Một trong các dạng bài IELTS Writing Task 2 thường gặp yêu cầu thí sinh xác định và phân tích nguyên nhân – giải pháp (Cause and Solution) cho một hiện trạng nào đó. Để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu đề bài, thí sinh nên sử dụng các công cụ tư duy để định hướng, phát triển và hệ thống hóa mạch suy nghĩ hiệu quả hơn, tránh tình trạng bế tắc ý tưởng. Bài viết này sẽ giới thiệu về phương pháp tư duy: biểu đồ Ishikawa (Ishikawa Diagram), đưa ra lý giải và hướng dẫn người đọc từng bước áp dụng vào đề bài thực tế.
Overview of Ishikawa Diagram
Introduction
Biểu đồ Ishikawa (hay còn có tên gọi khác là biểu đồ xương cá do hình dạng của nó) là dạng biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa một vấn đề cụ thể và các nguyên nhân có thể tồn tại.
Ứng dụng ban đầu của biểu đồ Ishikawa là trong các quy trình sản xuất hoặc thiết kế sản phẩm: khi có vấn đề xảy ra, nhà quản trị sẽ áp dụng công cụ này để xác định đầy đủ và tường tận các nguyên nhân ở từng khía cạnh thực hiện quá trình.
Tương tự, đối với đề bài IELTS Writing và Speaking về hoạt động nào đó của con người, thí sinh có thể ứng dụng phương pháp này để nhận diện các yếu tố liên quan đến vấn đề ảnh hưởng tới hoạt động đó và phân tích nguyên do của chúng.
Explaining the Ishikawa Diagram
Structure of the Diagram
Đầu tiên, bài viết sẽ giới thiệu về hình dáng, các bộ phận cấu thành biểu đồ Ishikawa và ý nghĩa của chúng. Dưới đây là một biểu đồ Ishikawa cơ bản với hình dạng tương tự một bộ xương cá gồm các thành phần như sau:
Phần “đầu cá” (ô màu tím): vấn đề/hiện trạng cần phân tích nguyên nhân.
Phần “xương cá”: được chia thành các nhánh lớn (đường kẻ màu xanh) và nhánh nhỏ (đường kẻ màu đen). Mỗi nhánh lớn đại diện cho một khía cạnh của hiện tượng/sự việc, còn các nhánh nhỏ chính là các nguyên nhân tương ứng.
Số nhánh không cố định mà phụ thuộc vào các yếu tố như tính chất của vấn đề (trừu tượng hay cụ thể?), quỹ thời gian dành cho việc brainstorm (trong phòng thi hay tự luyện tập?), vốn kiến thức xã hội của thí sinh (mức độ hiểu biết cao hơn giúp thí sinh nhìn nhận sâu sắc hơn), …
Process of drawing the diagram and examples
Tiếp theo, bài viết sẽ hướng dẫn quy trình vẽ biểu đồ Ishikawa. Để hỗ trợ người đọc hình dung rõ ràng hơn, ví dụ vấn đề “Ineffective online learning” (học trực tuyến kém hiệu quả) sẽ được đưa ra phân tích làm mẫu.
Bước 1: Xác định vấn đề/hiện tượng cần lý giải và điền vào phần “đầu cá”. Từ phần “đầu cá”, kẻ một đường nằm ngang để làm phần “xương sống” của biểu đồ.
Bước 2: Xác định các khía cạnh của vấn đề để đưa ra phân tích, gắn với từng nhánh lớn của biểu đồ.
Tùy thuộc vào tính chất của vấn đề và độ am hiểu của bản thân mà người viết có thể xem xét các khía cạnh khác nhau, tuy nhiên bài viết sẽ giới thiệu cách phân nhánh phổ biến và chung nhất, đó là “4M & 1E” (Method, Machine, Manpower, Material & Environment). Cụ thể:
-
Khía cạnh đầu tiên là Method (phương pháp).
