Chứng chỉ tiếng Anh IELTS đang dần trở nên phổ biến ở Việt Nam và nhiều thí sinh đang cố gắng luyện tập để đạt được mức điểm mong muốn của bản thân. Tuy nhiên, thí sinh cũng cần biết rõ một mức điểm bao nhiêu sẽ mang đến những lợi thế cho thí sinh. Vì vậy, bài viết này sẽ tập trung vào mức điểm IELTS 4.0, cung cấp những lợi ích khi có IELTS 4.0, tiêu chí để đạt được mức điểm này, lộ trình học IELTS từ 0 lên 4.0 và giải đáp một số thắc mắc thường gặp.
Key takeaways |
---|
|
IELTS 4.0 là mức cao hay thấp?
IELTS 4.0 sẽ tương đương với mức điểm 310-335 TOEIC. Ở mức điểm này, thí sinh có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh trong các tình huống cụ thể như hỏi đường, hỏi thăm sức khỏe, giao tiếp cơ bản khi gọi món,…
IELTS 4.0 có thể mang lại gì?
Được miễn thi tốt nghiệp môn tiếng Anh cấp THPT
Theo đề án của năm 2023, thí sinh có mức điểm IELTS từ 4.0 trở lên sẽ được miễn thi tốt nghiệp môn Tiếng Anh trong kỳ thi THPT Quốc gia dựa theo nguyện vọng của thí sinh (thí sinh vẫn có thể tham gia bài thi nếu không có nguyện vọng sử dụng bằng IELTS).
Tuy nhiên, thí sinh nên lưu ý rằng mức điểm IELTS 4.0 chỉ đủ để thí sinh có thể miễn thi tốt nghiệp môn tiếng Anh cấp THPT chứ không đảm bảo để sử dụng xét tuyển vào Đại học.
Cơ hội việc làm tốt hơn
Hiện tại, mức điểm IELTS 4.0 thể hiện rằng thí sinh có khả năng sử dụng tiếng Anh ở mức cơ bản. Với mức độ trên, người đọc hoàn toàn có thể gây ấn tượng đối với những vị trí không yêu cầu tiếng Anh cao cấp hay sử dụng tiếng Anh toàn thời gian.
Đạt IELTS 4.0 có khó không?
Học IELTS từ 0 lên 4.0 trong bao lâu?
Các tiêu chí đạt được IELTS 4.0
Kỹ năng Listening
Thí sinh cần có số đáp án chính xác trong khoảng 11-12 câu.
Kỹ năng Reading
Thí sinh cần có số đáp án chính xác trong khoảng 10-12 câu.
Kỹ năng Writing
Kỹ năng Writing sẽ được chấm cụ thể theo 4 tiêu chí đối với cả hai bài Writing task 1 và Writing task 2. Vậy để đạt được 4.0 điểm Writing thì từng tiêu chí của bài viết cần đạt được mức độ như sau:
Bài viết task 1
Task achievement : Thí sinh có thể đã trình bày bố cục của bài viết không hợp lý. Ngoài ra, thí sinh đã có cố gắng làm nổi bật những thông tin chính của đề bài, tuy nhiên không thể làm nổi bật hoàn toàn các thông tin ấy hoặc còn tồn tại những lỗi sai khác như: lặp ý tưởng, thông tin không chính xác, thông tin không liên quan.
Coherence and Cohesion: Thí sinh trình bày bài viết không theo một dàn ý cụ thể, dẫn đến mạch ý của bài viết không được mạch lạc, rõ ràng. Ngoài ra, mối quan hệ giữa các thông tin ở trong bài hay các câu trong bài không được thể hiện rõ ràng hoặc thể hiện không chính xác. Một số ít công cụ nối có được sử dụng nhưng tồn tại hiện tượng trùng lặp hoặc không chính xác. Thí sinh ít sử dụng hoặc sử dụng không chính xác các từ/ cụm từ thay thế.
Lexical resource: Thí sinh sở hữu vốn từ vựng cơ bản và có thể vẫn tồn tại sự trùng lặp trong quá trình viết bài. Hơn thế nữa, vốn từ vựng không đủ để thí sinh diễn đạt hoặc tồn tại một số lỗi sử dụng từ vựng không chính xác khi cố gắng sử dụng một số cụm từ được ghi nhớ sẵn. Ngoài ra, thí sinh có thể sử dụng sai từ loại của từ hoặc tồn tại lỗi sai chính tả gây cản trở đến ý nghĩa của bài viết.
