IELTS Writing Task 2 chiếm ⅔ tổng số điểm kĩ năng, yêu cầu thí sinh trình bày quan điểm cá nhân về một vấn đề xã hội trong tối thiểu 250 từ. Sử dụng hiệu quả khoảng giới hạn thời gian 40 phút để đưa ra một bài luận có nội dung thuyết phục, quan điểm sắc sảo, ý tưởng chỉn chu, và phô bày khả năng sử dụng ngôn ngữ và diễn đạt Anh văn là trở ngại không nhỏ với tất cả các thí sinh dự thi.
Trong đó, tối ưu hoá quãng thời gian tiếp cận đề bài IELTS Writing Task 2 và lên ý tưởng, một trong những bước đầu tiên trước khi thí sinh bắt đầu viết bài, đóng vai trò then chốt đến sự thành công, về cả nội dung và diễn đạt sau đó của bài viết.
Why practice brainstorming?
Brainstorming bao gồm nhiều bước nhưng không có quy trình thống nhất; các kĩ thuật brainstorming khác nhau (brainstorming techniques) thường được cá nhân hoá bởi người giải quyết vấn đề sao cho phù hợp với cách suy nghĩ của bản thân. Dù vậy, với bất kì kĩ thuật nào, mục tiêu sau cùng của brainstorming luôn hướng đến mở rộng ý tưởng và tạo tiền đề vững chắc cho các bước sản xuất nội dung kế tiếp.
Luyện tập kĩ năng Brainstorming và triển khai các ý tưởng nảy ra — thường được biết đến dưới dạng dàn ý (outline) sẽ giúp thí sinh làm quen với hướng suy nghĩ của chính bản thân, từ đó kích thích khả năng và giảm thời gian sản sinh ý tưởng thô cũng như cấu trúc hoá chúng. Điều này đồng nghĩa thí sinh có thêm thời gian hơn để trau chuốt và hoàn thiện các diễn đạt trong bài viết IELTS Writing Task 2.
Chính vì tính chất quan trọng của kĩ năng brainstorming và nhận thấy những khó khăn học sinh gặp phải trong quá trình này, tác giả mang đến Series “Hướng dẫn Brainstorm IELTS Writing Task 2 theo chủ đề” để cung cấp những gợi ý về bật ý tưởng cho các thí sinh đã, đang và sắp bước thi vào kì thi IELTS nói riêng và viết học thuật nói chung. Mở đầu cho series lần này là chủ đề Education, với đề bài xoay quanh xu hướng thay thế học tập truyền thống của học tập trực tuyến.
Utilizing writing effectively in the IELTS Writing Task 2 exam
Người đọc sau đó tham khảo các ý tưởng và hướng tiếp cận của bài viết, bao gồm gợi ý triển khai luận điểm và các từ vựng hữu dụng đi kèm. Tham khảo toàn bộ các hướng tiếp cận sẽ giúp người đọc có một cái nhìn tổng quan về các cách khác nhau khi tiếp cận một đề bài, từ đó đa dạng hoá cách triển khai bài viết IELTS Writing Task 2.
Cuối cùng, người đọc nên chọn một hướng tiếp cận phù hợp nhất với bản thân và bắt tay viết bài IELTS Writing Task 2. Không có bài mẫu, hoặc nếu có sẽ với số lượng hạn chế, trong toàn bộ series này là dụng ý tác giả nhằm giúp người đọc luyện tập chuyển hoá ý tưởng trong đầu thành câu chữ hoàn chỉnh với ngôn ngữ của bản thân, không phụ thuộc vào các bài mẫu. Người đọc sẽ dần hình thành thói quen lên ý tưởng, cấu trúc bài viết và quyết đoán trong việc chắt lọc, lựa chọn triển khai ý tưởng phù hợp với hướng suy nghĩ và khả năng ngôn ngữ bản thân.
Lưu ý: Trong thời gian đầu luyện tập, bấm giờ không phải yếu tố quan trọng.