Người viết có thể xem xét: phương pháp đang được sử dụng để phòng ngừa, hạn chế mức độ nghiêm trọng của vấn đề; hoặc cách thức thực hiện một hoạt động/vận hành một quy trình nào đó. Sau đó, người viết cần chỉ ra vấn đề hoặc hạn chế của từng phương thức đó – chính là các nguyên nhân gây ra hiện trạng được nêu ở phần “đầu cá”.
Ví dụ: Với học tập trực tuyến, các phương pháp phổ biến bao gồm:
Self-paced learning: các khóa học cho phép học viên tùy chọn nhịp độ và thời gian học, với nội dung đăng tải sẵn lên website, ví dụ như Coursera hay Masterclass. Quá trình học tập của học viên tiến triển một cách hoàn toàn độc lập với các thành viên khác trong lớp.
Synchronous learning: học đồng bộ, các buổi học diễn ra trực tiếp trên các nền tảng như Zoom, Google Meet,… nơi mà học viên tham gia lớp cùng một lúc. Tiếp theo, người viêt xác định hạn chế hoặc bất lợi của từng phương pháp nêu trên để tìm ra nguyên nhân cho vấn đề “học trực tuyến kém hiệu quả”.
Self-paced learning: các khóa học không có sự tương tác trực tiếp giữa giảng viên và người học, vì vậy những thắc mắc của học viên có thể không được giải đáp kịp thời, gây ra khó khăn trong học tập,
Synchronous learning: sự chênh lệch về múi giờ giữa giảng viên bản địa và du học sinh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng học tập.
Dựa trên những phân tích về vấn đề liên quan tới phương pháp học trực tuyến, người viết có thể bổ sung nhánh sau vào biểu đồ.
Khía cạnh tiếp theo là Machine/Equipment (thiết bị, phương tiện).
Người viết cần xác định được các nguồn lực vật chất giúp con người thực hiện hoạt động/vận hành một quy trình nào đó và chỉ ra các vấn đề với chúng.
Ví dụ: Các thiết bị, phương tiện cần thiết cho trải nghiệm học trực tuyến và hạn chế của chúng như sau:
Internet connection (kết nổi Internet): đây là điều kiện vật chất tiên quyết để có thể tiếp cận và duy trì việc học tập trực tuyến.Tuy nhiên, việc học trực tuyến của học viên có thể bị ảnh hưởng tiêu cực do các vấn đề phổ biến như tắc nghẽn đường truyền hay mất kết nối mạng hoàn toàn.
Electronic devices (Thiết bị điện tử): là cần thiết để học viên tham gia lớp học, thực hiện các thao tác học tập hoặc tương tác với các thành viên trong lớp. Vấn đề nằm ở chỗ không phải học viên nào cũng có điều kiện trang bị thiết bị điện phù hợp từ như laptop, máy tính để phục vụ việc học một cách chu đáo nhất, dẫn đến sự kém hiệu quả trong học tập trực tuyến.
Khía cạnh thứ ba là Manpower (con người)
Người viết có thể chỉ ra các đối tượng liên quan và phân tích các yếu tố về con người như: nhóm yếu tố cá nhân – thái độ, tư duy, hệ giá trị, niềm tin, khả năng, động cơ, mục đích khi tham gia vào hoạt động… và nhóm yếu tố mang tính nhân khẩu học: tuổi, nghề nghiệp, thu nhập,… Từ những nhận xét đó, có thể suy ra nguyên nhân liên quan tới con người của hiện tượng/sự việc.
Ví dụ: Các đối tượng liên quan tới hoạt động học trực tuyến và tính chất của họ như sau:
Students (học viên): Xét về thái độ, do học tập trực tuyến không có sự giám sát trực tiếp của giáo viên như lớp học truyền thống nên học viên có thể thiếu ký luật, mất tập trung – từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả học tập.