Grammatical range & Accuracy: Thí sinh không sử dụng được phong phú các cấu trúc câu. Cấu trúc câu đơn chiếm đa số trong bài viết và hiếm thấy sử dụng các mệnh đề phụ. Một số câu đã được viết chính xác nhưng lỗi ngữ pháp vẫn còn tồn tại nhiều gây cản trở đến việc đọc hiểu. Ngoài ra, thí sinh có thể thiếu hoặc sử dụng sai dấu câu.
Bài viết task 2
Task response: Thí sinh không triển khai bài viết với cấu trúc phù hợp. Thí sinh không trả lời được đầy đủ câu hỏi được đưa ra ở đề bài, hoặc trả lời không chính xác do hiểu sai ý nghĩa của câu hỏi. Các ý chính trong bài viết không được thể hiện rõ ràng, rành mạch và không được củng cố vững chắc bởi các luận cứ. Ngoài ra, các thông tin có thể không liên quan hoặc bị lặp lại.
Coherence and Cohesion: Thí sinh sắp xếp thông tin không mạch lạc và không thể hiện được mối quan hệ của các thông tin ở trong câu. Thí sinh có sử dụng các công cụ nối đơn giản, tuy nhiên vẫn tồn tại sự trùng lặp hoặc không chính xác. Thí sinh ít sử dụng hoặc sử dụng không chính xác các từ/ cụm từ thay thế. Bài văn có thể không có các đoạn văn cụ thể hoặc nội dung chính của đoạn văn không rõ ràng.
Lexical resource: Thí sinh sở hữu vốn từ vựng cơ bản và có thể vẫn tồn tại sự trùng lặp trong quá trình viết bài. Hơn thế nữa, vốn từ vựng không đủ để thí sinh diễn đạt hoặc tồn tại một số lỗi sử dụng từ vựng không chính xác khi cố gắng sử dụng một số cụm từ được ghi nhớ sẵn. Ngoài ra, thí sinh có thể sử dụng sai từ loại của từ hoặc tồn tại lỗi sai chính tả gây cản trở đến ý nghĩa của bài viết.
Grammatical range & Accuracy: Thí sinh không sử dụng được phong phú các cấu trúc câu. Cấu trúc câu đơn chiếm đa số trong bài viết và hiếm thấy sử dụng các mệnh đề phụ. Một số câu đã được viết chính xác nhưng lỗi ngữ pháp vẫn còn tồn tại nhiều gây cản trở đến việc đọc hiểu. Ngoài ra, thí sinh có thể thiếu hoặc sử dụng sai dấu câu.
Kỹ năng Speaking
Kỹ năng Speaking sẽ được chấm cụ thể theo 4 tiêu chí. Vậy để đạt được điểm 4.0 Speaking thì từng tiêu chí của câu trả lời cần đạt được mức độ như sau:
Fluency and coherence: Thí sinh có tốc độ nói chậm cùng sự xuất hiện của yếu tố trùng lặp. Ngoài ra, thí sinh không có khả năng nói trôi chảy câu hoàn chỉnh mà còn tồn tại nhiều lúc dừng giữa câu và hiện tượng tự sửa lỗi. Thí sinh có thể kết nối các câu đơn với nhau bằng các công cụ nối đơn giản nhưng vẫn tồn tại hiện tượng trùng lặp
Lexical resource: Thí sinh sở hữu vốn từ vựng đủ cho những chủ đề quen thuộc nhưng không có khả năng truyền tải hết nội dung đối với những chủ đề hiếm gặp hơn. Thí sinh thường xuyên lựa chọn sử dụng từ vựng không chính xác và ít khi thay thế cách diễn đạt của bản thân. Ít khi cố gắng paraphrase.
Grammatical range and Accuracy: Thí sinh có thể đưa ra các câu trả lời ngắn mà không xuất hiện lỗi. Tuy nhiên, các câu trả lời dài với mệnh đề phụ hiếm khi xuất hiện hoặc tồn tại lỗi lặp hoặc sử dụng sai ngữ pháp.