Application
Lời bình:
Đề bài mang tính thời sự cao, đủ độ mở để thí sinh có thể triển khai quan điểm theo nhiều hướng khác nhau. Trên thực tế, các khóa học trực tuyến đã nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận từ trước khi COVID-19 xuất hiện và làm tăng tầm quan trọng của loại hình học trên. Tuy nhiên, chính tính chất mở của đề lại gây khó dễ cho thí sinh khi có nhiều hướng tiếp cận khác nhau và dễ có nhiều yếu tố lặp lại, chồng chéo (overlap) lẫn nhau. Để tiếp cận bài viết này, tác giả sẽ đi qua bốn bước:
Bước 1: Định nghĩa một số thuật nghĩa trong đề bài.
Bước 2: Vì sao có đề? Vì sao có xu hướng thay lớp Offline bằng lớp Online? Lớp Offline đang gặp hoặc không giải quyết được những vấn đề gì?
Bước 3: Các đối tượng liên quan đến đề bài và xu hướng thay thế trên
Bước 4: Một số luận điểm dựa trên xu hướng và các đối tượng liên quan đã đưa ra ở phần trên.
Step 1: Define some key terms in the prompt
Định nghĩa các từ khoá là cần thiết trước khi đi phân tích xu hướng thay thế các khóa học truyền thống trên trường đại học (classes delivered on campus) bằng các khóa học trực tuyến (online courses) là tích cực (positive) hay tiêu cực (negative):
Alternative – Giải pháp thay thế: Từ alternative mang hàm ý các khóa học trực tuyến sẽ thay thế các khóa học truyền thống. Điều này đồng nghĩa thí sinh cần phân tích xu hướng thay thế các khóa học truyền thống là tích cực hay tiêu cực, thay vì xu hướng đưa hình thức trực tuyến vào giảng dạy. Nói cách khác, việc chỉ xét đến việc đưa các khóa học trực tuyến vào giảng dạy khiến thí sinh không có nhiều không gian để thể hiện quan điểm đối lập; nhưng nếu xét đến xu hướng các khóa học trực tuyến dần thay thế các khóa truyền thống — tức có trực tuyến sẽ không có truyền thống và ngược lại — các quan điểm trái chiều sẽ hình thành.
Online courses – Khóa học trực tuyến: Đây là một thuật ngữ rộng, song trong khuôn khổ bài thi IELTS, thí sinh có thể hiểu đơn giản khoá học trực tuyến là những khoá học được truyền tải qua Internet, không yêu cầu các cơ sở vật chất, địa điểm vật lí thông thường như lớp học, bảng viết, trường học. Người dạy và học thường cần các thiết bị công nghệ cơ bản, như mạng Internet, máy tính, micro để có thể tham gia học tập. Một số mô hình học trực tuyến phổ biến là MOOCs (Mass Online Open Courses) – 100% trực tuyến được offered (sản xuất) thông qua những nền tảng như Coursera, Udacity; Hybrid Courses – những khoá học kết hợp giữa trực tuyến và truyền thống (người học vẫn sẽ đến lớp); Face-to-Face Courses – khóa học diễn ra như lớp học thông thường nhưng 100% online. Do đề bài yêu cầu tính chất thay thế nên thí sinh chỉ cần tập trung phân tích những hình thức học online 100% và có thể bỏ qua những hình thức kết hợp.
Classes delivered on campus – Lớp học truyền thống: Học sinh, sinh viên, giáo viên tham gia dạy và học trên giảng đường. Học sinh có thể tham gia học tập mà không cần các thiết bị công nghệ, mặc dù chúng được sử dụng rộng rãi trong các lớp học hiện nay.
Step 2: Why is there a prompt?
Chưa bàn đến tính chất của xu hướng, vì sao xu hướng này xuất hiện?
Hạn chế về địa hình, khoảng cách: Do tính chất vật lí của lớp học truyền thống ngăn cản tiếp cận giáo dục và độ linh hoạt trong không gian, thời gian và xã hội hiện nay yêu cầu độ yêu cầu quyền tiếp cận bình đẳng với các dịch vụ, đặc biệt khi giáo dục là nhu cầu thiết yếu, hình thức học trực tuyến được ra đời.
