Bài thi PTE đang dần trở nên phổ biến ở Việt Nam, trong đó kỹ năng Writing khiến nhiều bạn học sinh gặp khó khăn trong quá trình luyện tập. Dạng bài Writing Essay là một dạng câu hỏi trong kỹ năng trên, được chấm theo nhiều tiêu chí với bảng điểm cụ thể. Trong đó, tiêu chí chấm điểm Vocabulary Range là một tiêu chí quan trọng và cần có chiến thuật cụ thể để quá trình học tập thêm hiệu quả. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức cụ thể về tiêu chí Vocabulary Range trong dạng câu hỏi Writing Essay của bài thi PTE kèm với bài mẫu cụ thể.
Key takeaways |
---|
|
Introduction to the Vocabulary Range scoring criterion in PTE Writing Essay
Introduction to the Writing Essay question format in the PTE exam
Bài thi PTE (Pearson Test of English) là một bài thi tiêu chuẩn kiểm tra trình độ tiếng Anh của thí sinh. Đây là một bài thi trực tuyến, diễn ra trong vòng 3 tiếng đồng hồ. Sau khi hoàn thành bài thi, thí sinh sẽ được nhận chứng chỉ về kết quả của bài thi. Chứng chỉ này sẽ có thời hạn trong vòng 2 năm. Bài thi sẽ có 4 phần và đánh giá đầy đủ 4 kỹ năng của người thi: nghe, đọc, nói, viết.
Bài thi PTE Writing gồm 2 dạng câu hỏi: Summarize Written Text và Writing Essay. Dạng câu hỏi Writing Essay là dạng câu hỏi thứ 2 của phần thi Writing trong bài thi PTE.
Đối với dạng câu hỏi Writing Essay, thí sinh sẽ phải viết một bài nghị luận ngắn (tối thiểu 200 chữ - tối đa 300 chữ) về một chủ đề được cho sẵn. Phần thi này diễn ra trong vòng 20 phút. Một đề bài mẫu sẽ có hình thức như ảnh dưới đây.
Giới thiệu về phạm vi từ vựng được đánh giá
Bài luận của thí sinh sẽ được chấm điểm dựa trên 7 tiêu chí. Trong đó, có một tiêu chí chấm điểm là Vocabulary Range (vốn từ vựng). Tiêu chí này sẽ đánh giả vốn từ vựng hiện có của thí sinh. Thí sinh cần đảm bảo sử dụng từ vựng chính xác, phù hợp với ngữ cảnh để có thể diễn tả trọn vẹn luận điểm của bản thân. Ngoài ra, thí sinh cũng cần đảm bảo sử dựng đa dạng, linh hoạt các từ vựng như từ đồng nghĩa, collocation. Tiêu chí này chiếm 2 điểm trong tổng điểm tối đa của bài luận (15 điểm). Cụ thể, dưới đây là mô tả chi tiết cho tiêu chí Vocabulary ở dạng bài viết essay:
2 điểm: Bài luận thể hiện thí sinh có vốn từ vựng phong phú và có hiểu biết chắc chắn, chính xác về ý nghĩa và hoàn cảnh sử dụng các từ vựng đó. Ngoài ra, thí sinh cũng sử dụng được collocation một cách phù hợp.
1 điểm: Bài luận thể hiện thí sinh có lượng kiến thức vừa đủ về từ vựng, tuy nhiên vẫn có trường hợp sử dụng sai hoặc chưa hoàn toàn diễn tả được hết những ý tưởng của bản thân với vốn từ vựng hiện có.
0 điểm: Bài luận thể hiện thí sinh chỉ sử dụng được ngôn ngữ cơ bản và vẫn tồn tại nhiều sai sót.
Chiến lược tăng điểm ở tiêu chí chấm điểm Vocabulary Range
Để có thể cải thiện được điểm số ở tiêu chí chấm điểm Vocabulary Range, thí sinh trước hết nên nắm chắc nguyên tắc chấm điểm kỹ năng này. Máy tính sẽ đánh giá theo quy mô câu văn. Điều đó có nghĩa là, thay vì đánh giá dựa trên từng từ riêng lẻ, máy tính sẽ xem xét đến tất cả các từ vựng, collocation tạo nên một câu hoàn chỉnh để xác định được mức độ phù hợp của thí sinh. Sau khi nắm rõ lý thuyết chấm điểm như trên, có 3 chiến thuật cải thiện điểm ở tiêu chí chấm điểm Vocabulary Range sau đây:
1. Tập trung học nhiều nghĩa của từ vựng và các cụm từ thường gặp
Trong tiếng Anh, có nhiều từ vựng đa nghĩa. Ví dụ, “conduct” là một động từ có 2 ý nghĩa hoàn toàn khác nhau: thực hiện và cư xử. Vì vậy, thí sinh không chỉ nên tập trung vào một lớp nghĩa duy nhất của từ vựng mà nên tập trung vào nhiều lớp nghĩa khác nhau, kết hợp cùng với ngữ cảnh để sử dụng chính xác nhất.
