Trong bài thi IELTS speaking, có tổng cộng 04 tiêu chí chấm điểm: Fluency and Coherence (Độ trôi chảy và mạch lạc), Grammar Range and Accuracy (Ngữ pháp), Lexical Resources (Từ vựng), và Pronunciation (Phát âm). Bốn tiêu chí này đều có những yêu cầu cụ thể và rõ ràng, quy định những mức độ thông thạo trong việc sử dụng tiếng Anh khác nhau. Bài viết này sẽ phân tích tập trung vào hai tiêu chí Fluency and Coherence và Pronunciation trong IELTS speaking, hướng đến thí sinh có band điểm 5.0 – 6.0, và sẽ đưa ra cho người đọc một số hướng dẫn giúp cải thiện band điểm. Trong bài viết này, có những mục chính sau:
Khái quát kỹ năng nói band 5.0 – 6.0 ở tiêu chí Fluency and Coherence (Độ trôi chảy và mạch lạc)
Khát quát kỹ năng nói band 5.0 – 6.0 ở tiêu chí Pronunciation (Phát âm)
Hướng cải thiện hai tiêu chí về độ trôi chảy và mạch lạc, và phát âm
Analysis of requirements for Fluency and Coherence and Pronunciation at band 5.0
Fluency and Coherence criteria at band 5.0
Band descriptor đưa ra ba yêu cầu về mức độ trôi chảy và mạch lạc trong bài nói của một thí sinh thi IELTS band 5.0 như sau:
usually maintains flow of speech but uses repetition, self-correction and/or slow speech to keep going (giữ được mạch liền lạc của bài nói, tuy nhiên còn bị lặp, có tự sửa lỗi và/hoặc tốc độ nói còn khá chậm)
may over-use certain connectives and discourse markers (có thể sử dụng quá nhiều những từ nối hoặc từ dẫn).
produces simple speech fluently, but more complex communication causes fluency problems (Sử dụng câu đơn một cách trôi chảy, tuy nhiên, với những câu phức tạp hơn, thí sinh có thể gặp phải những vấn đề về trôi chảy)
Những thí sinh band 5.0 thường có khả năng duy trì mạch nói một cách liền lạc, có khả năng sử dụng được những từ nối và từ dẫn, cũng như là dùng được những lời nói đơn giản (speech) một cách trôi chảy. Tuy nhiên, những thí sinh band 5.0 khi thi speaking cũng có những điểm hạn chế nhất định như còn bị lặp từ, bị tự sửa lỗi bản thân, hoặc tốc độ nói còn chậm. Thêm vào đó, những thí sinh band 5.0 thường hay bị lạm dụng từ nối (connectives) và từ dẫn (discourse markers), và thường gặp khó khăn ở những tình huống đòi hỏi giao tiếp phức tạp.
Illustration
Examiner: What do you do to keep yourself healthy? (Dịch: Bạn thường làm gì để giúp bản thân mình khỏe mạnh?)
Candidate: Well, there are many things that I do to keep myself healthy. I eat healthy food, I exercise every day, I try to go to bed early and many things else. I mean, there are many more ways, too. For example, drink enough water or giving up smoking, …etc…Yeah, that’s many things that I usually do to keep myself healthy. (Dịch: À, có rất nhiều điều tôi làm để giữ bản thân khỏe mạnh. Tôi ăn đồ ăn lành mạnh, tôi tập thể dục mỗi này, tôi đi ngủ sớm và nhiều điều nữa. Ý tôi là, còn nhiều cách nữa. Ví dụ, uống đủ nước hoặc bỏ hút thuốc. Vậy đó, đó là nhiều thứ mà tôi làm để giữ bản thân khỏe mạnh).
