Key Takeaways |
---|
Lập luận bác bỏ, cho rằng A và B có tầm quan trọng ngang nhau. Trong cách lập luận này, người học lần lượt phân tích điểm tốt của A và B trong các đoạn thân bài và đưa ra kết luận rằng các điểm tốt này là đáng kể ngang nhau, và do đó A và B có tầm quan trọng ngang nhau. Người học cũng có thể đưa ra kết luận rằng do các điểm tốt của A và B là quá khác nhau, do đó việc kết luận A hay B tốt hơn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa. Lập luận không hoàn toàn đồng ý hay bác bỏ, cho rằng A hơn B hay B hơn A tuỳ thuộc vào điều kiện nhất định. . Trong cách lập luận này, mỗi đoạn thân bài sẽ phân tích một điều kiện nói trên, và cuối cùng kết luận lại việc A hơn B hay B hơn A còn tuỳ thuộc vào các điều kiện đã nêu. |
Xem lại:
Phần 1: Các cách trả lời theo hướng tiếp cận đồng ý
Phần 2: Các cách trả lời theo hướng tiếp cận bác bỏ
Various Approaches to Agreement and Disagreement
Lập luận cân bằng: Đoạn 1 nói về mặt tốt của B và đoạn 2 nói về mặt tốt của A và nhấn mạnh rằng A hơn B.
Lập luận mạnh về A: Đoạn 1 nói về mặt hạn chế của B và đoạn 2 nói về mặt tốt của A, qua đó thể hiện rằng A hơn B.
Lập luận mạnh về A sử dụng đoạn văn phản đề: Đoạn 1 đề cập đến quan điểm cho rằng B tốt và bác bỏ nó bằng cách nêu hạn chế và đoạn 2 nói về mặt tốt của A, qua đó duy trì lập trường nhất quán là A hơn B.
Để lập luận bác bỏ, cho rằng B hơn A, người học áp dụng tương tự các cách lập luận trên, thay đổi vị trí của hai đối tượng khi lập luận. Tuy nhiên, đây chưa phải là các cách lập luận duy nhất, phần thứ ba của bài viết sẽ điểm qua một số cách lập luận khác mà người học có thể sử dụng.
Có thể bạn cần - Bổ sung kỹ năng và kiến thức:
|
Alternative Approaches
Some people think it is more important to spend money on roads and motorways than on public transport systems. To what extent do you agree or disagree? |
---|
Approach of Disagreement, considering A and B to have equal significance
Cách tiếp cận thứ ba trong dạng bài này đó là bác bỏ khẳng định cho rằng A tốt hơn B ở đề bài và lập luận rằng A và B có tầm quan trọng ngang nhau, hoặc, việc A hay B tốt hơn tuỳ thuộc vào một số điều kiện nhất định. .
Để viết ra lập trường này, người học có thể sử dụng một trong hai cách lập luận sau. Cách thứ nhất, người học cho rằng A và B có tầm quan trọng ngang nhau hoặc không thể so sánh được. Trong cách lập luận này, người học lần lượt phân tích điểm tốt của A và B trong các đoạn thân bài và đưa ra kết luận rằng các điểm tốt này là đáng kể ngang nhau, và do đó A và B có tầm quan trọng ngang nhau. Người học cũng có thể đưa ra kết luận rằng do các điểm tốt của A và B là quá khác nhau, do đó việc kết luận A hay B tốt hơn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa.
