Việc học phrasal verbs và idioms vẫn luôn là một thách thức lớn đối với người học bởi vì ý nghĩa của các cụm từ hay câu này đều khác xa so với ý hiển ngôn trên từ ngữ mà chúng thể hiện.
Bài viết này sẽ giới thiệu bộ sách Oxford Word Skills: Idioms and Phrasal Verbs ở hai cấp độ Intermediate (dành cho trình độ B1 và B2) và Advanced (dánh cho trình độ C1 và C2); đồng thời đánh giá ưu, nhược điểm của bộ sách để người học có thêm sự lựa chọn trong quá trình học idioms và phrasal verbs.
What are Phrasal verbs and Idioms?
Phrasal verbs (Cụm động từ)
Phrasal verbs được cấu tạo nên bởi hai bộ phận, một động từ và một hoặc hai tiểu từ.
Các tiểu từ này có thể là giới từ hoặc trạng từ. Đa phần các tiểu từ là giới từ.
Nghĩa của cụm động từ thường khác so với nghĩa của động từ tạo nên nó. Do đó, việc suy đoán nghĩa của cụm động từ từ nghĩa của động từ thành phần là một việc không hề dễ dàng.
Ví dụ: make (làm), make up (trang điểm)
Give (cho), give up (từ bỏ, bỏ cuộc)
Phrasal verbs nếu được sử dụng đúng sẽ khiến giao tiếp trở nên tự nhiên và giống với người bản xứ. Ngược lại, sẽ gây phản tác dụng, việc giao tiếp sẽ không tự nhiên.
Idiom
Idiom là những từ tạo thành một câu hay cụm từ, thế nhưng ngữ nghĩa của idiom lại không hoàn toàn như nghĩa hiển ngôn trong câu hay cụm từ đó.
Ví dụ: green as grass. Nếu dịch từng chữ thì nó có nghĩa là “xanh như cỏ” nhưng thật chất nghĩa của cụm từ này có nghĩa là “thiếu kinh nghiệm”
Cũng giống như phrasal verbs, idiom thường được người bản xứ dùng trong giao tiếp hàng ngày. Nếu như người học tiếng Anh sử dụng idiom phù hợp thì sẽ tăng tính hiệu quả trong việc giao tiếp. Trái lại, sẽ khiến giao tiếp của người học tiếng Anh thiếu tự nhiên và thậm chí gây khó chịu với người nghe.
Introduction to the Word Skills book
Overview
Oxford Word Skills: Idioms and Phrasal Verbs thuộc bộ tài liệu về từ vựng Oxford Word Skills. Bộ sách này bao gồm hai cuốn cho hai trình độ là Intermediate và Advanced.
Hai cuốn này chỉ khác nhau về nội dung trình bày, còn cách thức trình bày khá giống nhau. Cụ thể:
Ở mỗi unit, các idioms, phrasal verbs được cung cấp trước. Tiếp đó là phần chú giải thuật ngữ. Phần nội dung bài học chỉ gói gọn một trang. Phần tiếp theo là bài tập. Bài tập được thiết kế đa dạng, bài tập nối ảnh, điền từ, sử lỗi sai, đọc và tìm idioms trong đoạn văn, nhận định đúng hay sai,…
Cuối mỗi chủ đề có một bài kiểm tra nhỏ để người học có thể tự đánh giá lại trình độ của mình
Cuối sách có cung cấp thêm một số câu chuyện thú vị về idiom cũng như bảng tổng hợp các phrasal verbs và idioms xuất hiện trong các chủ điểm để việc ôn tập dễ dàng hơn.
Các bài tập trong sách đều có đáp án giải chi tiết.
Hai cuốn sách có đến 60 units trong mỗi sách. Mỗi unit dài từ 1 – 3 trang. Trong đó phần bài học chiếm khoảng 1 trang, còn 1-2 trang còn lại là bài tập.
Topics covered in the Oxford Word Skills: Idioms and Phrasal Verbs (Intermediate)
Giới thiệu tổng quan về idioms và phrasal verbs.
Suy nghĩ, học tập và tri thức: Các ngôn ngữ sử dụng trong lớp học, học tập, kiểm tra, khả năng và sự tiến bộ, các bước trong suy nghĩ, tri thức và kĩ năng.
Giao tiếp với mọi người: Giữ mối quan hệ, mô tả các cách gọi đồ vật, gọi điện thoại, các cụm từ trong văn nói, các cụm từ với “say, tell và see”, các hồi đáp trong văn nói.
Con người và mối quan hệ: Hành động, gia đình, các thế hệ, hàng xóm, cảm xúc, mối quan hệ yêu đương, thói quen xấu, chiêm tinh.
Chủ đề hàng ngày: Thời tiết, giấc ngủ, chi tiêu và tiết kiệm, chế độ ăn và nấu ăn, các bản tin vê tội phạm, kinh nghiệm làm việc, đi mua sắm.
Đi đây đi đó: Các hoạt động xã hội, các hoạt động ngoài trời, kỳ nghỉ, các đội thể thao, tình huống trên đường.
Ý tưởng/ Khái niệm: Điều muốn hoặc cần, kế hoạch và sắp xếp, sở thích, hư hỏng và sửa chữa, thời gian, con số, vấn đề và cách giải quyết, lời khuyên.
Ngôn ngữ: Các cụm từ nối, các cụm từ cố định với hai từ chính, các cụm giới từ, cụm động từ mệnh lệnh.
Topics covered in the Oxford Word Skills: Idioms and Phrasal Verbs (Advanced)
Cuốn sách chia các idioms và phrasal verbs ở cấp độ advanced thành các chủ điểm:
Con người: Tính cách, hành động, mối quan hệ, gia đình, cảm xúc cá nhân, hành động thể chất.
