Bộ giao thức Internet |
---|
Tầng ứng dụng (Application layer) |
|
Tầng giao vận (Transport layer) |
|
Tầng mạng (Internet layer) |
|
Tầng liên kết (Link layer) |
|
IPv6, viết tắt của Internet Protocol version 6, là giao thức liên mạng thế hệ 6 được thiết kế để nâng cấp IPv4 hiện đang phổ biến trên Internet nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng địa chỉ mạng lớn hơn, khắc phục sự thiếu hụt của IPv4.
Vào ngày 12/6/2024, 54,37% thiết bị ở Việt Nam sử dụng IPv6 để truy cập Google, tỷ lệ cao nhất là ở Pháp với 74,53%.
Địa chỉ IPv6
Địa chỉ IPv6 (Internet Protocol version 6) là hệ thống địa chỉ mạng mới dành cho Internet, thay thế IPv4. IPv4 có độ dài 32 bit, biểu diễn bằng dãy số thập phân phân cách bằng dấu chấm, ví dụ như 203.119.9.0. IPv4 là phiên bản đầu tiên của địa chỉ mạng trên Internet, phát triển mạnh mẽ trong hơn hai thập kỷ. Với độ dài 32 bit, không gian địa chỉ IPv4 bao gồm khoảng 4 tỉ địa chỉ cho toàn cầu.
Do sự bùng nổ của mạng và dịch vụ Internet, nguồn địa chỉ IPv4 dần cạn kiệt và tiết lộ các hạn chế cho việc phát triển các dịch vụ hiện đại trên Internet. IPv6 được thiết kế nhằm thay thế và mang lại hai mục đích chính:
- Thay thế cho IPv4 cạn kiệt để duy trì hoạt động của Internet.
- Khắc phục các hạn chế trong thiết kế của IPv4.
Địa chỉ IPv6 có độ dài 128 bit, biểu diễn dưới dạng các cụm số hexa phân cách bởi dấu ::, ví dụ như 2001:0DC8:1005:2F43:0BCD:FFFF. Với độ dài 128 bit, không gian địa chỉ IPv6 bao gồm 2^128 địa chỉ, cung cấp một khối lượng địa chỉ lớn cho Internet toàn cầu.
Các loại địa chỉ IPv6
Không gian địa chỉ IPv6 được phân chia thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại với chức năng riêng trong việc giao tiếp. Khác với IPv4, nơi mà mỗi máy tính chỉ có thể gắn một địa chỉ IPv4 duy nhất trên một card mạng và xác định trên Internet bằng địa chỉ này, mỗi máy tính IPv6 có thể có nhiều địa chỉ, cùng loại hoặc khác loại. IPv6 không duy trì khái niệm broadcast. IPv6 bao gồm ba loại địa chỉ dưới đây theo cách gói tin được gửi tới đích:
- Unicast: Địa chỉ unicast chỉ định duy nhất một giao diện.
- Multicast: Địa chỉ multicast xác định một nhóm giao diện. Gói tin có địa chỉ đích là multicast sẽ được gửi tới tất cả các giao diện trong nhóm có địa chỉ đó. Mọi chức năng của địa chỉ broadcast trong IPv4 được thay thế bằng địa chỉ IPv6 multicast.
- Anycast: Anycast là khái niệm mới trong địa chỉ IPv6. Địa chỉ anycast cũng xác định một tập hợp giao diện. Tuy nhiên, trong mô hình định tuyến, gói tin với địa chỉ đích anycast chỉ được gửi tới một giao diện duy nhất trong tập hợp đó, giao diện đó là giao diện 'gần nhất' theo định nghĩa của thủ tục định tuyến.
Ưu điểm
IPv6 được thiết kế với những mục tiêu và tham vọng sau đây:
- Không gian địa chỉ lớn hơn và quản lý không gian địa chỉ dễ dàng hơn.
- Khôi phục nguyên tắc kết nối từ đầu cuối của Internet và loại bỏ hoàn toàn công nghệ NAT.
- Quản lý TCP/IP đơn giản hơn: DHCP được sử dụng trong IPv4 để giảm cấu hình thủ công TCP/IP cho các máy khách. IPv6 được thiết kế với khả năng tự động cấu hình mà không cần sử dụng máy chủ DHCP, hỗ trợ hơn nữa trong việc giảm cấu hình thủ công.
- Cấu trúc định tuyến tối ưu hơn: Định tuyến IPv6 được thiết kế hoàn toàn phân cấp.
- Hỗ trợ Multicast tốt hơn: Multicast là một tính năng của địa chỉ IPv4, nhưng khả năng hỗ trợ và sự phổ biến của nó chưa cao.
- Bảo mật tốt hơn: IPv4 được thiết kế vào thời điểm chỉ có mạng nhỏ, trong đó các mạng biết rõ lẫn nhau và được kết nối. Do đó, bảo mật không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, bảo mật mạng Internet ngày nay trở thành mối quan tâm hàng đầu.
- Hỗ trợ di động tốt hơn: Khi IPv4 được thiết kế, không có khái niệm về thiết bị IP di động. Trong các thế hệ mạng mới, số lượng thiết bị này ngày càng tăng, yêu cầu cấu trúc giao thức Internet có sự hỗ trợ tốt hơn.
- IPv4
- Thế giới IPv6
Chú thích
Liên kết bên ngoài
- IPv6 trên DMOZ
- Tin tức IPv6 – Cập nhật hàng ngày và Cổng thông tin IPv6 + Các Đội nhiệm vụ IPv6
- Khởi động IPv6 Thế giới
- Danh sách sản phẩm, dịch vụ và ứng dụng hỗ trợ IPv6
Giao thức Liên mạng phiên bản 6 | |
---|---|
Tổng quát |
|
Thiết lập |
|
Từ IPv4 tới IPv6 |
|
Giao thức liên quan |
|