Teachers (giáo viên): Xét về khả năng, do phần lớn giáo viên đã quen với hình thức giảng dạy trực tiếp nên họ có thể gặp khó khăn trong việc thiết kế và truyền tải bài giảng qua nền tảng trực tuyến do chưa nắm bắt được công nghệ – điều này cũng có thể cản trở hiệu quả học tập.
Khía cạnh thứ tư trong 4M là Material
Là những tư liệu, chất liệu cấn thiết cho hoạt động, quá trình liên quan tới vấn đề/hiện tượng. Nói cách khác, các thiết bị, phương tiện (Machines/Equipment) sẽ tác động lên tư liệu, chất liệu để đem lại một sản phẩm hay giá trị nào đó. Người viết có thể xem xét các yếu tổ sau liên quan tới Material: số lượng, tính sẵn có, chất lượng, khả năng tiếp cận,… từ đó đối chiếu với hiện trạng để suy ra nguyên nhân.
Ví dụ: Đối với E-learning, tư liệu chính là nội dung mà các nền tảng giáo dục trực tuyến cung cấp. Với kết nối Internet và thiết bị điện tử (Machines/Equipment), học viên có thể truy cập các tư liệu (Materials) này để thực hiện học tập trực tuyến.
Về tính chất, không phải nguồn tư liệu học tập nào có sẵn trên mạng Internet đều đảm bảo chất lượng và tính khả dụng, bởi bất kể trình độ chuyên môn, ai cũng có thể đăng tải tài liệu lên Internet. Sử dụng nguồn học liệu không đáng tin cậy có thể ảnh hưởng đến kết quả của học tập trực tuyến.
Khía cạnh cuối cùng cần xem xét là Environment (môi trường)
Là những điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng tới kết quả của quá trình/hoạt động nào đó. Nếu 4M là các yếu tố nằm trong quá trình/hoạt động thì 1E nhìn nhận những nguyên nhân xuất phát từ bối cảnh của quá trình/hoạt động.
Ví dụ: Nguyên nhân của việc học tập trực tuyến kém hiệu quả có thể đến từ những yếu tổ môi trường như sau:
Distraction (sự xao nhãng): môi trường học tập tại nhà chứa rất nhiều yếu tố có thể chiếm sự chú ý của học viên ví dụ như thiết bị điện tử, không gian học tập ồn ào,… từ đó giảm thiểu khả năng tiếp thu kiến thức, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả học tập.
Bước 3: Ghép tất cả nhánh lớn vào phần “đầu cá”, hoàn thiện biểu đồ nguyên nhân Ishikawa cho vấn đề “Ineffective online learning”
Considerations when using the Ishikawa Diagram
Advantages and disadvantages of the method
Trước hết, ưu điểm của biểu đồ Ishikawa này chính là khả năng giúp người dùng hình dung vấn đề, sự kiện rõ ràng hơn thông qua việc phân tích một hoạt động/quá trình ở từng yếu tố như con người, phương thức, phương tiện, tư liệu và ngoại cảnh.
Từ đó, người dùng xác định được triệt để các nguyên nhân. Thêm vào đó, đây là một công cụ tư duy tương đối đơn giản, phù hợp với nhiều trình độ người học.
Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này đó là: biểu đồ Ishikawa sẽ phát huy tính khả dụng tốt nhất ở các đề bài yêu cầu xác định nguyên nhân của một vấn đề nằm trong một quy trình, hoạt động cụ thể nào đó – ví dụ: nguyên nhân của sự kém hiệu quả trong quá trình học trực tuyến.
For abstract social issues related to culture, ideology, etc., where the process of movement of the object, phenomenon cannot be determined, this thinking tool is not suitable.
Note
Based on the characteristics mentioned above, the writer needs to consider the following after applying the Ishikawa diagram:
Consider the nature of the issue stated in the question to choose the appropriate method
In the exam room, do not spend too much time deploying all the major branches in the diagram but only select a few prominent causes to avoid verbosity and tangents.
In addition to hand-drawing, users can use the MindMaster mind mapping application or the Smart Chart feature in Word (Hierarchy section).