Cuộc sống hàng ngày: Tiền bạc, giàu/ nghèo, sức khỏe, chuyến đi, ăn uống, học tập, làm việc, kinh doanh.
Sự kiện: Bữa ăn gia đình, lễ hội âm nhạc, hẹn hò, đám cưới, gặp mặt, trận bóng đá, hội thỏa.
Tin tức: Truyền thông, tội phạm, buổi trưng bày, chính trị, mâu thuẫn, người nổi tiếng, thời tiết.
Giao tiếp: Các công cụ giao tiếp, ngôn ngữ bàn luận, thuyết trình, gặp mặt, bình luận, nhấn mạnh.
Hành vi con người: Sự thành thật, tính cạnh tranh, tính hài hước, chỉ trích, thấu hiểu và đưa ra lời khuyên, vấn đề, các thái độ khác nhau, ra quyết định, nhận lấy rủi ro.
Phong cách ngôn ngữ: Idiom trong văn nói, các lời hồi đáp trong văn nói, các idiom có tính trang trọng, idiom trong văn cảnh pháp luật, idiom trong văn viết.
Các loại idiom: Ẩn dụ trong idiom dùng trong văn nói, các cụm danh từ idiom, các idiom giới từ, so sánh, thành ngữ, tục ngữ.
Guidance on usage
For teachers
Giáo viên có thể sử dụng cuốn này làm tài liệu bổ trợ trong việc giảng dạy idiom và phrasal verbs cho học viên.
Giáo viên có thể lấy từng chủ điểm cho học sinh học hoặc chọn lọc phù hợp với mục đích của giáo viên.
Khi giới thiệu các phrasal verbs và idioms, giáo viên cho học sinh biết ngữ nghĩa đồng thời phát âm các từ cho học sinh
Giáo viên giao bài tập từ dễ đến khó cho học sinh. Học sinh có thể được phát đáp án để từ kiểm tra hoặc giáo viên kiểm tra đáp án cho từng học sinh.
Giáo viên liên tục kiểm tra và theo sát học sinh trong quá trình học phrasal verbs và idioms.
Giáo viên có thể thiết kế bài tập để phù hợp với hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm trong lớp.
Sau một thời gian, giáo viên có thể sử dụng các bài tập trong phần review của sách để kiểm tra mức độ thông hiểu của học sinh; hoặc cắt trích các phần phù hợp với mục đích kiểm tra.
For self-study students
Người tự học có thể tiến hành học từ đầu đến cuối cuốn sách hoặc chọn bất kì chủ đề nào mà họ thấy hứng thú.
Học viên tự quyết định thời gian dành cho mỗi phần và chủ đề phù hợp với tốc độ học của mình.
Cách học tự nhiên được khuyến khích là học viên nên dành từ 10 đến 20 phút để học các thành ngữ, cụm từ được cung cấp trong mỗi phần. Các thành ngữ và cụm từ này có thể xuất hiện trong văn bản, cuộc trò chuyện hoặc bảng.
Học viên nên sử dụng từ điển để hiểu rõ hơn về các từ được giới thiệu trong sách. Việc tra từ điển cũng được khuyến khích để học viên có thể nắm vững nhiều ý nghĩa của một thành ngữ. Các từ điển mà học viên có thể tham khảo bao gồm Oxford Advanced Learner’s Dictionary, Cambridge.
Mặc dù cuốn sách không chỉ là một giáo trình mà còn là một tập sách bài tập, học viên nên có một sổ tay nhỏ để ghi chú các thành ngữ và cụm từ cũng như ngữ cảnh sử dụng chúng. Việc viết ghi chú sẽ giúp học viên ghi nhớ lâu hơn cũng như tăng khả năng ghi nhớ.
Học viên nên hoàn thành tất cả các bài tập trong mỗi phần để hiểu sâu hơn về nội dung và làm chắc vững các thành ngữ và cụm từ.
Làm nhiều bài tập lặp đi lặp lại sẽ giúp học viên ghi nhớ lâu hơn. Học viên có thể làm bài tập bằng bút chì, sau đó xóa đi và làm lại. Thực hiện việc này một số lần lặp lại từ ba lần trở lên.
Sau khi hoàn thành một phần, học viên nên dành thời gian làm một bài kiểm tra một cách nghiêm túc để đánh giá mức độ hiệu quả của việc học của mình.
General evaluation
Advantages
Các nội dung được đề cập trong sách đều rất gần gũi với thực tế. Do đó, chúng có tính ứng dụng cao.
Kiến thức được cung cấp rất phong phú và bao quát. Học viên có thể sử dụng từ vựng đã học trong sách trong giao tiếp hàng ngày và tham gia các kỳ thi như IELTS, TOEFL, …
Các nội dung được phân chia rõ ràng. Sau mỗi phần, bài review sẽ giúp học viên tổng ôn lại kiến thức.
Sách có nhiều hình minh họa sinh động, giúp giảm bớt sự nhàm chán và giúp học viên dễ dàng hình dung ngữ cảnh áp dụng các thành ngữ cũng như cụm từ được đề cập trong sách.
Nhược điểm
Phông chữ và cách trình bày khá dày đặc và chi tiết. Học viên có thể cảm thấy bị áp đặt bởi số lượng từ vựng được giới thiệu trong một phần.
Nội dung trong cuốn sách Intermediate chưa được sắp xếp một cách hợp lý. Người viết đã đề xuất cải thiện bằng cách thay đổi thứ tự của các nội dung, đưa chủ đề về giao tiếp lên trước, sau đó là suy nghĩ và học tập, từ đó làm cho cuốn sách phản ánh được hơn về mục đích giao tiếp của nó.