Siemens, giống như Nokia hay Motorola, là một thương hiệu quen thuộc với người dùng điện thoại di động từ lâu.
Siemens, tương tự như Nokia hay Motorola, là thương hiệu mà người dùng điện thoại di động rất quen thuộc, với các sản phẩm chủ yếu tập trung vào đàm thoại và tin nhắn, chứ không có quá nhiều tính năng như các smartphone hiện nay.
Được đánh giá là một thương hiệu mang tính lịch sử và liên quan mật thiết đến sự ra đời của ngành công nghiệp di động.
Trong hơn 100 mẫu điện thoại di động đã được phát hành, thương hiệu Đức đã có nhiều sản phẩm tiên phong và đã đặt nền móng cho sự phát triển của ngành này. Chiếc Siemens S1 là chiếc điện thoại đầu tiên sử dụng công nghệ GSM (1994). Siemens S10 là chiếc điện thoại đầu tiên có màn hình màu (1997). Siemens SL10 là chiếc điện thoại đầu tiên có bàn phím trượt (1999) và chiếc Siemens SL 45 là chiếc điện thoại đầu tiên có khả năng chơi nhạc MP3 và đọc thẻ nhớ MMC (2001).
Có một thời điện thoại Siemens rất nổi tiếng và được yêu thích trên toàn thế giới.
Chiếc điện thoại di động đầu tiên của Siemens, Siemens Mobiltelefon C1, được ra mắt vào năm 1985. Siemens được xem là nhà tiên phong thực sự trong công nghệ di động. Chiếc Siemens Mobiltelefon C1 có kích thước lớn bằng chiếc túi xách phụ nữ và nhìn có vẻ cồng kềnh, nhưng cách đây hơn 30 năm, đây thực sự là một cuộc cách mạng.
Sau đó vào năm 1998, Siemens S10 xuất hiện, đây là chiếc điện thoại di động đầu tiên có màn hình màu, tuy chỉ hỗ trợ hiển thị 4 màu bao gồm xanh dương, xanh lá cây, đỏ và trắng.
Nhà sản xuất Đức cũng là thương hiệu đầu tiên đưa ra khái niệm 'outphone' cho những chiếc điện thoại được thiết kế đặc biệt để hoạt động ngoài trời. S10 Active, biến thể của Siemens S10 có khả năng chống va đập nhẹ và chịu nước bụi.
Siemens là nhà sản xuất sở hữu chiếc điện thoại trượt đầu tiên trên thế giới: Siemens SL10 ra mắt năm 1999.
Chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới hỗ trợ thẻ nhớ ngoài và là mẫu điện thoại đầu tiên có khả năng chơi nhạc MP3 là Siemens SL45. Có thể nói, SL45 là một trong những mẫu điện thoại tiên tiến nhất vào những năm 2000.
Siemens SL45i ra mắt vào năm sau đó và trở thành chiếc điện thoại đầu tiên hỗ trợ ứng dụng Java. Nhiều người đã ví von SL45i như một chiếc 'smartphone' đầu tiên vì khả năng thực hiện nhiều chức năng ngoài việc gọi điện như nghe nhạc, trình duyệt WAP và điều khiển bằng giọng nói.
Siemens S55 là một trong những chiếc điện thoại di động đầu tiên hỗ trợ chụp ảnh. Ra mắt vào năm 2002, thiết bị của Siemens kết hợp với phụ kiện QuickPic cho phép chụp hình với độ phân giải 640 x 480 pixel.
Năm 2003, Siemens ra mắt chiếc smartphone đầu tiên của họ, đó là SX1. Điện thoại này sử dụng hệ điều hành Symbian Series 60, hỗ trợ nhiều ứng dụng mang lại trải nghiệm thú vị cho người dùng. Trong đó, SX1 còn có sẵn trò Typegun để người dùng làm quen với bàn phím qua trò chơi.
Siemens U10 (2003) là một trong những chiếc điện thoại đầu tiên có khả năng chụp ảnh tự sướng, mặc dù máy không có camera chuyên dụng mà sử dụng camera xoay từ trước ra sau.
Hãng viễn thông Đức này thực sự là người tiên phong với những tính năng và chức năng mới.
Khi 'gã khổng lồ' Siemens Mobile bán mình và tiếp tục sống
Câu chuyện về 'gã khổng lồ' Siemens Mobile đã kết thúc vào năm 2005, sau khi bị BenQ mua lại. Tuy nhiên, trước đó, công ty đã gặp phải nhiều vấn đề.
Vào năm 2004, thị phần của Siemens giảm từ 8% xuống 5,5%, cho thấy những ngày tháng hưng phấn của công ty Đức đã kết thúc. Chất lượng và doanh số của Siemens đều giảm sút. Siemens từ vị trí thứ 5 trong số các nhà sản xuất mới nổi đã tụt dốc nghiêm trọng vào cuối năm đó.
Trong nửa đầu năm 2005, bộ phận di động của Siemens lỗ 1,5-2 triệu EUR mỗi ngày. Đến tháng 6, cổ phiếu của công ty lao dốc 5,4%. Do đó, việc Siemens Mobile bán cho BenQ, dẫn đến việc ra đời thương hiệu BenQ Siemens, là điều không ngạc nhiên.
Tuy nhiên, tình hình không mấy khả quan như kỳ vọng, liên minh di động này cũng nhanh chóng 'chết yểu'. Đến tháng 9/2006, BenQ tuyên bố phá sản. Vào ngày 31/12/2006, tất cả các hoạt động sản xuất đều dừng lại. Siemens Mobile chính thức khai tử - một thương hiệu lịch sử của ngành công nghiệp di động tan rã, là một kết cục đau lòng cho người tiên phong.
Bích Câu