Cách 1: Lập luận cho rằng A và B có tầm quan trọng ngang nhau
Đoạn 1: Nói về cái lợi của việc đầu tư tiền cho đường xá và đường cao tốc. (For A)
Ví dụ: Improves Trade and Economy (Cải thiện thương mại và kinh tế)Đoạn 2: Nói về cái lợi của việc đầu tư tiền cho hệ thống giao thông công cộng. (For B)
Ví dụ: More Environmentally Friendly (Thân thiện hơn với môi trường)
Cách lập luận cần thể hiện được mỗi khía cạnh có cái lợi riêng và khó so sánh
Bài mẫu tham khảo:
The debate over the most effective allocation of funds in transportation - roads and motorways versus public transport systems - is a recurring one. Both modes of transport undoubtedly have their unique advantages and cater to different societal needs. In my opinion, investing equally in both is essential for a holistic development of a nation's transportation infrastructure. Firstly, spending money on roads and motorways bears significant benefits. An upgraded and efficient road system is imperative for the facilitation of trade and commerce. Businesses thrive when they can transport goods swiftly and reliably. Well-maintained roads also improve the overall economy by boosting tourism. Tourists are more likely to explore a country when the road system is predictable and in good condition. Furthermore, roads provide the backbone for urbanization, enabling people to connect, settle, and develop new areas. On the flip side, public transport systems offer an array of advantages. Most notably, they are environmentally friendly. Buses, trains, and trams, especially those that run on electricity or other renewable sources, emit fewer pollutants than millions of individual cars on the road. Additionally, investing in public transport can help reduce the overall traffic congestion, making city life more manageable and reducing the strain on existing road infrastructure. Furthermore, for a vast majority who may not own a vehicle, public transport is a lifeline, offering an affordable and reliable mode of travel. To conclude, both roads and public transport systems serve unique and indispensable functions. While roads lay the foundation for a country's growth, public transport ensures sustainability and inclusivity. Therefore, a balanced investment in both is crucial for a country's progressive and sustainable future. |
Bản dịch
Cuộc tranh luận về cách phân bổ hiệu quả nhất cho nguồn lực vận tải - đường xá và đường cao tốc so với hệ thống giao thông công cộng - là một vấn đề được bàn tới bàn lui. Cả hai hình thức giao thông vô nghi ngờ đều có những lợi thế riêng biệt và đáp ứng các nhu cầu xã hội khác nhau. Theo quan điểm của tôi, việc đầu tư đồng đều vào cả hai là cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ sở hạ tầng giao thông của một quốc gia.
Đầu tiên, việc chi tiền cho đường xá và đường cao tốc mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Hệ thống đường xá hiện đại và hiệu quả là điều cần thiết để tạo điều kiện cho thương mại và buôn bán. Các doanh nghiệp phát triển khi họ có thể vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng và đáng tin cậy. Đường xá được bảo dưỡng tốt cũng cải thiện nền kinh tế tổng thể bằng cách thúc đẩy du lịch. Du khách có nhiều khả năng khám phá một quốc gia khi hệ thống đường xá dễ dự đoán và trong tình trạng tốt. Hơn nữa, đường xá tạo tiền đề cho sự đô thị hóa, cho phép mọi người kết nối, định cư và phát triển khu vực mới.
Mặt khác, hệ thống giao thông công cộng mang lại một loạt các lợi ích. Đặc biệt, chúng thân thiện với môi trường. Xe buýt, tàu điện và xe điện, đặc biệt là những phương tiện chạy bằng điện hoặc các nguồn tái tạo khác, phát thải ít chất ô nhiễm hơn hàng triệu xe riêng trên đường. Hơn nữa, việc đầu tư vào giao thông công cộng có thể giúp giảm tắc nghẽn giao thông tổng thể, làm cho cuộc sống thành thị dễ chịu hơn và giảm áp lực lên cơ sở hạ tầng đường sá hiện có. Ngoài ra, đối với đa số lớn người có thể không sở hữu một phương tiện, giao thông công cộng là một sợi dây liên kết, cung cấp một phương tiện di chuyển giá rẻ và đáng tin cậy.
Kết luận, cả đường xá và hệ thống giao thông công cộng đều đóng vai trò duy nhất và không thể thiếu. Trong khi đường xá tạo tiền đề cho sự phát triển của một quốc gia, giao thông công cộng đảm bảo tính bền vững và sự bao quát. Do đó, một sự đầu tư cân đối vào cả hai là quan trọng cho một tương lai tiến bộ và bền vững của một quốc gia.
Approach of Partial Agreement or Disagreement
Cách lập luận thứ hai xoay quanh việc người học cho rằng A tốt hơn B hay B tốt hơn A tuỳ thuộc vào một số điều kiện khác nhau, ví dụ như ở một số quốc gia hoặc đối với một số nhóm người thì A tốt hơn B, nhưng đối với nhóm khác thì B lại tốt hơn A. Trong cách lập luận này, mỗi đoạn thân bài sẽ phân tích một điều kiện nói trên, và cuối cùng kết luận lại việc A hơn B hay B hơn A còn tuỳ thuộc vào các điều kiện đã nêu.