Học phí cao: Do chi phí xây dựng, duy trì và vận hành cơ sở vật chất lớn, nhiều trường đại học có mức học phí ngất ngưởng — gần trăm ngàn đô-la mỗi năm. Việc giảm các chi phí này sẽ giúp các trường đại học tiếp cận nhóm đối tượng học sinh ở mức thu nhập dưới, mở rộng quy mô, chương trình đào tạo của trường. Điều này sẽ được giải thích rõ hơn ở phần bên dưới.
Tính cá nhân hoá người học: Các lớp học truyền thống ở đại học thường tuân theo tốc độ của chương trình học (curriculum), gần như không có lựa chọn cho học sinh nếu tốc độ học khác với tốc độ dạy trên trường. Ngoài ra, học viên có nhiều sở thích và các chủ đề muốn hiểu rõ hơn bên ngoài không được dạy bởi trường đại học Do vậy, học truyền thống không đáp ứng được nhu cầu cá nhân hoá giáo dục của học viên về cả chiều rộng và chiều sâu.
Vì sao học trực tuyến lại có điều kiện để thay thế học truyền thống:
Nền cách mạng công nghiệp 4.0: Sự phát triển trên diện rộng (proliferation) của công nghệ giúp việc chuyển giao lên trực tuyến trở nên dễ dàng hơn và là một xu thế không tránh khỏi.
Các đối tượng thụ hưởng như học sinh/sinh viên và giáo viên có kỹ năng công nghệ (digital literacies) đáp ứng nhu cầu: Giáo dục trực tuyến không đòi hỏi giáo viên và học sinh phải trang bị thêm quá nhiều các công cụ và kỹ năng sử dụng công nghệ, đa phần là những thứ họ đã biết và làm quen từ trước. Vậy nên, khi những nhân tố then chốt không gặp quá nhiều khó khăn, việc chuyển dịch sẽ xảy ra nhanh và hiệu quả.
Step 3: Relevant entities and emerging trends related to the prompt
Trước khi đến với bước hình thành luận điểm, thí sinh nên nghĩ qua những đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng bởi xu hướng online trên. Một số gợi ý các đối tượng liên quan (key stakeholders) của đề bài này:
Các trường đại học
Sinh viên đại học, giảng viên đại học.
Người lớn trong độ tuổi sinh viên nhưng không được đi học đại vì nhiều lí do.
Phụ huynh của những sinh viên đại học chưa thể tự chủ tài chính, vẫn sống chung với gia đình.
Những sinh viên vừa đi học vừa đi làm, phải đi làm để trang trải cuộc sống.
Step 4: Some arguments based on trends and related entities mentioned above.
Sau khi giải quyết được nguyên do xuất hiện xu hướng và những nhóm đối tượng liên quan, chúng ta có thể ghép chúng lại và tạo được một số luận điểm cho cả xu hướng tích cực và tiêu cực như sau:
Luận điểm: Xu hướng học trực tuyến thay thế học truyền thống tạo ra những ảnh hưởng gì?
Tích cực
Thay thế lớp học truyền thống bằng lớp học trực tuyến giúp mở rộng tiếp cận đến giáo dục – Online courses broaden access to education: Tiếp cận đến giáo dục được mở rộng vì:
Chi phí: Các khóa học trực tuyến có giá thành rẻ hơn nhiều so với các khóa học truyền thống. Ví dụ: Theo chuyên trang thông tin các trường đại học Accredited Schools Online, học phí Online cho trường đại học Penn State là $6.472 đến $7.292 cho bậc cử nhân, trong khi con số này lên đến lần lượt $30.130 và $44.162 cho học sinh trong bang và ngoài bang cho bậc học tương tự với hình thức truyền thống. Chi phí cho học sinh quốc tế còn có thể gấp lên nhiều lần với hình thức truyền thống, trong khi vẫn được giữ nguyên với hình thức trực tuyến.
Ngoài ra, các khóa học ngắn hạn MOOCs trên các nền tảng Coursera, Udacity, FutureLearn,… có cấp chứng nhận tốt nghiệp cũng có chi phí vừa phải. Rõ ràng, học sinh học trực tuyến giảm được nhiều chi phí — hữu hình như di chuyển, nhà ở, kí túc xá và vô hình như thời gian. Cắt giảm chi phí giúp học sinh trung lưu hoặc dưới trung lưu tiếp cận giáo dục đại học khi chi phí học truyền thống không cho phép họ làm điều tương tự.