Pronunciation: Thí sinh phát âm các từ đơn hoặc các cụm từ thiếu độ chính xác, gây ảnh hưởng đến độ mạch lạc của câu trả lời và câu trả lời của thí sinh tồn tại những phần khó hiểu. Thí sinh có cố gắng nhấn, nhá và đặt trọng âm trong câu trả lời tuy nhiên chưa có khả năng kiểm soát cao. Thí sinh không có khả năng giữ âm điệu xuyên suốt câu trả lời mà thường xuyên bị lạc nhịp.
Lộ trình học IELTS đạt 4.0
Giai đoạn 1: từ 0 đến 3.5
Thời gian ôn luyện: khoảng 3 tháng.
Mục tiêu cần đạt: Đối với giai đoạn 0-3.5, thí sinh nên tập trung vào việc học những kiến thức ngữ pháp và từ vựng nền tảng.
Kỹ năng Ngữ pháp
Thí sinh cần tập trung vào các thành phần cấu tạo nên câu, các thì (thì hiện tại đơn, quá khứ đơn, tương lai, thì hiện tại hoàn thành,…), danh từ số ít/ số nhiều, mạo từ, câu so sánh,… Thí sinh có thể luyện tập bằng cách tập viết các câu đơn hoặc đặt ví dụ cho từng chủ đề ngữ pháp mà thí sinh đã học.
Vốn từ vựng
Thí sinh nên tập trung học các từ vựng cơ bản hay được sử dụng cho các chủ đề hằng ngày như: number (số), hobby (sở thích), house (nhà của), weather (thời tiết). Thí sinh nên lưu ý rằng ngoài việc học thuộc từ và nghĩa của từ vựng, thí sinh cũng cần tập trung vào cách phát âm của từ vựng đó.
Kỹ năng phát âm
Thí sinh có thể học trước bảng quy tắc IPA (International Phonetic Alphabet) - Bảng chữ cái ngữ âm quốc tế để có thể học phát âm bài bài hơn. Sau khi nắm chắc được các quy tắc phát âm của bảng IPA, thí sinh nên bắt đầu tập nói với các chủ đề hằng ngày và áp dụng các từ vựng bản thân đã học.
Nghe và Đọc căn bản
Thí sinh có thể kết hợp với việc làm bài listening (nghe) đơn giản và reading (đọc) ngắn ở trình độ A1 khi học từ vựng mới. Ở giai đoạn này, thí sinh nên lựa chọn các bài đọc và nghe với độ dài và độ khó vừa phải, phù hợp cho những người mới bắt đầu.
Đây là những phần cơ bản mà thí sinh cần tập trung nắm chắc trước khi bước vào giai đoạn sau đó.
Một số tài liệu thí sinh có thể tham khảo thêm như sau: Vocabulary in Use, Pronunciation in Use, Get ready for IELTS, trang Web Cambridge (tìm kiếm tài liệu Listening và Reading dành cho trình độ A1). Đây đều là những tài liệu cơ bản giúp người đọc làm quen với các kiến thức sẽ sử dụng nhiều trong IELTS ở giai đoạn sau này.
Giai đoạn 2: từ 3.5 đến 4.0
Thời gian ôn luyện: khoảng 3 tháng.
Mục tiêu cần đạt:
Vốn từ vựng
Thí sinh nên bắt đầu với việc học các từ vựng thuộc các chủ đề rộng hơn và mang tính học thuật hơn, ví dụ như technology (công nghệ), manufacture (sản xuất), natural life (cuộc sống tự nhiên),… Tuy nhiên, thí sinh nên lưu ý là hãy bắt đầu với những từ vựng ở mức độ A2, B1 đầu tiên và nắm chắc những từ vựng này.
Kỹ năng Ngữ pháp
Thí sinh nên ôn tập lại các ngữ pháp cơ bản đã được học ở giai đoạn trước. Sau đó luyện tập sử dụng bằng việc viết những đoạn văn ngắn về các chủ đề cơ bản. Về từ vựng, thí sinh nên mở rộng vốn từ vựng của mình một cách nhanh nhất bằng việc tìm hiểu về Word Family- họ của từ như tiền tố, hậu tố để có thể đẩy cao tốc độ của bản thân.
