Tiêu chí Lexical Resource (Từ vựng) là một trong bốn tiêu chí dùng để đánh giá khả năng giao tiếp của thí sinh khi dự thi IELTS Speaking. Bài viết sau đây sẽ phân tích sự khác nhau giữa band điểm 5, 6 và 7 trong tiêu chí Lexical Resource. Từ đó, người đọc có thể thấy được sự khác nhau, cách cải thiện qua các band điểm. Ngoài ra, bài viết cũng sẽ lấy chủ đề IELTS Speaking Part 2 Describe a person để làm ví dụ trực quan cho sự khác nhau và cách cải thiện này.
Phân tích tiêu chí Lexical Resource band 5, 6, 7
Band 5
Manages to talk about familiar and unfamiliar topics but uses vocabulary with limited flexibility (Có khả năng nói thảo luận về các chủ đề quen thuộc và không quen thuộc nhưng còn hạn chế sự đa dạng ở vốn từ.)
Attempts to use paraphrase but with mixed success (Có cố gắng sử dụng diễn giải nhưng mức độ thành công hạn chế)
Band 6
Has a wide enough vocabulary to discuss topics at length and make meaning clear in spite of inappropriacies (Có lượng từ vựng đủ rộng để thảo luận các chủ đề ở độ dài nhất định và truyền tải rõ ý bản thân muốn nói tuy rằng có những sự mắc lỗi dùng từ)
Generally paraphrases successfully (Nhìn chung là thành công trong việc diễn đạt cùng một ý với các từ ngữ khác nhau)
Band 7
Uses vocabulary resource flexibly to discuss a variety of topics (Sử dụng nguồn từ vựng một cách linh hoạt để thảo luận về nhiều chủ đề khác nhau)
Uses some less common and idiomatic vocabulary and shows some awareness of style and collocation, with some inappropriate choices (Sử dụng một số từ vựng thành ngữ và ít phổ xbiến hơn, đồng thời cho thấy một số nhận thức về văn phong và cách sắp xếp, với một số lựa chọn không phù hợp)
Uses paraphrase effectively (Sử dụng paraphrase hiệu quả)
Cụ thể hơn, phần Lexical Resource trong IELTS Speaking được đánh giá qua các yếu tố:
Phạm vi (độ rộng của từ vựng)
Tiêu chí này đánh giá độ rộng trong vốn từ của thí sinh. Tiêu chí này sẽ được kiểm tra dựa trên các chủ đề được đưa ra. Thông thường, thí sinh sẽ nhận các chủ đề tương đối đơn giản ở phần đầu bài thi. Sau đó, để kiểm tra tiêu chí này, giám khảo sẽ tiếp tục đặt các câu hỏi ở các chủ đề khó hơn hoặc không quen thuộc. Sự ngập ngừng hoặc trả lời vòng vo, đặc biệt trong Speaking part 2 và 3, sẽ làm ảnh hưởng đến số điểm của thí sinh trong tiêu chí này.
Tính linh hoạt và sự chính xác (sự linh hoạt và chính xác trong việc sử dụng từ vựng)
Tiêu chí này kiểm tra sự linh hoạt và chính xác trong cách sử dụng từ của thí sinh. Nói cách khác, tiêu chí này kiểm tra việc sử dụng ngữ nghĩa của từ. Việc thí sinh không kéo dài câu trả lời của mình, sử dụng từ sai ngữ cảnh hoặc sử dụng nghĩa của từ một cách hạn chế (chỉ sử dụng được 1 nghĩa trong 1 ngữ cảnh cụ thể) sẽ làm ảnh hưởng đến tiêu chí này.
Sử dụng thành ngữ (Sử dụng các thành ngữ)
Idiomatic Expressions là phương thức biểu đạt dùng những cách diễn đạt mà nghĩa của chúng hoàn toàn không liên quan tới nghĩa của từng từ trong cụm từ đó. Nói cách khác, đây là các cụm từ luôn được hiểu theo nghĩa bóng.
Diễn đạt bằng từ ngữ thay thế (Sử dụng các cách diễn đạt thay thế)
Tiêu chí này đánh giá khả năng tự sử dụng ngôn ngữ của thí sinh để diễn đạt lại 1 ý đã cho với mục đích giải thích hoặc khi thí sinh không nhớ một từ cụ thể nào đó. Điểm của thí sinh sẽ bị ảnh hưởng trong trường hợp thí sinh lặp lại một cách diễn đạt nhiều lần trong câu trả lời của mình hoặc thí sinh có paraphrase nhưng lại chọn sử dụng các cấu trúc, từ vựng không phù hợp.
