1. IELTS Life Skills là gì?
Kỳ thi này bắt đầu từ ngày 05/04/2015 theo quy định của Chính phủ Anh, thay thế cho chứng chỉ KET (bậc 1 và bậc 2 của Cambridge English). Đây là đề xuất của ba đối tác IELTS: Hội đồng Anh, IDP Australia và Cambridge English Language Assessment.
2. Dạng bài thi IELTS Life Skills
Trong kỳ thi IELTS Life Skills, bạn sẽ được ghép cặp với một thí sinh khác và đối diện trực tiếp với giám khảo. Hầu hết các câu hỏi đều xoay quanh các chủ đề như công việc hàng ngày, giao thông, hoặc thời tiết,... Đây là những đề tài thường gặp trong các cuộc trò chuyện hàng ngày tại các nước sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính.
Một số chủ đề phổ biến bạn có thể gặp trong kỳ thi IELTS Life Skills:
- Thông tin cá nhân và những kinh nghiệm riêng
- Công việc, học tập
- Gia đình, bạn bè
- Mua sắm
- Sức khỏe
- Hoạt động trong thời gian rảnh rỗi
- Giáo dục
- Giao thông
- Nhà cửa
- Thời tiết
3. Dạng cấu trúc bài thi IELTS Life Skills
3.1. IELTS Life Skills – Kỹ năng nói và lắng nghe A1
Thời gian thi: Kéo dài từ 16 phút – 18 phút.
Hình thức thi: Dự thi cùng với một thí sinh khác và giám thị.
Đối tượng phù hợp: Những bạn cần kỹ năng nghe – nói tiếng Anh tương ứng với khung quy chiếu trình độ ngôn ngữ khung châu Âu ở cấp độ A1.
Yêu cầu bài thi:
- Nghe và phản xạ với tiếng Anh trong các ngữ cảnh đơn giản như các thông báo và hướng dẫn.
- Giao tiếp được các thông tin cơ bản như thông tin cá nhân, bày tỏ cảm xúc, ý kiến, quan điểm riêng về các chủ đề quen thuộc.
- Giao tiếp cùng người khác trong một tình huống về các chủ đề quen thuộc.
Các phần thi:
- Miêu tả
- Cho ý kiến
- Nêu thông tin cá nhân
- Nêu sở thích
- Nhận xét
- Hỏi thông tin hoặc mô tả
- Đồng ý hoặc không đồng ý
- Giải thích, nêu lý do hoặc thanh minh
- Quyết định
- Gợi ý
- Lựa chọn
3.2. IELTS Life Skills – Kỹ năng nói và lắng nghe A2 (Chỉ có tại Vương Quốc Anh)
Thời gian thi: Kéo dài trong 20 phút
Hình thức thi: Dự thi cùng với một thí sinh khác và giám thị.
Đối tượng phù hợp: Những bạn cần kỹ năng nghe – nói tiếng Anh tương ứng với khung quy chiếu trình độ ngôn ngữ khung châu Âu ở cấp độ A2.
Yêu cầu bài thi:
- Nghe và phản xạ với tiếng Anh về các thông tin đơn giản, bản tường thuật ngắn, lời giải thích và hướng dẫn.
- Giao tiếp, truyền đạt được các thông tin cơ bản như thông tin cá nhân, bày tỏ cảm xúc, ý kiến, quan điểm riêng về các chủ đề quen thuộc.
- Giao tiếp với một hay nhiều người khác trong một tình huống về các chủ đề quen thuộc.
Các phần thi:
- So sánh
- Sắp xếp ý tưởng
- Lập luận thuyết phục
3.3. IELTS Life Skills – Kỹ năng nói và lắng nghe B1
Thời gian thi: Kéo dài trong 22 phút.
Hình thức thi: Dự thi cùng với một thí sinh khác và giám thị.
Đối tượng phù hợp: Những bạn cần kỹ năng nghe – nói tiếng Anh tương ứng với khung quy chiếu trình độ ngôn ngữ khung châu Âu ở cấp độ B1.
Yêu cầu bài thi:
- Lắng nghe, phản xạ lại được bằng tiếng Anh về các thông tin đơn giản, bản tường thuật ngắn, đồng thời làm theo lời giải thích và hướng dẫn đơn giản.