Tuyển sinh: Do tính chất giới hạn của điều kiện vật lí, các lớp học truyền thống thường giới hạn số học sinh được tuyển vào trong một năm. Các hình thức xét tuyển như thi tuyển sinh, xét hồ sơ giới hạn cơ hội học đại học của một số nhóm đối tượng có khả năng học thuật không bằng những đối tượng khác. Các khóa học Online, không chịu giới hạn trên, cho phép học sinh đã thoả mãn yêu cầu cơ bản (như bằng THPT) từ nhiều trình độ và nền tảng (background) theo học. Đặc biệt là những khoá MOOCs giúp người học nhận được chứng chỉ cho những gì đã học, thay vì chỉ những học sinh giỏi nhất và qua được bài kiểm tra đầu vào mới được phép tiếp cận kiến thức đại học.
Tính chất linh hoạt: Nhiều người đến từ những hoàn cảnh khó khăn hơn (underprivileged), hoặc những người đang học ở những hệ sau đại học tại các trường đại học (cao học) sẽ cân bằng việc học và làm tốt hơn khi học trực tuyến.
Ví dụ: Thường những học sinh tại các khóa MBA (Master of Business Administration — Thạc sĩ Quản trị kinh doanh) đã là những doanh nhân có công việc full-time và có trách nhiệm, nghĩa vụ gia đình. Yêu cầu học full-time truyền thống khiến việc học ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc cá nhân. Thay vào đó, học online full-time giúp những người bận rộn như vậy có lựa chọn tiết kiệm thời gian, vừa có thể đảm bảo việc học và việc làm nuôi sống bản thân và gia đình. Tương tự, những người khó khăn vẫn có thể đi làm để trang trải cuộc sống và cùng lúc nâng cao khả năng để sẵn sàng cho những công việc tốt hơn.
Tối đa hóa nguồn lực: Một giảng đường với kích thước lớn có thể chứa được vài trăm sinh viên. Nghĩa là với một giảng viên, một giảng đường hiện đại vài nghìn đô-la xây dựng, một bài giảng có thể tiếp cận đến vài trăm đối tượng tại một thời điểm. Con số này lớn, nhưng không là gì nếu so với một chiếc máy tính, một chiếc máy quay và một hệ thống Internet ổn định có thể truyền đạt một bài giảng tại thời điểm tương tự đến hàng nghìn, trăm nghìn sinh viên khác nhau tại một và thậm chí nhiều thời điểm. So sánh nguồn lực bỏ ra và số lượng đối tượng tiếp cận, rõ ràng các khóa học Online chiếm ưu thế rõ rệt. Các trường đại học tiết kiệm được nguồn lực về nhân công, thời gian, giảng viên, cơ sở vật chất và cùng lúc gia tăng ảnh hưởng bằng việc cho phép nhiều học sinh, sinh viên truy cập kiến thức hơn.
Không giới hạn địa lí: Từ trước đến nay, để trao đổi giáo dục được xảy ra, các học sinh cần di chuyển, vượt qua giới hạn địa lí để tiếp cận các nền giáo dục tiên tiến. Ngày nay, khoảng cách đó đã không còn là trở ngại. Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh, khi không phải ai cũng có điều kiện di chuyển đến nơi học và làm việc, khóa học trực tuyến giúp tăng điều kiện tiếp cận giáo dục chất lượng bất kể vị trí địa lí.
Ảnh hưởng của việc tăng tiếp cận đến giáo dục
Thúc đẩy bình đẳng xã hội, đặc biệt là equal access to education.
Nâng cao chất lượng đời sống của nhiều đối tượng.
Học trực tuyến giúp học sinh biết cách kiểm soát công nghệ để tạo tính kỉ luật và tự kiểm soát bản thân – Online courses train students to be autonomous & self-discipline.
Công nghệ được biết đến là một trong những nguồn gây xao nhãng và giảm tập trung bậc nhất hiện nay, và học sinh sinh viên thường cần đến sự kèm cặp, sát sao hoặc chỉ dẫn trực tiếp từ giáo sư để có động lực học tập và kiểm soát bản thân khỏi công nghệ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng công nghệ đang dần chiếm lĩnh thị trường việc làm, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các công việc sau này.