Style (Phong cách)
Ngôn ngữ trang trọng (Formal language) được sử dụng chính trong văn viết, đặc biệt là trong các ngữ cảnh mang tính học thuật (khi viết giáo trình, luận văn, luận án). Mặt khác, informal language là ngôn ngữ không trang trọng, phần lớn được sử dụng khi nói, trong các ngữ cảnh giao tiếp xã hội hằng ngày. Trong IELTS Speaking, thí sinh sẽ được đánh giá khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nói trong các ngữ cảnh khác nhau của đời sống, vì vậy phần lớn nội dung các câu trả lời nên được sử dụng ở văn phong informal. Để hiểu rõ hơn về 2 loại ngôn ngữ này, thí sinh có thể tham khảo bài viết sau: Ngôn ngữ trang trọng và không trang trọng trong tiếng Anh giao tiếp – Phần 1
Combination of words (Sự kết hợp của từ ngữ)
Theo định nghĩa theo sách English Collocation in Use xuất bản bởi Cambridge University, collocation là sự kết hợp giữa hai hoặc nhiều từ thường xuyên được đi cùng với nhau. Ví dụ: “blond hair” thay vì “yellow hair”. Tiêu chí này đáng giá khả năng kết hợp từ của thí sinh, kiểm tra xem thí sinh có kết hợp được các từ thông dụng và tự nhiên sẽ đi với nhau hay không.
Sau đây, tác giả sẽ trình bày ngắn gọn các tiêu chí trên theo 3 band điểm 5, 6 và 7:
Extent
Band 5
Đủ từ vựng để nói ngắn gọn về chủ đề quen thuộc. Vốn từ còn hạn chế ở các chủ đề khác.
Part 3 nói có trọng điểm nhưng ngắn. Đối với các câu khó, thường trả lời vòng vo hoặc không hiểu câu hỏi.
Có một vài khoảng ngừng không tự nhiên ở part 2 để tìm từ vựng.
Band 6: Đủ từ vựng để nói về hầu hết chủ đề, trừ một vài các chủ đề khó ở part 3 hoặc các chủ đề không quen thuộc (nhưng vẫn trả lời đơn giản được).
Band 7: Có vốn từ đủ rộng để nói về tất cả chủ đề. Không thể trả lời lưu loát khi gặp các câu hỏi khó nhất ở Part 3.
Adaptability and accuracy
Band 5
Lạm dụng 1 vài từ. Sử dụng vài từ chính xác nhưng chỉ với duy nhất 1 cách dùng.
Trả lời ngắn (chỉ trả lời cơ bản cho câu hỏi được đặt ra). Không có khả năng kéo dài câu trả lời vì vốn từ hạn chế.
Band 6:
Có 1 vài lỗi sử dụng từ nhưng không ảnh hưởng đến thông điệp được truyền tải.
Sẵn sàng mở rộng câu trả lời, tuy nhiên, đôi khi nói lan man và thiếu hợp lý vì vốn từ chưa phong phú.
Band 7: Cho thấy sự đa dạng trong cách sử dụng từ (biết cách sử dụng các nghĩa khác nhau của cùng 1 từ)
Usage typical of a language (Sử dụng thành ngữ)
Band 5: Hiếm khi hoặc không sử dụng các cách diễn đạt thành ngữ.
Band 6: Ít sử dụng, có thể lặp đi lặp lại một vài cụm từ thông dụng
Band 7:
Sử dụng được 1 vài cách diễn đạt thành ngữ thông dụng.
Có xài các từ vựng ít thông dụng, nhưng vẫn có chỗ không hợp lý
Phong cách
Band 5: Ít hoặc không hiểu về mức độ trang trọng của ngôn ngữ sử dụng.
Band 6: Ở nhiều trường hợp, thí sinh có thể sử dụng ngôn ngữ trang trọng không cần thiết (chẳng hạn như tiếng Anh khi viết thư trong doanh nghiệp hoặc tiếng Anh viết học thuật)
Phân biệt được văn phong trang trọng và không trang trọng trong văn nói.
