
Phơi nhiễm ngắn hạn với Lưu huỳnh đioxit (SO2) có thể gây hại cho hệ hô hấp của con người và động vật, đặc biệt là nhóm người mắc bệnh hen suyễn, trẻ em và người già.
Không chỉ là SO2, các oxit lưu huỳnh khác cũng khiến tác động tiêu cực đến sức khỏe, chúng có thể phản ứng với các hợp chất khác trong khí quyển để tạo thành các hạt mịn. Các hạt này có thể xâm nhập sâu vào phổi với số lượng đủ lớn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe:
- Cảm giác khò khè, khó thở và tức ngực và các vấn đề khác đặc biệt khi tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động thể chất.
- Tiếp xúc liên tục ở mức cao làm tăng các triệu chứng hô hấp và làm giảm khả năng hoạt động của phổi.
- Phơi nhiễm ngắn khí SO2 trong không khí, người hen suyễn có thể gặp phải tính trạng khó thở.
- Suy giảm chức năng của hệ hô hấp.
Ảnh hưởng của khí SO2 đối với môi trường và hệ sinh thái tự nhiên
Hệ sinh thái:
- Ở mức nồng độ cao, SO2 gây hại cho cây cối và thực vật bằng cách làm hỏng lá, ngăn cản sự phát triển bình thường của chúng.
- Là một oxit axit, SO2 có khả năng tạo ra mưa axit, gây hại cho hệ sinh thái.
Ảnh hưởng đến tầm nhìn: SO2 và các oxit lưu huỳnh khác có thể phản ứng với các hợp chất khác trong khí quyển để tạo thành các hạt mịn, làm giảm tầm nhìn (khói mù).
Thiệt hại cho công trình kiến trúc: Sự lắng đọng của các hạt cũng có thể làm ố và làm hỏng đá và các vật liệu khác, bao gồm các vật phẩm văn hóa quan trọng như tượng và tượng đài.
Để hiểu rõ hơn về tình trạng ô nhiễm SO2 trên toàn cầu hiện nay, mời quý vị theo dõi infographic dưới đây!

Tham khảo: ftmmachinery.com