Thương mại quốc tế (International Trade) và nhập khẩu lương thực (Food imports) là một chủ đề thường gặp trong IELTS Writing task 2. Chủ đề này không dễ vì đòi hỏi người viết có một kiến thức về kinh tế, nhập khẩu và xuất khẩu để trả lời câu hỏi được đặt ra, bên cạnh đó là sự hiểu biết về từ vựng chuyên về ngành này. Bài viết này sẽ giới thiệu từ vựng, ý tưởng để giải quyết các đề bài của chủ đề này trong IELTS Writing task 2.
Key takeaways
Một chơi xổ số bài mẫu và từ vựng chủ đề International Trade and Food imports
Ý tưởng về các đề bài các đất nước có nên tự do buôn bán với nhau mà không có giới hạn của chính phủ, đất nước có nên nhập khẩu lương thực.
Phân tích và dàn bài mẫu tham khảo
Các vấn đề mà bài viết sẽ giải quyết
Đề 2: Some countries import a large amount of food from other parts of the world. To what extent is this a positive or negative trend?
Từ vựng liên quan đến Writing task 2 - Thương mại Quốc tế và nhập khẩu Thực phẩm
International free trade (n): thương mại tự do quốc tế
Ví dụ: International free trade has accelerated the imports and exports between countries.
Dịch nghĩa: Thương mại tự do quốc tế đã làm đẩy nhanh việc nhập khẩu và xuất khẩu giữa các đất nước.
Impose (v): áp đặt, đánh thuế
Ví dụ: A new tax was imposed on fuel.
Dịch nghĩa: Một thứ thuế đã được áp lên xăng dầu.
Workforce (n): lực lượng lao động
Ví dụ: New labor law will affect the national workforce.
Dịch nghĩa: Luật lao động mới sẽ ảnh hưởng đến lực lượng lao động quốc gia.
Tariff (n): thuế quan (được áp cho hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu)
Ví dụ: A general tariff was imposed on foreign imports.
Dịch nghĩa: Một thứ thuế quan chung được áp lên hàng hóa nước ngoài.
Quota (n): là hạn ngạch về số lượng hoặc trị giá một mặt hàng được nhà nước cho phép xuất khẩu / hoặc nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ: The government introduced a strict import quota on grain last month.
Chính phủ giới thiệu một hạn ngạch chặt chẽ trên ngũ cốc vào tháng trước
Fierce competition (n): sự cạnh tranh khốc liệt
Ví dụ: Fierce competition from multinational companies forced local businesses in the textile industry to close down.
Dịch nghĩa: Cạnh tranh khốc liệt từ các công ty đa quốc gia đã ép những doanh nghiệp địa phương trong ngành dệt may phải đóng cửa.
Source of livelihood (n): nguồn kế sinh nhai
Ví dụ: For local people in this area, fishing is their main source of livelihood
Dịch nghĩa: Cho những người dân địa phương ở khu vực này, đánh bắt cá là nguồn sống chính của họ.
Food safety (n): an toàn thực phẩm
Ví dụ: Food safety is a very serious problem in China at the moment
Dịch nghĩa: An toàn thực phẩm là một vấn đề nghiêm trọng ở Trung Quốc trong hiện tại.
Food supply (n): nguồn cung thực phẩm
Ví dụ: Food supply during the lockdown was unstable because of difficulties in transportation.
Dịch nghĩa: Nguồn cung thực phẩm trong suốt thời gian có lệnh đóng cửa thì không ổn định bởi khó khăn trong việc vận chuyển.
Food imports (n): nhập khẩu thức ăn
Ví dụ: Food imports is very important for Japan because this country has to suffer from frequent earthquakes and storms.
Dịch nghĩa: Nhập khẩu thức ăn rất quan trọng cho Nhật Bản bởi động đất và bão thường xuyên.
Living standard (n): mức sống
Ví dụ: The living standards in some European countries are very high
Dịch nghĩa: mức sống ở một vài đất nước châu Âu thì rất cao
Arable land (n): đất làm nông nghiệp
Ví dụ: The proportion of arable land is low in some countries such as Japan and Singapore.
Dịch nghĩa: Phần trăm đất làm nông nghiệp thì thấp ở một số quốc gia như Nhật Bản và Singapore.
Exotic (a): ngoại lai
Ví dụ: This type of fruit is exotic and tastes good.
Dịch nghĩa: Loại trái cây này là ngoại lai và có vị ngon.
produce (n): sản phẩm nông nghiệp
Ví dụ: The market is full of farm produce.
Dịch nghĩa: Khu chợ đầy ắp những sản phẩm nông nghiệp.
Xuất ý và phát triển ý tưởng cho một chơi xổ số IELTS Writing task 2 - Chủ đề Thương mại Quốc tế và nhập khẩu Thực phẩm
Vấn đề 1: Các quốc gia có nên được tự do giao dịch hàng hóa mà không bị hạn chế bởi chính phủ không
Lý do ủng hộ quan điểm này:
Khi không có sự can thiệp từ chính phủ, không có thuế quan và hạn ngạch, từ đó doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sẽ tăng lợi nhuận để tái đầu tư và mở rộng thị trường.
