chất không được tài trợ bởi chương trình miễn học phí và vẫn tạo gánh nặng đủ lớn để một cơ số học sinh có điều kiện kinh tế hạn chế có thể tham gia học tập. Thêm nữa, sau khi miễn phí đại học, số tiền mà hai nhóm sinh — học sinh có thu nhập thấp (low-income student) và học sinh có thu nhập cao (wealthy student) — đã trở nên bằng nhau.
Điều này đồng nghĩa thuế của người dân và ngân sách của chính quyền không được phân phối một cách hợp lí, khi sinh viên hoàn toàn đủ điều kiện đóng học phí lại được cho phép đóng số tiền ngang bằng với những sinh viên có khả năng chi trả thấp hơn nhiều. Do đó, chương trình miễn học phí vẫn sẽ ngăn một cơ số học sinh đến trường và không tác động được đến bất bình đẳng.
Dàn ý cơ bản IELTS Writing Task 2 chủ đề: Education
Với đề bài mẫu yêu cầu phân tích xu hướng là to what extent do you agree or disagree, thí sinh có ba hướng triển khai: hoàn toàn đồng ý (solely agree), hoàn toàn không đồng ý (solely disagree), phân tích cả hai rồi chọn một quan điểm (both agree and disagree). Bạn đọc hoàn toàn có thể chọn những luận điểm nêu phía bên trên, hoặc sử dụng những luận điểm do bản thân tự nghĩ ra, hoặc sử dụng tên luận điểm bên trên và những cách giải thích khác để làm tư liệu cho bài viết của mình.
Dưới đây là dàn ý tham khảo của bài viết về hướng thứ ba (both agree and disagree)
University education should be free to everyone, regardless of income. To what extent do you agree or disagree?
Introduction:The exorbitant costs of attending college nowadays prevent many students from acquiring higher education. Many governments have proposed a free-college program, in which colleges’ tuition fees will be waived for all students irrespective of their income. Although the tuition fees are prohibitive to some extent, a tuition-free program would do more harm than good.
Body Paragraphs:
Body 1: Agree that free university should be free:
A university educated populace will benefit the state and the country
Why would an educated populace be achieved?
When tuition fees are waived → more students from different backgrounds will attend college → a larger proportion of the population would complete and gain bachelors’ degree.
Students will be absolved from finding part-time jobs and working extratime to pay the fees → more focused on their academic pathway → better education outcome.
Impact: A university educated populace would heighten/leverage the workforces quality → create extensive economic benefits and uphold values such as leadership, innovation that drive society forwards
Narrowing unequal education accessibility and social inequality:
The exorbitant tuition fees → low-income students are underrepresented in every university and college. → wealthy students account for more of the class.
When fees are waived → there will be more low-income students coming to college → they will gain more knowledge, essential skills for future jobs and better career prospects → that will get them out of poverty → narrow down the inequality gaps.
Body 2: Free-university would do more harm than good:
Moral hazard problem would demotivate students and harm academic quality:
College is like an investment; students have to purchase to get the degree → college costs are one source of motivation that keep students working hard to pay their college debt and pay off their investment.
When colleges are free → students don’t have to invest anything initially → they are more likely to become unmotivated → moral hazard problems → the academic quality would be suffered.
Free college programs don’t address the real cost of attending college.
Tuition fees do not reflect college affordability. Low-income students face challenges with living expenses such as transportation and housing, which are still prohibitive → Free college programs do not necessarily improve college access for low-income students.
Affluent students benefit the most from this initiative. They are exempt from tuition fees despite having the means to pay → Tax and funding allocations disproportionately favor higher-income families over lower-income ones → potentially widening the inequality gap.
Conclusion: (Express your standpoint)
Nguyễn Quốc Hưng