Tính kết hợp từ ngữ
Band 5: Có vài lỗi kết hợp từ, gây nhầm lẫn, khó hiểu cho người nghe
Band 6: Đôi khi kết hợp từ sai, không hợp lý nhưng không gây nhầm lẫn
Band 7: Kết hợp từ chính xác (cách kết hợp tự nhiên và thông dụng nhát). Tuy nhiên, vẫn có 1 vài lỗi nhỏ
Diễn giải lại
Band 5: Có cố gắng paraphrase nhưng thường không truyền tải được thông tin.
Band 6: Có khả năng paraphrase lại khi cần phải giải thích thêm hoặc khi không nhớ một từ cụ thể, tuy nhiên vẫn còn vài chỗ chọn từ không hợp lý.
Band 7: Paraprhase gần như native-speaker khi không biết một từ cụ thể hoặc khi đang diễn giải lại ý của mình.
Nguồn: IELTS yasi
Phân tích mẫu câu trả lời chủ đề IELTS Speaking Phần 2 Mô tả một người
Tuy nhiên, khi thi nói, thí sinh sẽ ấp úng hoặc lặp từ theo những cách khác nhau. Những khoảng dừng không tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến band điểm ở tiêu chí Lexical Resource như đã phân tích ở trên. Vì đặc điểm văn viết, bài viết không thể miêu tả cụ thể những yếu tố trên nên người đọc cần lưu ý các thí sinh ở những câu trả lời mẫu sau sẽ gặp những vấn đề tương ứng với band điểm của họ.
Đề bài:
Bài mẫu IELTS Speaking Phần 2 Mô tả một người đạt band 5 ở phần Tài nguyên từ vựng
Now, I will describe my close friend because I like to meet him very regular. I have known him for like 12 years. We meet each other like two times a week.
How you met: I met him when we were at school. We went to the same school because we have the same childhood. When we first met each other, we did not talk to each other very often but after a long time, we finally began to catch up on each other.
He is funny although he likes watching action movies. He used to tell funny stories to his friends. We laugh a lot when he tells stories because they are really funny. Moreover, he is … what is it … he likes working for other people. I remember one time he came to me and did me many good things.
He is my close friend because we like each other a lot. We talk about different things, namely music or movies that we like. Therefore, I really love to meet him when I feel stressful because we can talk about lots of things, in this way, I can facilitate my stress. When we discussed stories, it is very exciting to notice that we enjoy it a lot.
Bài mẫu IELTS Speaking Phần 2 Mô tả một người đạt band điểm 6 ở phần Tài nguyên từ vựng
Now, I will describe my close friend because it’s really fun to see him. I have known him for like 12 years, since we started to go to school. Nowadays, we meet each other like two times a week. It’s not very often but I think it’s enough to catch up on each other’s news.
I met him when we were at school. We went to the same school because we grew up together. When we first encountered each other, we didn’t talk to each other very often but after a while, we finally began to break the ice. He was highly shy at that moment at I had to be the one who said first.
He’s quite funny. He used to tell funny stories to his friends. We laugh a lot when he tells jokes because they are really funny. Moreover, he is helpful. He always gives me a hand when I’m in need, so I can totally count on him.
He is my close friend because we share the same hobbies. We talk about different things, such as music or movies that we like. So, I really love to meet him when I feel stressed because we can talk about lots of things, in this way, I can ease stress. When we discussed stories, it is very exciting to notice that we enjoy it a lot. In conclusion, I think he is a true gift that I should value and respect.
Bài mẫu IELTS Speaking Phần 2 Mô tả một người đạt band điểm 7 ở phần Tài nguyên từ vựng
Now, I will describe a great friend of mine who I meet like twice a week. It’s not very often but I think it’s enough to catch up on each other’s news.
I’ve known him for like 12 years, since we started to go to school. I met him when we were at school. We went to the same school because we grew up together. When we first met, he came across not very well as he got a face only a mother could love. So, we didn’t talk to each other very often but after a while, we finally began to get to know each other more deeply. We then started to realize that we have a lot in common.
About his personality, he’s quite funny. He used to tell funny stories to his friends, including me. We laugh a lot when he tells jokes because they are incredibly hilarious. I did give him some advice to become a comedian but he refused. Besides that, he is extremely helpful. He always gives me a hand when I’m in need, so I can totally count on him whenever I face a problem.
The reason why he’s one of my closest friends is that we share the same hobbies and interests. We can talk about different things, like music or movies. So, I really love to meet him when I feel stressed because chatting with him can actually relieve my stress. All things considered, I think he’s an invaluable resource that I have to treasure.
