

IEM là gì?
Tai nghe In-Ear Monitor (IEM) hay còn gọi là tai nghe kiểm âm là loại tai nghe được đặt vào trong tai giống như tai nghe thông thường nhưng được sử dụng chủ yếu trong studio thu âm, biểu diễn live, và cho người chơi âm thanh audiophile. IEM có cả loại có dây và không dây, nhưng loại có dây thường được ưa chuộng hơn (ít nhất là với audiophile), trong khi loại không dây thường đắt hơn và yêu cầu các thiết bị hỗ trợ. IEM có loại universal là kiểu nhét tai thông thường, phù hợp với mọi người và có thể điều chỉnh kích thước núm tai để vừa với lỗ tai. Ngoài ra, còn có loại tùy chỉnh (CIEM) dành riêng cho kích thước tai của từng người. Để sử dụng CIEM, người ta cần đúc khuôn theo lỗ tai và khoang bên trong tai để tạo ra một vỏ ngoài cho tai nghe vừa khít với lỗ tai, tạo ra một môi trường cách âm tốt hơn.Độ thoải mái
So với tai nghe thông thường, IEM vẫn mang lại cảm giác thoải mái và dễ sử dụng. Mình đang dùng Sennheiser IE100 Pro, một sản phẩm entry-level, nhưng vẫn cảm thấy thoải mái khi nghe nhạc trong vài tiếng mà không gây ra cảm giác đau hoặc mệt mỏi cho tai.
Ở đây, mình so sánh IEM với tai nghe có dây. Tuy nhiên, so với những tai nghe true wireless hiện đại, độ thoải mái của IEM không thể sánh kịp. Với tai nghe true wireless như AirPods Pro, Sennheiser Momentum True Wireless, không có dây nào vướng víu khi đeo, giúp bạn thoải mái di chuyển và thậm chí là chạy bộ.
IEM có dây vì cần giảm thiểu độ trễ giữa nguồn phát và tai nghe. Không chỉ là dây nối cố định vào tai nghe mà những tai nghe chuyên nghiệp này thường sử dụng các chuẩn như 3.5mm ra 0.75mm/0.78mm 2-pin, MMCX… Mình cũng chưa hiểu rõ lắm nhưng đại khái là có thể tháo dây và thay bằng những loại dây cao cấp và đắt tiền hơn.
Cách âm
IEM tương tự như những tai nghe nhét tai thông thường, cung cấp chống ồn (cách âm) thụ động bằng cách nhét sâu vào trong tai để cô lập âm thanh từ môi trường bên ngoài.
Về khả năng chống ồn, IEM không thể sánh kịp với tai nghe thông thường, nhưng một số IEM có tính năng chống ồn chủ động (ANC). Đa số các tai nghe không dây cao cấp hiện nay đều tích hợp ANC và có khả năng chống ồn tốt.
Chất âm
Chất âm là điều mà chúng ta tìm kiếm từ IEM. Tôi chọn IEM để thưởng thức nhạc hi-res kết hợp với dac/amp rời. So với tai nghe thông thường, IEM thường sử dụng nhiều loại driver hơn. Driver là tổ hợp các thành phần để tái tạo tín hiệu âm thành các tần số mà tai con người có thể nghe. Tóm lại, một tai nghe có thể có một hoặc nhiều driver, có thể có kích thước và loại driver khác nhau như dynamic, balance armature, planar magnetic…
Về mặt chất lượng âm thanh, không cần phải nói, tai nghe IEM rõ ràng vượt trội hơn so với tai nghe thông thường và đặc biệt là tai nghe không dây. Nhưng để thưởng thức âm nhạc tốt nhất, chúng ta cần cả dac/amp và nguồn phát.
IEM dành cho ai?
Từ những đặc tính và cấu trúc của tai nghe IEM mà mình đã nêu ở trên, rõ ràng nó chỉ phù hợp với những người muốn thưởng thức âm nhạc hi-res. IEM được thiết kế đặc biệt cho các kỹ sư âm thanh, ca sĩ và nhạc sĩ, họ cần một công cụ tái tạo âm thanh chân thực nhất có thể, chính xác nhất so với nguồn âm nhạc. Đó là lý do tại sao các audiophile ưa chuộng tai nghe này cho việc nghe nhạc hi-res. Về mặt giá cả, tai nghe IEM có đủ các phân khúc, từ các mẫu entry-level có giá khoảng 2-3 triệu đồng lên đến các mẫu hi-end có giá từ 20-40 triệu đồng.