Việc sinh viên được tiếp cận sớm với cách làm việc trực tuyến có thể gây ra một số khó khăn ban đầu như xao lãng, chưa biết cách quản lý thời gian, nhưng khi quen sẽ giúp học sinh biết kiểm soát thiết bị công nghệ để hỗ trợ mục đích làm việc. Do vậy, học trực tuyến từ sớm cho học sinh quyền kiểm soát mối quan hệ với các thiết bị công nghệ điện tử sớm hơn, và giúp học sinh có nhiều kinh nghiệm hơn khi bước vào môi trường làm việc sau này.
Tích hợp công nghệ trong giáo dục giúp các khóa học trực tuyến đảm bảo được tương tác hiệu quả trong giảng dạy – Integrating online teaching platforms and interactive communication tools helps online courses ensure effective communication.
Một nhược điểm lớn của các khoá học trực tuyến là sự thiếu tương tác vật lí. Mặc dù khắc phục điều này là bất khả thi trong thời điểm hiện tại, song xu hướng học trực tuyến đã mở ra cơ hội phát triển cho nhiều những nền tảng giáo dục hỗ trợ tương tác trực tuyến, như Kahoot, Mentimeter. Rõ ràng, xu hướng các khóa học trực tuyến thay thế truyền thống đã tạo ra động lực để các tập đoàn công nghệ giáo dục đầu tư nhiều nguồn lực hơn để cải thiện nhược điểm này cũng như mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người tham gia học tập & giảng dạy trực tuyến.
Trường đại học được hưởng lợi về mặt tài chính – It is more cost-efficient (profitable) for university to run online courses.
Với cơ chế sản xuất bài giảng một lần và sử dụng cho nhiều các khoá học tại các thời điểm khác nhau, trường đại học chỉ phải chi ra khoản đầu tư ban đầu (fixed cost), còn variable cost gần như không đáng kể nếu so sánh với số tiền sản xuất mỗi bài giảng truyền thống, cần lặp đi lặp lại hàng năm. Ngoài học thuật, trường đại học sẽ giảm được các chi phí liên quan đến đầu tư cơ sở vật chất khi tất cả cần chỉ là những thiết bị công nghệ cơ bản.
Những khoản chi phí vận hành (operating costs) sẽ được tiết kiệm, giúp trường có nhiều ngân sách hơn đầu tư vào các nguồn học thuật như nghiên cứu, R&D phát triển dạy học online. Vậy xu hướng chuyển sang học trực tuyến giúp ích về chi phí và từ đó mở ra cơ hội nghiên cứu học thuật lớn hơn cho các trường đại học.
Khóa học trực tuyến cho phép cá nhân hóa việc học tập – Online courses facilitate personalised learning.
Cá nhân hoá là một trong những nền tảng của giáo dục, khi học viên cần được phát triển đúng năng lực nội tại của bản thân. Lưu ý, luận điểm này không xét đến khả năng tự học của học viên mà chỉ xét đến dạy truyền thống hay dạy trực tuyến hỗ trợ cá nhân hóa việc học tập tốt hơn. Các khóa học truyền khó thực hiện triết lí này do tính chất phụ thuộc vào chương trình học và giảng viên.
Sinh viên nếu khả năng khác so với chương trình học cần chờ giáo viên giới thiệu nội dung kế tiếp hoặc chờ đến khi học đến nội dung đó mới có thể khám phá chúng theo chuẩn nội dung trên trường. Với học trực tuyến, gần như toàn bộ các nội dung học tập đều được đăng tải ngay từ đầu khoá. Đối tượng tiếp thu chậm hơn có thể xem lại, nghe lại bài giảng; sinh viên tiếp thu tốt có thể đi trước chương trình và đến các nội dung phù hợp với khả năng của bản thân.
Tiêu cực:
Tính trung thực khó kiểm soát làm giảm giá trị các tấm bằng trực tuyến – It’s hard to ensure academic integrity & academic honesty, which may devalue the legitimacy of online degrees.