Tự do thương mại tạo điều kiện cho các công ty cạnh tranh với nhau, từ đó giữ giá thấp cho người dân địa phương, người dân giờ đây được tận hưởng giá thấp với chất lượng tốt, từ đó làm tăng chất lượng cuộc sống của họ.
Lý do không ủng hộ quan điểm này:
Cạnh tranh từ công ty nước ngoài đẩy các doanh nghiệp nhỏ và trong nước đến bờ vực phá sản. Vì thế chính phủ cần đưa ra luật lệ để bảo vệ các doanh nghiệp do người dân địa phương lập ra để tạo nguồn sống bền vững cho họ.
Có rất nhiều ví dụ nổi tiếng về việc các công ty nước ngoài khai thác quá mức, làm tổn thương lực lượng lao động. Chẳng hạn như trường hợp công ty may mặc ở Trung Quốc thuê công nhân giá rẻ trong ngành may mặc. Chính phủ rất quan trọng để ngăn chặn việc này và thiết lập những quy định bảo vệ nguồn lao động dễ bị tổn thương.
Vấn đề 2: Việc các quốc gia nhập khẩu thực phẩm có tích cực hay tiêu cực
Lý do việc này là tiêu cực:
Người nông dân địa phương phụ thuộc vào các sản phẩm theo mùa và khi vào mùa, họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn nhờ sức mua cao. Tuy nhiên, khi các sản phẩm nước ngoài vào, người dân có thể mua một loại trái cây hoặc rau mùa quanh năm với giá rẻ. Từ đó nông dân mất kế sinh nhai và buộc phải bỏ công việc của mình.
Một số các sản phẩm nhập khẩu được cho thêm nhiều chất bảo quản để khiến cho chúng trông tươi hơn qua ngày sử dụng. Những loại thực phẩm này có thể chứa chất độc gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Lý do việc này là tích cực
Một vài quốc gia thiếu đất trồng trọt và phải hứng chịu các thiên tai thường xuyên, vì thế việc làm nông nghiệp là không khả thi. Việc nhập khẩu thức ăn sẽ đảm bảo nguồn lương thực cho người dân và cung cấp đủ dinh dưỡng cho họ.
Nhờ vào nhập khẩu thức ăn, người dân được ăn đồ ăn đa dạng với mức giá thấp, thứ mà trước đó họ không mua được. Họ được thử nhiều thức ăn lạ lẫm hơn, góp vào kiến thức của họ về các nền ẩm thực khác nhau.
Phân tích, bố cục mẫu tham khảo cho đề IELTS Writing task 2
Đề bài
Any country should be able to sell goods (food, vehicles or others) to another country without any government restrictions. To what extent do you agree or disagree?
Phân tích nội dung đề bài:
Chủ đề: International Trade
Key words: any country / able to sell goods / another country / without restrictions.
Dạng bài: Agree and Disagree
Hướng tiếp cận: Ở dạng bài này, người viết cần nếu ra được đồng ý hay không đồng ý với quan điểm các đất nước nên tự do buôn bán với nhau và đưa ra lý do hỗ trợ cho ý kiến của mình.
Cấu trúc bài viết:
Introduction:
Giới thiệu có một quan điểm rằng tự do thương mại quốc tế nên được cho phép mà không có sự kiểm soát từ chính phủ
Quan điểm cá nhân: mặc dù điều này mang đến nhiều lợi ích về mặt kinh tế, sự có mặt của chính phủ trong việc buôn bán giữa các quốc gia vẫn rất quan trọng để bảo vệ các công ty địa phương và lực lượng lao động nội địa.
Body 1:
Topic Sentence: Những lợi ích của thương mại tự do đối với quốc gia bán hàng và người dân địa phương
Main idea 1: Lợi ích đối với quốc gia bán hàng là từ việc không có thuế quan, hạn ngạch
Supporting idea 1: Công ty sẽ tăng doanh thu, từ đó có vốn để tái đầu tư và mở rộng thị trường
Main idea 2: Lợi ích đối với người dân địa phương nhờ giá thấp
Supporting idea 2: Giá thấp giúp người dân có thể mua được hàng hóa tốt với chất lượng cao, từ đó đóng góp vào mức sống của họ.
Body 2:
Topic Sentence: Những lý do phải có sự can thiệp của chính phủ trong câu chuyện các quốc gia tự do buôn bán với nhau.
Main idea 1: Chính phủ bảo vệ những doanh nghiệp địa phương.
Supporting idea 1: Cạnh tranh khốc liệt từ các công ty đa quốc gia đã khiến các doanh nghiệp địa phương phá sản. Chính phủ phải bảo vệ để đảm bảo kế sinh nhai cho các chủ doanh nghiệp địa phương.
Main idea 2: Chính phủ bảo vệ những người lao động dễ bị tổn thương
Supporting idea 2: Các công ty nước ngoài khai thác lực lượng lao động địa phương với giá rẻ và ép họ làm trong điều kiện khắc nghiệt. Cần có chính phủ để bảo vệ nhóm người này.