Cách 2: Lập luận cho rằng A>B hay B>A tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng đối tượng (quốc gia, cá nhân, …)
Đoạn 1: Nói về trường hợp mà việc đầu tư cho đường xá và đường cao tốc sẽ tốt hơn việc đầu tư tiền cho hệ thống giao thông công cộng. (A>B)
Ví dụ: In countries where roads and motorways are yet quality and sufficient. (Ở những quốc gia mà đường xá và đường cao tốc chưa chất lượng và chưa đủ)Đoạn 2: Nói về trường hợp mà việc đầu tư cho hệ thống giao thông công cộng sẽ tốt hơn việc đầu tư tiền cho đường xá và đường cao tốc. (B>A)
Ví dụ: In countries or cities where the needs for public transport systems are high. (Ở những quốc gia hay thành phố mà nhu cầu cho hệ thống giao thông công cộng cao)
Bài mẫu tham khảo:
In the realm of infrastructure development, the allocation of funds between roads and motorways versus public transport systems has often been a point of contention. The most judicious way to approach this issue is to recognize that the superiority of one over the other is contingent upon specific circumstances, particularly the developmental stage and needs of the region in question. In countries where the road and motorway infrastructure is nascent or underdeveloped, it stands to reason that investing in these areas can reap more immediate benefits. For instance, rural regions or nations just beginning their journey of infrastructural development often lack basic road systems. Here, prioritizing roads and motorways can be a catalyst for broader socio-economic advancement. Efficient road networks facilitate trade, enhance accessibility to healthcare and educational institutions, and stimulate tourism. Moreover, in regions where population density is low, public transport might not be economically feasible or immediately necessary. Thus, in such contexts, road infrastructure clearly takes precedence. Conversely, in densely populated cities or countries where road infrastructure is already matured but congestion and pollution are rampant, the pendulum of advantage swings towards public transport systems. Metropolitan areas like Tokyo or New York City, which grapple with traffic congestion and air pollution, derive immense value from robust public transport networks. Not only do they alleviate congestion, but they also significantly reduce the carbon footprint, given that public transports like metros or buses can carry many more people per trip compared to individual cars. Furthermore, a robust public transport system can also foster social inclusivity by providing affordable transportation to all socio-economic classes. In summation, the debate about roads versus public transport isn't a question of absolute superiority but rather of contextual relevance. While roads and motorways might be the bedrock of development in less developed or sparsely populated regions, mature cities with burgeoning populations find their salvation in efficient public transport systems. |
Bản dịch:
Trong lĩnh vực phát triển hạ tầng, việc phân bổ nguồn lực giữa đường xá và đường cao tốc so với hệ thống giao thông công cộng thường là một điểm tranh cãi. Cách tiếp cận phù hợp nhất cho vấn đề này là nhận ra rằng sự vượt trội của một yếu tố so với yếu tố khác phụ thuộc vào các hoàn cảnh cụ thể, đặc biệt là giai đoạn phát triển và nhu cầu của khu vực đang được xem xét.
Ở những quốc gia mà cơ sở hạ tầng đường xá và đường cao tốc mới mẻ hoặc chưa được phát triển, có lý do để tin rằng việc đầu tư vào những lĩnh vực này có thể mang lại nhiều lợi ích ngay lập tức. Ví dụ, các khu vực nông thôn hoặc các quốc gia mới bắt đầu hành trình phát triển hạ tầng thường thiếu hệ thống đường xá cơ bản. Tại đây, việc ưu tiên đường xá và đường cao tốc có thể là chất xúc tác cho sự phát triển kinh tế-xã hội rộng lớn hơn. Mạng lưới đường xá hiệu quả thúc đẩy thương mại, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục, và kích thích du lịch. Hơn nữa, ở các khu vực có mật độ dân số thấp, giao thông công cộng có thể không phải là giải pháp kinh tế hoặc không cần thiết ngay lập tức. Vì vậy, trong những ngữ cảnh như vậy, hạ tầng đường xá rõ ràng được ưu tiên hơn.
Ngược lại, ở những thành phố đông dân hoặc những quốc gia nơi hạ tầng đường xá đã phát triển hoàn thiện nhưng tắc nghẽn và ô nhiễm đang tràn lan, lợi thế nghiêng về hệ thống giao thông công cộng. Các khu vực đô thị như Tokyo hoặc New York City, đang đối mặt với tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm không khí, thu được giá trị lớn từ mạng lưới giao thông công cộng mạnh mẽ. Không chỉ giảm thiểu tắc nghẽn, chúng còn giảm đáng kể lượng carbon thải ra, do giao thông công cộng như metro hoặc xe buýt có thể chở nhiều người hơn mỗi chuyến so với xe cá nhân. Hơn nữa, một hệ thống giao thông công cộng mạnh mẽ cũng có thể thúc đẩy sự bao quát xã hội bằng cách cung cấp phương tiện di chuyển giá rẻ cho tất cả các tầng lớp kinh tế-xã hội.