Collocation được biết đến là sự kết hợp của nhiều từ vựng để tạo thành các cụm từ mang ý nghĩa, văn phong phù hợp với người bản xứ. Dựa trên đặc điểm của cách chấm điểm, thí sinh nên tập trung học thêm cả các collocation thay vì học các từ vựng. Ví dụ như khi học từ “conduct”, thí sinh nên học thêm cả các collocation của từ vựng trên như là “conduct a survey”. Thí sinh nên học các collocation đa năng, có thể sử dụng được trong nhiều chủ đề khác nhau (Ví dụ như “do one’s best” - làm hết sức hay “make a decision” - đưa ra một quyết định). Sau đó, thí sinh nên bắt đầu học các cụm collocation theo từng chủ đề (chủ đề môi trường, kinh doanh, giáo dục,…). Ngoài ra, thí sinh nên sắp xếp các collocation thành một nhóm dựa trên từ gốc của cụm từ đó (Ví dụ như “do one’s best”, “do business”, “do some work” thành một nhóm).
2. Học các từ đồng nghĩa
Trong một bài nghị luận, thí sinh cần liên tục nhắc đến sự xuất hiện của đối tượng cần được nghị luận trong bài. Vì vậy, để tránh trường hợp lặp từ, thí sinh nên học các từ đồng nghĩa với nhau. Tuy nhiên, thí sinh nên lưu ý học từ vựng một cách bài bản, có phương pháp cụ thể để tránh gây ra hiểu lầm trong quá trình sử dụng. Ví dụ, khi muốn biểu đạt ý nghĩa là “một món ăn ngon” thì thay vì nói là “this dish is good” hãy nói là “this dish is delicious”.
Ngoài ra, trong tiếng Anh, có nhiều từ vựng đa nghĩa, vì vậy thí sinh nên tìm từ đồng nghĩa với từng lớp nghĩa khác nhau của từ vựng. Ví dụ, nếu trong trường hợp từ “conduct” mang ý nghĩa là thực hiện, từ đồng nghĩa có thể sử dụng là “run”, “carry out”. Trong trường hợp còn lại thì từ đồng nghĩa có thể sử dụng là “behave”. Vì vậy, thí sinh không chỉ nên tập trung vào một lớp nghĩa duy nhất của từ vựng mà nên tập trung vào nhiều lớp nghĩa khác nhau, kết hợp cùng với ngữ cảnh để tìm kiếm được từ đồng nghĩa phù hợp, chính xác nhất.
Tìm hiểu thêm: Từ đồng nghĩa (synonyms) là gì? – Phân loại và cách phân biệt.
3. Avoid word repetition
Đối với một bài luận, thí sinh nên tránh việc lặp từ vựng nhất có thể. Mặc dù từ vựng được lặp lại là một từ vựng nâng cao, tuy nhiên việc xuất hiện nhiều lần của một từ vựng cụ thể sẽ dẫn đến đánh giá rằng “vốn từ vựng của thí sinh không được đa dạng”. Vì vậy, thí sinh cần đảm bảo một từ vựng không nên xuất hiện quá 3 lần trong bài viết của mình.
Đối với các từ vựng là đối tượng chính - đối tượng được phân tích của đề bài (ví dụ như: financial support), thí sinh nên sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để trách việc lặp từ. Đầu tiên, thí sinh có thể sử dụng từ đồng nghĩa, cụ thể như “financial” có thể được thay thế bằng từ “monetary”, “support” có thể được thay thế bằng từ “funding, aid, assistance”.
Ngoài ra, thí sinh có thể thay đổi cách diễn đạt, cụ thể như thay vì nói rằng “the financial support from the government” (sự hỗ trợ về tài chính từ chính phủ), thí sinh có thể thay thế bằng “government fund money” (chính phủ hỗ trợ tiền bạc/ tài chính). Tuy nhiên, cách thay thế này không thể sử dụng cho tất cả các trường hợp và đòi hỏi thí sinh sẽ phải có tư duy logic tốt để xây dựng cách diễn đạt sáng ý, phù hợp cho bài luận.
Sample application
Essay prompt
You will have 20 minutes to plan, write and revise an essay about the topic below. Your response will be judged on how well you develop a position, organize your ideas, present supporting details, and control the elements of standard written English. You should write 200-300 words.
Which should require more financial support from the government? Health or education? To what extent do you agree or not? Use your experience.
Sample essay
There has been a divergence of opinion revolving around whether health or education should receive a higher monetary allocation from the administration. The answer to this query is multifaceted, with my perspective leaning towards a balanced distribution to both sectors.
Health and education serve as the dual foundations underpinning a nation's progress and prosperity. A strong healthcare system safeguards citizens' well-being, lessening the impact of diseases and boosting overall productivity. Accessible and well-funded health services are pivotal during times of illness, contributing significantly to people's welfare. Regular medical check-ups, timely interventions, and quality healthcare ensure a healthier and more productive populace.
Concurrently, educational pursuits shape individuals' perspectives and career paths. Adequately funded educational institutions impart vital skills and knowledge, preparing individuals for contemporary workforce challenges. A robust education framework fosters social mobility, empowering individuals to overcome poverty's constraints. While both health and education are crucial, striking a balance is paramount. A nation with a healthy populace but lacking in education may struggle with innovation and advancement. Conversely, a highly educated populace without access to sufficient healthcare might encounter productivity hurdles.
In summary, the government must allocate financial resources to health and education thoughtfully. Both are indispensable for a nation's comprehensive development. My experience underscores the symbiotic relationship between health and education, advocating for a holistic government funding approach that ensures citizens' well-being and intellectual empowerment.