- Giao tiếp, truyền đạt được các thông tin cơ bản như thông tin cá nhân, bày tỏ cảm xúc, ý kiến, quan điểm riêng về các chủ đề quen thuộc, sử dụng được các cấu trúc phức tạp.
- Giao tiếp với một hay nhiều người khác trong một tình huống về các chủ đề quen thuộc, đưa ra các luận điểm cá nhân phù hợp, phản hồi người khác nói về chủ đề quen thuộc.
Các phần thi:
- Thể hiện nét tương phản, nguyên nhân, lý do, mục đích của vấn đề
- Tường thuật lại vấn đề.
- Hỏi về các sự kiện trong quá khứ hoặc tương lai.
- Diễn đạt một sự chắc chắn hoặc khả năng sẽ xảy ra trong tương lai.
3.4. Những điều cần lưu ý về cấu trúc bài thi IELTS Life Skills
Đầu tiên, thí sinh sẽ không được nghỉ giải lao giữa phần Listening và Speaking.
Ngoài ra, giám thị sẽ đánh giá bài thi IELTS Life Skills của thí sinh theo các tiêu chí sau:
- Thí sinh tiếp nhận thông tin thế nào?
- Thí sinh có khả năng truyền đạt thông tin ra sao?
- Khả năng giao tiếp của thí sinh có lưu loát, sử dụng đúng ngữ pháp, từ vựng không?
- Thí sinh có cách tham dự, thảo luận khi tham gia một cuộc thảo luận như thế nào?
Mặc dù thi cùng một thí sinh khác nhưng kỹ năng của từng người sẽ được giám khảo đánh giá riêng biệt. Do đó, bạn đừng lo lắng về việc thí sinh đồng hành có thể ảnh hưởng đến chất lượng bài thi của bạn.
Cuối cùng, một điều quan trọng là sau khi vượt qua bài thi IELTS Life Skills, thí sinh không thể thi lại với cùng một mức độ trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, nếu không vượt qua, thí sinh có thể đăng ký thi lại mà không bị hạn chế số lần.
4. Bài thi IELTS Life Skills có khó không? Tại sao bạn nên chọn thi IELTS Life Skills?
Tuy nhiên, vì đây là kỳ thi dành cho những ai có ý định du học hoặc nhập cư tại Vương Quốc Anh, vì thế bạn cần có nền tảng tiếng Anh tốt để dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống tại một quốc gia mới.
Bài thi IELTS Life Skills là một sự lựa chọn thích hợp cho bất kỳ ai có ý định đi du học hoặc nhập cư tại các quốc gia sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính.
Bởi vì kỳ thi này có sẵn tại các địa điểm ở Vương Quốc Anh và trên toàn thế giới, được chấp nhận trong danh sách các Bài kiểm tra Tiếng Anh An toàn (SELF) của Bộ Nội vụ Vương quốc Anh. Kết quả bài thi sẽ được thông báo trong vòng 07 ngày.
Đối với những ai có ý định du học tại Anh, chứng chỉ IELTS Life Skills có thể được sử dụng như một phần của đơn xin visa hoặc đơn xin nhập cư tại Anh. Vì thế, IELTS Life Skills rất có ích cho những đối tượng có ý định ở lại với gia đình, bạn bè hoặc đối tác tại Anh, có dự định sinh sống và phát triển sự nghiệp tại đây hoặc có ý định trở thành công dân Anh.
5. Các bước chuẩn bị hiệu quả cho bài thi IELTS Life Skills
Để chuẩn bị tốt cho bài thi IELTS Life Skills, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Người học cần luyện tập, cũng như liên tục làm các bài kiểm tra mẫu. Người học nên có ý thức giới hạn thời gian, làm bài nghiêm túc để kiểm tra trình độ bản thân.
- Bước 2: Thí sinh nên tham khảo cách học, các mẹo làm bài từ chính giáo viên, các chuyên gia luyện thi IELTS.
- Bước 3: Thí sinh cần thực hành luyện nói và giao tiếng bằng tiếng Anh thường xuyên hơn.
- Bước 4: Thí sinh hình thành thói quen nghe tin tức bằng tiếng Anh bằng các kênh phương tiện truyền thông khác nhau.