Phân tích mẫu câu trả lời
Tiêu chí Phạm vi
Band 5
Vốn từ hạn chế, chỉ nói được về các chủ đề quen thuộc như: friends hoặc miêu tả các tính cách thông thường như funny. Khi nói về các vấn đề khó hơn, ví dụ như: childhood và helpful thì sử dụng sai từ (have the same childhood, likes working for people).
Band 6: Đủ từ vựng để nói về tất cả các chủ đề của câu trả lời. Tuy nhiên, câu trả lời vẫn còn tương đối đơn giản. Ngoài ra, vẫn còn có chỗ sử dụng sai từ như: said first
Band 7: Có vốn từ đủ rộng để nói về tất cả chủ đề được đề cập trong câu trả lời.
Tiêu chí Linh hoạt và chính xác
Band 5
Lặp từ khá nhiều. Sử dụng lặp lại từ because khi nói về lí do.
Khả năng kéo dài câu trả lời kém, các câu nói không liên kết với nhau. Ví dụ: I have known him for 12 years. We meet each other two times a week.
Tất cả các từ đều sử dụng ở 1 nghĩa. Sử dụng sai các từ: childhood, catch up, work for, stressful…
Band 6:
Có 1 vài lỗi sử dụng từ (ví dụ như “encounter” không dùng khi nói về việc gặp gõ bạn bè) nhưng người nghe vẫn có thể hiểu được ý của người nói.
Có khả năng kéo dài câu trả lời, tuy nhiên, có vài chỗ vẫn còn lan man, ví dụ: câu cuối cùng chỉ là lặp lại các ý trước, không mang lại ý nghĩa gì cho đoạn văn.
Band 7: Cho thấy sự đa dạng trong cách sử dụng từ. Có thể sử dụng 1 từ với các nghĩa khác nhau, ví dụ: sử dụng face ở dạng danh từ (mặt của con người) và dạng động từ (đối mặt với).
Tiêu chí Sử dụng thành ngữ
Band 5: Có sử dụng các cụm động từ như catch up hoặc work for nhưng đều sử dụng sai.
Band 6: Sử dụng được 1 vài cụm động từ như catch up hoặc count on. Tuy nhiên, khi sử dụng các thành ngữ khó hơn như break the ice (bắt chuyện với 1 người lạ) thì lại sử dụng không phù hợp.
Band 7:
Sử dụng tốt các cụm động từ và có sử dụng được 2 idioms trong bài nói: got a face only a mother could love, All things considered.
Sử dụng các từ ít thông dụng như: come across, hilarious, treasure nhưng vẫn có chỗ xài chưa hợp lý, ví du: treasure là quý trọng nhưng chỉ sử dụng khi nói về 1 vật nào đó, chứ không phải người.
Tiêu chí Phong cách
Band 5: Không hiểu về văn phong của tiếng Anh. Đầu câu trả lời sử dụng từ like (informal) rất nhiều nhưng sau đó sử dụng các từ rất formal như therefore, facilitate…
Band 6: Sử dụng tốt văn phong cho văn nói. Tuy nhiên, vẫn có chỗ sử dụng từ quá trang trọng: encounter, in conclusion…
Band 7: Sử dụng tốt văn phong cho văn nói
Tiêu chí Tính kết hợp từ ngữ
Band 5: Có các lỗi kết hợp từ gây nhầm lẫn cho người nghe. Ví dụ: thay vì work with people (làm việc cùng người khác) lại sử dụng work for people (làm việc cho người khác).
Band 6: Đôi khi sử dụng collocation chưa tự nhiên: ease stress, highly shy… nhưng không gầy nhầm lẫn, khó hiểu cho người nghe
Band 7: Sử dụng collocation hầu hết chính xác, ví dụ: extremely helpful, relieve stress… nhưng vẫn có chỗ chưa tự nhiên: incredibly hilarious (hilarious đã mang ý nghĩa rất hài hước rồi nên sẽ không cần trạng từ để thể hiện điều này nữa).
Tiêu chí Diễn giải lại
Band 5: Rất ít sử dụng paraphrase, nếu có thì sử dụng sai. Ví dụ: Người nói cố gắng paraphrase cụm từ “talk about different things” nhưng lại sử dụng “discuss stories”
Band 6: Có khả năng paraphrase lại khi cần. Ví dụ: funny stories => jokes, helpful => always gives me a hand,… Tuy nhiên, có vài chỗ còn như phù hợp, ví dụ: talk about different things” nhưng lại sử dụng “discuss stories”
Band 7: Paraprhase gần như native-speaker, ví dụ: funny = hilarious, have a lot in common = share the same hobbies and interests.