Trong giai đoạn này, thí sinh nên bắt đầu làm quen với hình thức của kỹ năng Speaking, Reading và Listening của bài thi IELTS bao gồm như: mỗi kỹ năng sẽ có bao nhiêu câu hỏi, có những dạng bài nào,… Sau đó, thí sinh có thể bắt đầu với một số dạng đơn giản nhất. Cụ thể hơn:
Kỹ năng Speaking
Thí sinh có thể bắt đầu luyện tập IELTS Speaking part 1, 2 vì phần này sẽ là đưa ra các câu hỏi không quá khó và chỉ yêu cầu đưa ra câu trả lời với độ dài vừa phải. Thí sinh nên tìm hiểu các kỹ thuật đơn giản để có thể đưa ra câu trả lời cho phần thi Speaking part 1,2 như Kéo dài câu trả lời bằng phương pháp như: Giving example (đưa ra ví dụ), giving explanation (đưa ra lời giải thích), giving contrast (đưa ra sự đối lập), Using discourse markers (sử dụng từ, cụm từ, cách mở đầu).
Kỹ năng Listening
Với kỹ năng Listening, thí sinh cũng có thể bắt đầu với việc làm quen các dạng đề như “Form Completion” (Hoàn thiện Form), Multiple Choices (Chọn đáp án đúng giữa nhiều đáp án), Short Answer (Câu trả lời ngắn). Các dạng bài này có thể xuất hiện ở bất kỳ phần thi nào trong bài IELTS Listening, vậy nên thí sinh có thể tìm bài tập lẻ theo từng dạng câu hỏi. Thí sinh nên lưu ý việc tự chữa bài và nghiên cứu đáp án kỹ càng bằng việc đọc phân tích đáp án và kiểm tra transcript (lời thoại của audio).
Kỹ năng Reading
Cuối cùng, thí sinh vẫn nên tập trung vào việc đọc các văn bản ngắn nhưng có các câu hỏi của bài Reading IELTS như: điền câu trả lời vào chỗ trống, T/F/NG, v.v. Thí sinh nên lưu ý việc tự chữa bài và nghiên cứu đáp án kỹ càng bằng việc đọc phân tích đáp án.
Kỹ năng Writing
Thí sinh nên bắt đầu với việc làm quen các dạng đề bài khác nhau của IELTS Writing Task 1 cũng như cách phân tích đề bài, số liệu. Thí sinh cần nắm chắc cấu trúc diễn tả so sánh và xu hướng để diễn đạt các thông tin của đề bài. Đối với IELTS Writing Task 2, thí sinh cũng cần làm quen với các dạng câu hỏi và cách triển khai ý tưởng cho từng nhóm chủ đề khác nhau (Chủ đề về “Health” - sức khoẻ, “Education” - giáo dục”).
Thí sinh có thể tham khảo một số tài liệu sau: Destination B1, Bridge to IELTS Pre-intermediate – Intermediate Band 3.5 to 4.5, trang Web Cambridge (tìm kiếm tài liệu Listening và Reading dành cho trình độ A2, B1). Ngoài ra, thí sinh có thể kết hợp với nghe, đọc tiếng Anh đơn giản với nội dung giải trí ở trên các nền tảng Internet.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
“Band Score and Marking|IDP IELTS.” IDP IELTS Japan, ieltsjp.com/japan/about/about-ielts/ielts-band-scores/en-gb.
“IELTS Writing Band Scores.” IDP IELTS Vietnam, ielts.idp.com/vietnam/results/scores/writing/en-gb.
“How Are Your IELTS Speaking Scores Determined?” IDP IELTS Vietnam, ielts.idp.com/vietnam/results/scores/speaking/en-gb.
'Bảng Chuyển Đổi Điểm TOEIC Sang IELTS Chi Tiết Nhất tại Vietnam.' IDP IELTS Vietnam, 1 Apr. 2023, ielts.idp.com/vietnam/about/news-and-articles/article-toeic-and-ielts-level?countryid=227&utm_source=google&u
'Danh Sách Chứng Chỉ Ngoại Ngữ để Miễn Thi Tốt Nghiệp THPT.' Xaydungchinhsach.chinhphu.vn, 11 Mar. 2024, xaydungchinhsach.chinhphu.vn/danh-muc-chung-chi-ngoai-ngu-de-mien-thi-ngoai-ngu-tot-nghiep-thpt-119240308184350797.htm.