Tóm lại, cuộc tranh luận về đường xá so với giao thông công cộng không phải là một câu hỏi về sự vượt trội tuyệt đối mà hơn là về tính liên quan theo ngữ cảnh. Trong khi đường xá và đường cao tốc có thể là nền tảng phát triển ở các khu vực ít phát triển hoặc có mật độ dân số thưa thớt, các thành phố lớn với dân số đông đúc tìm thấy sự cứu rỗi của mình trong hệ thống giao thông công cộng hiệu quả.
Bài viết đã điểm qua hai cách tiếp cận khác nữa cho đề bài Opinion Essay có yếu tố so sánh hơn, lần lượt là bác bỏ nhưng cho rằng A và B có tầm quan trọng ngang nhau và thứ hai là việc xác định A hay B quan trọng hơn tuỳ thuộc vào các yếu tố nhất định.
Sơ đồ dưới đây sẽ giúp người đọc tóm tắt lại khái quát cách cách lập luận đã được phân tích cho dạng bài này.
(In the diagram above, in paragraph 2 'Against' with an asterisk indicates the writing style of the counterargument.)Practice
IELTS Writing task 1 actual test 08-05-2021
It is more important to spend public money on promoting a healthy lifestyle in order to prevent illness than to spend it on treatment of people who are already ill.
To what extent do you agree or disagree?
Bài tập 2: Người học sử dụng kiến thức đã học để trả lời đề bài sau, sử dụng một trong ba cách lập luận của cách tiếp cận đồng ý
Many people believe that scientific research should be carried out and controlled by governments rather than private companies.
To what extent do you agree or disagree?
Đáp án tham khảo
Bài tập 1:
Cách lập luận 1: A và B có tầm quan trọng ngang nhau.
Đoạn 1: Nói về lợi ích của việc dùng tiền công để khuyến khích lối sống lành mạnh.
Phòng ngừa bệnh tật trước khi xảy ra
Giảm thiểu chi phí điều trị dài hạn
Nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng tuổi thọ
Đoạn 2: Nói về tầm quan trọng của việc chi trả cho việc điều trị những người đã mắc bệnh.
Đảm bảo quyền lợi cơ bản của con người
Không để mất công sức khuyến khích lối sống lành mạnh nếu không chữa trị khi mắc bệnh
Trách nhiệm xã hội và nhân quyền
Cách lập luận 2: Tùy thuộc vào đặc điểm của từng đối tượng (quốc gia, cá nhân, …)
Đoạn 1: Trường hợp mà việc khuyến khích lối sống lành mạnh sẽ tốt hơn việc chi trả cho việc điều trị.
Ở những quốc gia mà mức sống và giáo dục sức khỏe còn thấp
Nơi có nguồn lực y tế hạn chế
Đoạn 2: Trường hợp mà việc chi trả cho việc điều trị sẽ tốt hơn việc khuyến khích lối sống lành mạnh.
Ở những quốc gia có dân số cao tuổi
Nơi nguồn lực y tế và cơ sở vật chất đã phát triển tốt
Bài tập 2:
Outline gợi ý
Cách lập luận 1: A và B có tầm quan trọng ngang nhau.
Đoạn 1: Nói về lợi ích của việc nghiên cứu khoa học được thực hiện và kiểm soát bởi chính phủ.
Đảm bảo rằng nghiên cứu phục vụ lợi ích công cộng
Điều chỉnh theo chiến lược quốc gia và mục tiêu dài hạn
Hạn chế rủi ro từ việc sử dụng thông tin khoa học sai lệch vì lợi nhuận
Đoạn 2: Nói về lợi ích khi nghiên cứu khoa học được thực hiện bởi các công ty tư nhân.
Đổi mới và sự linh hoạt trong nghiên cứu
Tăng cường đầu tư và tài chính từ nguồn tư nhân
Phát triển nhanh chóng và ứng dụng thương mại
Cách lập luận 2: Tùy thuộc vào đặc điểm của từng đối tượng (quốc gia, cá nhân, …)
Đoạn 1: Trường hợp mà việc nghiên cứu khoa học được thực hiện bởi chính phủ sẽ tốt hơn.