Ở câu trả lời của mình, thí sinh band 5.0 này đã đáp ứng đủ những yêu cầu mà câu hỏi đưa ra, đó là thí sinh đã trả lời được những điều mà mình phải làm để giữ bản thân khỏe mạnh. Tuy nhiên, có nhiều điểm cần phải nhìn kỹ ở đây khi xét về tiêu chí Fluency and Coherence. Đầu tiên đó chính là sự lặp mà thí sinh đưa ra. Ở đây, bài nói không xét về lặp từ hay lặp cấu trúc, mà chính là sự lặp ý tưởng trong phần trả lời của thí sinh. Ở hai câu đầu, thí sinh đã đưa ra được những hành động mà bản thân thường làm để giữ sức khỏe, tuy nhiên, đến câu thứ ba, thí sinh lại một lần nữa lặp lại ý của câu trên là liệt kê thêm một loạt những hành động khác để giữ sức khỏe cho bản thân. Điều này làm cho bố cục của câu trả lời trở nên lủng củng, rời rạc, không thật sự mở rộng được thêm ý cho câu trả lời.
Tuy nhiên, một điểm tốt ở đây là tuy bị lủng củng về mặt logic, bài nói lại không gây khó hiểu cho người nghe, vẫn thể hiện được thông điệp mà người nói muốn trình bày. Tóm tắt lại, lỗi sai của thí sinh ở phần trình bày này như sau:
Bị lặp ý trong bố cục bài nói, làm cho bài nói trở nên lủng củng, mất tính logic.
Lỗi không sử dụng từ nối (connectives): thí sinh liệt kê những cách thức để giữ sức khỏe cho bản thân, nhưng lại không sử dụng những từ nối, mà lại lặp đi lặp lại những cấu trúc.
Pronunciation criteria at band 5.0
Một yêu cầu được đặt ra cho tiêu chí Pronunciation ở bài thi nói của band 5.0 được mô tả trong band descriptor cụ thể như sau:
shows all the positive features of Band 4 and some, but not all, of the positive features of Band 6 (Thể hiện được hết điểm tốt ở band 4 và một vài điểm tốt ở band 6)
Yêu cầu được đặt ra trong tiêu chí phát âm ở band 5 khá là chung chung khi chỉ được ghi rõ là thể hiện được hết những điểm tốt (positive features) của band 4.0 và một vài tiêu chí tốt của band 6.0. Vì vậy, phần này sẽ tập trung vào phân tích những điểm tốt của band 4.0 và band 6.0.
Positive aspects at band 4.0
Thí sinh ở band 4.0 thường sử dụng được một số những đặc điểm âm một cách tương đối chính xác. Thêm vào đó, thí sinh band 4.0 cũng có thể kiểm soát tương đối về những đặc điểm âm. Hai điều này chính là những điểm tốt (positive features) của một thí sinh band 4.0 có thể đạt được trong bài thi nói của mình ở kỳ thi IELTS.
Positive aspects at band 6.0
Thí sinh ở band 6.0 thường sử dụng được những đặc điểm âm đa dạng hơn và có độ chính xác cao hơn so với những thí sinh ở band 4.0. Thêm vào đó, việc sử dụng những đặc điểm âm của thí sinh ở band 6.0 tỏ ra hiệu quả hơn trong việc truyền tải ý nghĩ của người nói. Ngoài ra, những thí sinh ở band 6.0, phát âm của thí sinh band 6.0 có độ chính xác cao hơn, làm cho người nói dễ hiểu hơn và hạn chế được những sự hiểu lầm nhiều hơn.
Analysis of requirements for Fluency and Coherence and Pronunciation at band 6.0
Fluency and Coherence criteria in Speaking test at band 6.0
Những yêu cầu cho tiêu chí độ trôi chảy và mạch lạc ở band 6.0 được đề ra cụ thể trong band descriptor như sau:
is willing to speak at length, though may lose coherence at times due to occasional repetition, self-correction or hesitation (nói dài, tuy nhiên có thể không mạch lạc ở vài chỗ do bị lặp từ, tự sửa lỗi hoặc bị ngắt quãng)
uses a range of connectives and discourse markers but not always appropriately (sử dụng được một loạt từ nối và từ dẫn, tuy nhiên vẫn có những chỗ không phù hợp.)