Các khóa học trực tuyến gặp khó khăn trong việc kiểm soát độ trung thực của người học khi có nhiều công cụ công nghệ hỗ trợ hành vi gian lận trong thi cử. Tất nhiên, các trường đại học vẫn đang phát triển những công cụ chống gian lận, nhưng sẽ cần một thời gian để các tấm bằng trực tuyến đạt được độ tin cậy như những tấm bằng truyền thống.
Việc gian lận trong các khóa học trực tuyến khiến giá trị của những tấm bằng bị giảm đi đáng kể trong mắt những nhà tuyển dụng. Từ đây, những tấm bằng trực tuyến sẽ bị đánh giá thấp hơn bằng truyền thống, và khiến cho những sinh viên học trực tuyến, kể cả thái độ học tập nghiêm túc và kết quả tố, bị ảnh hưởng tiêu cực.
Các khóa học trực tuyến làm giảm tầm quan trọng của tương tác xã hội – Online courses undermine the importance of social interaction (incl. social activities, clubs, organisations, extra & co-curricular activities, internships,…)
Giá trị của học tập truyền thống không chỉ nằm ở kiến thức học thuật, mà còn ở môi trường rèn luyện và các cơ hội đi kèm. Sinh viên cần thừa nhận rằng học tập trực tuyến làm giảm tần suất giao tiếp xã hội của họ. Thêm nữa, các câu lạc bộ, hoạt động truyền thống ở các trường đại học cũng sẽ giảm đi đáng kể khi học truyền thống dần bị thay thế. Sinh viên khi không còn chia sẻ cuộc sống đại học, không tiếp xúc với nhau một cách trực tiếp, không sống chung một môi trường kí túc xá, thật khó để yêu cầu họ giữ được các hoạt động ngoại khóa hay các câu lạc bộ theo sở thích.
Thêm nữa, các hoạt động thực tập, trải nghiệm thực tế cũng bị hạn chế đi nhiều lần, khiến cuộc sống đại học trở nên nhàm chán và thiếu sức sống với nhiều sinh viên. Nhìn rộng hơn, hệ quả này phản ánh một xã hội nơi con người có công nghệ vượt qua khoảng cách địa lý nhưng kết nối giữa người – người lại lỏng lẻo hơn bao giờ hết.
Các khóa học trực tuyến không cung cấp các thiết bị & cơ sở vật chất cần thiết cho việc tập, làm giảm độ phủ sóng (availability) và tầm quan trọng của học tập thông qua trải nghiệm và các môn học chuyên ngành/nghề – Online courses may not provide sufficient specialised facilities that only traditional classes could supply (lab, theatre stage) → The spread of online courses may devitalise specialised courses, hands-on training & experiential learning.
Học tập thông qua trải nghiệm là hình thức học tập mà các sinh viên tiếp nhận kiến thức thông qua quá trình quan sát, thực hành, áp dụng lí thuyết vào cuộc sống đời thực và đưa ra các kết luận hoặc chiêm nghiệm. Các môn năng khiếu, khoa học, dạy nghề… luôn đòi hỏi sinh viên tiếp xúc với môi trường thực tế nhằm nâng cao các khả năng thiết yêu như khả năng thực hành, quan sát.
Việc thiếu đi những cơ sở vật chất chuyên dụng như vậy là một trở ngại đối với quá trình phát triển năng lực của sinh viên cho dù hiện nay đã có nhiều ứng dụng giả lập hiện hành. Vậy, các khóa học trực tuyến tạo ra xu hướng học tập mà trong đó trải nghiệm thực tế không được đề cao.
Gia tăng bất bình đẳng xã hội – Factors such as limited digital literacies and Internet access exacerbate social inequities.
Đồng ý rằng các khóa học trực tuyến có thể mang giáo dục dễ tiếp cận hơn với nhiều nhóm đối tượng, nhưng chúng có thực sự hữu dụng với các nhóm yếu thế về nhiều mặt hoặc ở đáy kim tự tháp (bottom of the pyramid) khi mà theo chuyên trang thống kê Statista, mới có 4.66 tỉ dân (~59% tổng dân số) có kết nối đến Internet. Điều này đồng nghĩa nếu học tập trực tuyến thay thế học tập truyền thống, sẽ có không ít hơn khoảng 40% dân số kia không được tiếp cận đến nền giáo dục.