Ở những quốc gia mà sự đảm bảo an ninh và sự ổn định là ưu tiên
Nơi mà sự tin tưởng vào chính phủ cao
Đoạn 2: Trường hợp mà việc nghiên cứu khoa học được thực hiện bởi công ty tư nhân sẽ tốt hơn.
Ở những quốc gia với nền kinh tế thị trường phát triển
Nơi mà sự cạnh tranh trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cao.
Bài mẫu gợi ý
In the current age of innovation, the question of who should spearhead scientific endeavors – governments or private entities – is frequently debated. While both have their strengths, the effectiveness of each largely depends on the specific circumstances of a nation or the nature of the research in question.
In nations where national security and stability are paramount, it is understandable for the government to oversee and manage scientific studies. Research related to defense, energy security, or public health, for instance, has wide-reaching implications for the populace, and leaving it to private entities might risk exposing sensitive information or prioritizing profit over public welfare. Furthermore, in countries where the public places a high degree of trust in their governing bodies, governmental management of research ensures that findings are more readily accepted and implemented.
Conversely, in nations with a thriving market economy, private companies often lead the charge in scientific innovation. These entities, driven by competition and profit, are typically quicker to adapt to new technologies and methodologies, allowing for rapid advancements. Additionally, in fields that demand considerable investment without immediate returns, such as space exploration or advanced pharmaceuticals, private enterprises with deep pockets might be better equipped than government bodies that are constrained by annual budgets and public scrutiny.
In essence, whether scientific research should fall under the domain of governments or private businesses is not a one-size-fits-all answer. The choice depends on the nature of the research, the socio-economic fabric of the country, and the trust quotient of its institutions. Therefore, a judicious balance, tailored to individual circumstances, would yield the most fruitful results.
Bản dịch:
Trong thời đại đổi mới hiện nay, câu hỏi về ai nên dẫn dắt những nỗ lực khoa học - chính phủ hay các thực thể tư nhân - thường xuyên được tranh luận. Mặc dù cả hai đều có ưu điểm của mình, hiệu quả của mỗi bên chủ yếu phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của một quốc gia hoặc bản chất của nghiên cứu đang được đề cập.
Ở những quốc gia nơi an ninh quốc gia và sự ổn định được đặt lên hàng đầu, việc chính phủ giám sát và quản lý nghiên cứu khoa học là điều dễ hiểu. Nghiên cứu liên quan đến quốc phòng, an ninh năng lượng, hoặc sức khỏe công cộng, chẳng hạn, có hậu quả rộng lớn đối với người dân, và để cho các thực thể tư nhân có thể đe dọa tiết lộ thông tin nhạy cảm hoặc ưu tiên lợi nhuận hơn lợi ích cộng đồng. Hơn nữa, ở những quốc gia mà công chúng đặt nhiều lòng tin vào cơ quan quản lý của mình, việc quản lý nghiên cứu của chính phủ đảm bảo rằng các phát hiện được chấp nhận và thực hiện một cách dễ dàng hơn.
Ngược lại, ở những quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, các công ty tư nhân thường dẫn đầu trong đổi mới khoa học. Những thực thể này, được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh và lợi nhuận, thường nhanh chóng thích nghi với các công nghệ và phương pháp mới, cho phép tiến bộ nhanh chóng. Ngoài ra, trong các lĩnh vực đòi hỏi đầu tư lớn mà không có lợi nhuận ngay lập tức, như khám phá vũ trụ hoặc dược phẩm tiên tiến, các doanh nghiệp tư nhân có túi tiền dày có thể được trang bị tốt hơn so với các cơ quan chính phủ bị hạn chế bởi ngân sách hàng năm và sự giám sát của công chúng.
Về cơ bản, việc nghiên cứu khoa học có nên thuộc về chính phủ hay doanh nghiệp tư nhân không phải là một câu trả lời áp dụng cho mọi trường hợp. Lựa chọn phụ thuộc vào bản chất của nghiên cứu, cơ cấu kinh tế-xã hội của quốc gia, và chỉ số lòng tin của các tổ chức của nó. Do đó, một sự cân bằng thông thái, phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, sẽ mang lại kết quả phong phú nhất.
Conclusion
Quotation
Johnston, I. 'Essays and Arguments.' Malaspina University College, May 2010, web.viu.ca/johnstoi/arguments/argument1.htm. Accessed 12 Sept. 2023.
Wood, Nancy V. Writing Argumentative Essays. 2000.