Trong một bài thi speaking band 6.0, thí sinh có thể có khả năng đưa ra được những câu trả lời dài hơn (speak at length). Điều này có được là do khả năng sử dụng ngữ pháp và từ vựng của thí sinh đã trở nên tốt hơn (thí sinh xem lại bài phân tích về từ vựng và ngữ pháp ở band 5.0 – 6.0). Ngoài ra, thí sinh band 6.0 có thể sử dụng một số từ nối và từ dẫn một cách hiệu quả hơn so với một thí sinh ở band 5.0. Tuy nhiên, một điểm trừ cho những thí sinh thi band 6.0 đó chính là trong phần nói của mình, thí sinh còn bị ngập ngừng do phân vân (hesitation), bị lặp từ, lặp ý (repetition), và tự sửa lỗi (self-correction)
Nếu so sánh với một bài nói ở band 6.0 với một bài nói ở band 5.0, thí sinh có thể dễ dàng thấy được sự khác biệt lớn nhất đó chính là ở việc thí sinh band 6.0 không bị lạm dụng những từ nối hoặc từ dẫn. Hơn nữa, những thí sinh đi thi band 6.0 có thể biết cách kéo dài câu trả lời ra, thông qua việc sử dụng từ nối và từ dẫn phù hợp hơn, cũng như là có nhiều từ vựng và cấu trúc hơn.
Illustration
Examiner: What different about people who were famous in the past and people who are famous these days? (Dịch: Điều gì khác biệt giữa những người nổi tiếng trong quá khứ và những người nổi tiếng ngày nay?)
Candidate: I think those people who are famous in the past are very great and they do a lot to change the world like Newton, Einstein,…They found new logics, new ways to build new things, so they are very famous. But now, people are very famous because only they are very rich, and they act well or do really good jobs about sports. So, I think now we just focus on the real things, not the things before. (Dịch: Tôi nghĩ rằng những người nổi tiếng trong quá khứ thường rất vĩ đại và họ làm rất nhiều thứ để thay đổi thế giới như Newton, Einstein,… Họ tìm thấy những định luật mới, họ tìm những cách mới để xây dựng những thứ mới, nên họ rất nổi tiếng. Nhưng bây giờ, người ta nổi tiếng chỉ bởi vì người ta giàu, và người ta diễn giỏi hoặc chơi giỏi một môn thể thao nào đó. Nên tôi nghĩ là bây giờ chúng ta chỉ tập trung vào những thứ thật, không phải những thứ trong quá khứ.)
Ở câu trả lời của mình, thí sinh đã trả lời được trọng tâm của câu hỏi được đặt ra bởi giám khảo. Ngoài ra, thí sinh cũng đã trả lời được dài hơn (speak at length) so với một bài nói của thí sinh band 5.0. Thí sinh dùng được những từ dẫn (I think) và những từ nối (But now, So), tuy còn hạn chế nhưng đã được cải thiện so với thí sinh band 5.0. Đây là hai điểm phù hợp với yêu cầu của một bài nói IELTS band 6.0 như đã đề ra ở trên. Ngoài ra, ở phần trả lời này, thí sinh rất ít bị ngắt quãng, nên phần trả lời của thí sinh trở nên mượt mà hơn và tự nhiên hơn.
Ways to enhance band scores from 5.0 – 6.0 in the Fluency and Coherence criterion
Hệ thống lại bài nói, cố gắng đưa thêm những lập luận, những ví dụ vào để kéo dài thời gian nói, đảm bảo tiêu chí nói dài (speak at length). Thí sinh có thể take note những điểm chính (main ideas), ví dụ (examples), và giải thích (explanations) bằng giấy note nhiều màu khác nhau để dễ dàng phân biệt khi luyện tập
Ôn lại kiến thức về từ nối và từ dẫn cơ bản, học thêm những từ nối, từ dẫn nâng cao để sử dụng một cách linh hoạt những từ dẫn, từ nối vào bài.
Ôn tập những cấu trúc cơ bản bao gồm: 06 thì cơ bản (hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, tương lai đơn, tương lai gần, quá khứ đơn, hiện tại hoàn thành), và một số điểm ngữ pháp như so sánh (comparatives), câu điều kiện (conditional sentences), động từ khiếm khuyết (modal verbs),… Tìm hiểu thêm những cấu trúc ngữ pháp nâng cao (câu điều kiện, câu ghép, câu quan hệ,..)