Conclusion: Nhắc lại quan điểm của cá nhân một lần nữa
Sơ đồ tư duy ý tưởng của bài
On the one hand, advocates of free global trade point out the advantages to the countries which sell products internationally and the local inhabitants. Firstly, when there is an absence of control from the government, no tariffs and quotas are enforced, and overseas companies can increase their sales and profits. Therefore, they can have larger capital to reinvest and expand their markets. Secondly, free trade keeps the prices down for the local consumers. In the present day, people can enjoy products with low prices and high quality, which contribute overall to their quality of life.
On the other hand, there should be regulation from the government when one country does business with others. In fact, fierce competition from multinational companies has driven local enterprises to bankruptcy. This requires the government to enforce rules to protect businesses owned by local people to ensure their sources of livelihood. Besides, many foreign countries exploit the local workforce by forcing them to work in harsh conditions with low wages, which can be illustrated by some cases of international companies in the clothing industry in China. The law enacted by the government is very important to protect these vulnerable workers.
In conclusion, despite the merits for international companies in increasing sales and maintaining low pricing. The role of government in international trade is highly significant in protecting domestic labor and businesses.
(279 words)
Bài tập áp dụng
Some countries import a large amount of food from other parts of the world. To what extent is this a positive or negative trend?
Đáp án tham khảo
Phân tích nội dung đề bài:
Chủ đề: Food imports
Keywords: Countries/ import/ large amount of food/other parts of the world
Dạng bài: khá giống dạng “Agree and Disagree essay” (nếu đồng tình -> tích cực, nếu không đồng tình -> tiêu cực)
Hướng tiếp cận: ở dạng bài này, người viết phân tích xu hướng này là tiêu cực hay tích cực và nêu ra ý kiến cá nhân
Một gợi ý cho cấu trúc bài viết:
Introduction:
Giới thiệu về việc nhập khẩu lương thực rất phổ biến ở các quốc gia gần đây
Quan điểm cá nhân: Mặc dù có nhiều nguy cơ cho nông dân địa phương, điều này vẫn tích cực vì nó làm nâng cao mức sống chung.
Body 1:
Topic Sentence: Những tác hại của nhập khẩu lương thực đối với nông dân địa phương
Main idea: Việc nhập khẩu lương thực từ nước ngoài sẽ làm người nông dân địa phương mất kế sinh nhai.
Supporting idea: Người nông dân phụ thuộc vào vụ mùa để trồng và bán sản phẩm. Khi vụ mùa đến, họ có thể kỳ vọng kiếm được nhiều tiền hơn nhờ nhu cầu và nguồn cung cao. Tuy nhiên, việc nhập khẩu khiến cho các sản phẩm vụ mùa sẵn có quanh năm này lúc nào cũng dồi dào, nông dân không thể phụ thuộc vào việc này nữa.
Body 2:
Topic Sentence: Những lợi ích của việc nhập khẩu lương thực
Main idea 1: Giúp cho các đất nước thiếu đất trồng trọt và phải chịu thiên tai thường xuyên có nguồn cung thực phẩm ổn định.
Supporting idea 1: Đối với các đất nước này, việc trồng trọt là bất khả thi, vì thế nhập khẩu thức ăn giúp đảm bảo dinh dưỡng cho người dân
Main idea 2: Làm tăng chất lượng cuộc sống của người dân và giúp họ gia tăng hiểu biết về các nền ẩm thực thế giới.
Supporting idea 2: Nhờ có nhập khẩu, sự đa dạng của sản phẩm tăng lên, giá giảm xuống. Người dân có thể mua nhiều thực phẩm với giá tốt mà không phải lo về giá tiền.
Conclusion: Nhắc lại quan điểm của cá nhân một lần nữa.
Biểu đồ ý tưởng cho bài viết
In recent years, thanks to the development in rapid transportation and international trade, importing food from other countries is becoming more and more common. In my opinion, although this trend can create some potential threats to the local farmers and food safety, it is positive overall because of its merits in enhancing general living standards.
On the one hand, food imports can hurt local agriculture. To begin with, some local farmers rely on seasons to grow and sell their produce. Therefore, when the seasons come and the weather favors the growth of a certain kind of vegetables or fruit, they can hope to earn more money thanks to higher demand and supply. However, when imports are available, shoppers can now buy many types of produce out of season. For example, they can buy avocados and asparagus, which are previously available in only spring, all year round. As a result, farmers are pushed to the edge of losing their source of livelihood and need to find other jobs in different fields.
On the flip side, the importation of food contributes to addressing the issue of food scarcity in certain nations and elevates overall living standards. Some countries face challenges due to limited arable land and frequent natural disasters like storms and droughts, making agricultural activities nearly impossible. By importing food, governments can ensure a steady food supply and promote nutritional well-being among their citizens. Additionally, access to a diverse range of food products from other countries enables people to purchase high-quality items at affordable prices, thereby enhancing their quality of life. Moreover, it exposes them to exotic cuisines, enriching their understanding of various culinary traditions.
To sum up, the disadvantages of relying on food imports over local agriculture are outweighed by the benefits for national consumers and their nutritional intake. Therefore, governments should actively support unrestricted food imports.
(321 words)