Đó là chưa kể trong số những người có kết nối đến Internet, số lượng người chưa có khả năng sử dụng Internet thông thạo để học và làm việc (digital literacies) chiếm tỉ lệ không nhỏ. Vậy, xu thế chuyển dịch trực tuyến khiến các nhóm yếu thế (underprivileged) bị hạn chế tiếp cận giáo dục, trực tiếp tác động đến bất bình đẳng xã hội và toàn cầu.
Basic outline
Sau khi có những ý tưởng về luận điểm như trình bày bên trên, thí sinh sẽ chắt lọc, lựa chọn các luận điểm phù hợp để triển khai viết bài. Trong khuôn khổ bài thi IELTS Writing Task 2, một số tiêu chí để chọn lọc luận điểm bao gồm: thuận tiện cho diễn đạt, không cần giải thích quá nhiều và dài dòng, sử dụng được các trường từ vựng chính xác và hiệu quả.
Với đề bài mẫu IELTS Writing Task 2 yêu cầu phân tích xu hướng là positive hay negative development, thí sinh có ba hướng triển khai: hoàn toàn tích cực (solely positive), hoàn toàn tiêu cực (solely negative), nửa tích cực nửa tiêu cực (both positive and negative). Bạn đọc hoàn toàn có thể chọn những luận điểm nêu phía bên trên, hoặc sử dụng những luận điểm do bản thân tự nghĩ ra, hoặc sử dụng tên luận điểm bên trên và những cách giải thích khác để làm tư liệu cho bài viết IELTS Writing Task 2 của mình.
Dưới đây là dàn ý tham khảo của bài viết về hướng hoàn toàn tích cực và hoàn toàn tiêu cực:
Approach 1: Completely positive (entirely affirmative)
Introduction: The industrial revolution has redefined the way education traditionally operated. Emerging online learning has opened endless possibilities for education accessibility and flexibility around the world.
Body 1: Online learning broadens access to education
How can online learning broaden education accessibility?
Cost: Tuition fees required for an online degree is more affordable than it is for traditional counterparts → Underprivileged students/Students coming from lower socioeconomic status could enroll in and receive higher education now.
Geographical barrier: Thanks to the development of online learning platforms, including interactive digital tools and virtual communication devices, the geographical barrier is no longer a threat to education quality.
What impact does it have?
Online learning has made equal access to education no longer an unachievable goal → may narrow the income & wealth inequality gap.
The living standard globally is improved.
A well-educated workforce ensures global economic prosperity.
Body 2: The flexibility provided foster personalised learning, autonomy and self-discipline.
How?
Online learning grants learners full control over technology and their lives → learn how to manage a tight schedule, maximise productivity, control technology.
Students can study at their own pace → perfect condition for self-study and personalised learning. Online education allows students to fast track/accelerate their study to maximise/enhance their unlimited academic capability.
Impact?
Students are adept at utilising technology-based platforms to maximise their work and study efficiency → well-prepared for a competitive job market → brighter job prospects.
Conclusion: (State your viewpoint)
Approach 2: Entirely negative (fully pessimistic)
Introduction: Although traditional education is not flawless, adopting online education as an alternative to it is a backward step. The failure to achieve experiential learning and ensure global equity virtue is the centerpiece to online learning’s negativity.
Body 1: Online learning fails to deliver/undermine the importance of actual experiences.
How?
The shortage of sufficient equipment & specialised facilities (lab, theatre stage,…) → lack of real-life experience.
Limited internships opportunities, limited extra & co-curricular activities, club organisations such as student councils → undermine/devitalise social interactions.
What impacts does it have?
Lack of early exposure to (simulated) professional working environments → Incompetence for the competitive job market.
Have less networking opportunities → less support from social connection.
Body 2: The proliferation of online learning exacerbates social & global equity.
In what manner?
Students from less privileged backgrounds, at the base of the socioeconomic pyramid → lack access to technology, not to mention the Internet and virtual learning platforms.
Lack of digital skills → restricted availability.
What is the consequence?
As traditional education transitions entirely to online platforms, these aforementioned marginalized groups will be left behind → widening the disparity between the privileged and the underprivileged.
Summary: (Express your perspective)
Approach 3: Half negative, half positive
Nguyen Quoc Hung