Bổ sung thêm từ vựng theo các chủ đề, tập trung vào những chủ đề khó, mới và lạ. Ngoài ra, thí sinh cũng cần ôn lại những từ vựng của chủ đề cũ để có thể trả lời được nhiều dạng câu hỏi hơn trong bài IELTS speaking.
Ghi âm bài nói trong quá trình luyện tập và nhờ bạn bè, thầy cô nghe lại và nhận xét về tính trôi chảy, mạch lạc cũng như là độ nắm bắt thông tin của người nghe sau khi hoàn thành luyện tập.
Pronunciation criteria in the IELTS Speaking test with a band score of 6.0
Band descriptor đặt ra 3 tiêu chí phát âm cho một thí sinh band 6.0 khi đi thi IELTS speaking như sau:
uses a range of pronunciation features with mixed control (sử dụng một loạt những đặc điểm âm với sự kiểm soát một phần)
shows some effective use of features but this is not sustained (sử dụng hiệu quả một số đặc điểm âm nhưng không duy trì được lâu)
can generally be understood throughout, though mispronunciation of individual words or sounds reduces clarity at times (phát âm dễ hiểu trong suốt bài nói, tuy nhiên vẫn có phát âm sai chữ hoặc sai âm, làm giảm tính dễ hiểu của bài nói)
Ba yêu cầu của tiêu chí phát âm ở band 6.0 được miêu tả một cách cụ thể và rõ ràng hơn so với band 6.0. Để đạt được band 6.0, thí sinh đi thi speaking nắm rõ và vận dụng những đặc điểm âm (pronunciation features) vào bài nói. Tuy nhiên, yêu cầu lại chỉ rõ thí sinh không cần thiết phải vận dụng một cách hiệu quả, mà chỉ cần có sự kiểm soát một phần (mixed control). Kiểm soát một phần ở đây nghĩa là thí sinh có thể kiểm soát được phát âm của mình ở đầu những câu trả lời, hoặc đối với những câu trả lời ít đòi hỏi những sự tập trung vào những khía cạnh khác như từ vựng, ngữ pháp,….Tuy nhiên, ở những câu trả lời dài hơn, đòi hỏi sự tập trung cao hơn, thí sinh thường không chú ý đến phần phát âm, dẫn đến phát âm sai. Ngoài ra, thí sinh còn phải có một phát âm khá rõ ràng và chính xác, dễ hiểu trong suốt quá trình nói, không mắc quá nhiều lỗi phát âm. Thí sinh vẫn có thể mắc lỗi phát âm, tuy nhiên những lỗi này chỉ ở mức độ từ (words) và âm (sounds)
Recommendations for boosting scores from 5.0 – 6.0 in the Pronunciation criterion
Để cải thiện được phát âm của mình từ 5.0 – 6.0, thí sinh có thể tham khảo những phương pháp sau:
Để cải thiện được phát âm từ band 5.0 – 6.0, thí sinh ôn lại những đặc điểm cơ bản trong phát âm như: như nguyên âm (vowels), phụ âm chính của các từ (consonants). Đối với những đặc điểm âm khó như ending sounds (âm đuôi/gió), nhấn âm (stresses), và intonation (ngữ điệu), thí sinh có thể bắt đầu tập luyện và nâng cao khả năng vận dụng những âm này vào bài nói. Việc vận dụng những đặc điểm âm khó này vào bài nói sẽ giúp thí sinh đáp ứng được yêu cầu về phát âm cho những thí sinh band 6.0 trở lên
Listen and repeat what you hear from videos, or English audio spoken by native speakers, or those with standard English pronunciation. This method is called shadowing (imitation).
Record yourself during practice and ask teachers, or friends to correct pronunciation errors.
Candidates need to note that pronunciation practice is a process that requires a great investment of time and perseverance. Therefore, candidates should prioritize the areas needing practice to make the most of their preparation time for the IELTS exam.