Một số gợi ý để cải thiện band điểm từ 5 lên 6 ở tiêu chí Tài nguyên từ vựng IELTS Speaking Phần 2
Phạm vi
Thí sinh cần luyện tập tự nói thường xuyên hơn để tránh sự ngập ngừng, lên dàn ý và trau dồi vốn từ vựng chủ đề để có thể mở rộng bài nói Part 2 ở một mức độ đủ, đặc biệt ở các chủ đề không quen thuộc, ví dụ: Describe a person who helps protect the environment, Describe an actor/ actress you admire… Điều này cũng sẽ giúp cải thiện độ dài câu trả lời của thí sinh.
Linh hoạt và chính xác
Học cách sử dụng các liên từ sao cho các câu nói được kết nối mạch lạc hơn. Ngoài ra, thí sinh cũng nên học cả từ vựng và cách áp dụng chúng trong từng ngữ cảnh khác nhau. Chú ý đến các từ vựng chỉ sử dụng cho người và cho vật, ví dụ: treasure có nghĩa là quý trọng nhưng chỉ sử dụng khi nói về một vật nào đó, không áp dụng cho người được.
Sử dụng thành ngữ
Học cách sử dụng của các idiomatic expressions đơn giản khi nói về người, như cụm động từ hoặc các cách diễn đạt tự nhiên, ngắn gọn khác.
Phong cách
Sử dụng contractions (rút gọn) khi nói chuyện, ví dụ: he is → he’s, I am → I’m để ngôn ngữ phù hợp hơn với style informal. Học thêm các liên từ phù hợp với văn nói.
Tính kết hợp từ ngữ
Học thêm các collocation theo chủ đề, đặc biệt chú ý đến những việc kết hợp từ nào có thể làm thay đổi nghĩa của cả câu, ví dụ: work with và work for. Đối với những chủ đề chỉ người như trên, thí sinh có thể tham khảo: Cách miêu tả người trong IELTS Speaking Part 2 (Phần 1)
Diễn giải lại
Học các cụm từ, cách diễn đạt thay thế cơ bản. Chú trọng đến những từ thường gặp trong các chủ đề
Một số gợi ý để nâng band điểm từ 6 lên 7 ở tiêu chí Tài nguyên từ vựng IELTS Speaking Phần 2
Phạm vi
Tiếp tục luyện tập từ vựng ở các chủ đề. Đặc biệt chú trọng vào các chủ đề khó, trừu tượng hơn, ví dụ: Describe a person who gave a clever solution to a problem…
Linh hoạt và chính xác
Học cách sử dụng các nghĩa khác nhau của cùng một từ. Cần chú ý tới việc sử dụng các từ thông dụng khi nói về người, ví dụ: từ face (gương mặt) còn có nghĩa là đối mặt. Tránh việc lặp lại ý tưởng trước khi trả lời câu hỏi.
Sử dụng thành ngữ
Học tiếp tục cách sử dụng các idiomatic expressions theo chủ đề. Về chủ đề chỉ người, thí sinh có thể tham khảo: Cách miêu tả người trong IELTS Speaking Part 2 (Phần 1)
Phong cách
Phân biệt các từ phù hợp cho văn nói và viết. Thí sinh có thể nhận biết điều này qua các từ điển tiếng Anh. Từ được gán formal sẽ phù hợp cho văn phong trang trọng. Ngược lại, từ được gán informal sẽ phù hợp cho văn nói hơn.
Tính kết hợp từ ngữ
Đối với các cụm từ cố định, thí sinh cần chú ý đến việc sử dụng chính xác về cấu trúc cụm từ cũng như ngữ cảnh. Danh sách các cụm từ cố định theo chủ đề có thể được tham khảo trên Mytour.vn.
Diễn giải lại
Tiếp tục rèn luyện khả năng diễn giải lại. Cần học thêm cách diễn giải lại cả một cụm từ thay vì một từ đơn, ví dụ: have a lot in common => share the same hobbies and interests.
Thí sinh cần chú ý rằng việc cải thiện band điểm cần phải tuân theo trình tự, từ band 5 lên band 6 rồi từ band 6 lên band 7, cần tránh việc ở band 5 mà lại cố gắng đạt yêu cầu của band 7. Điều này đôi khi sẽ là quá khó và không hợp lý, vì vậy, sẽ không đạt kết quả cao.