Kaiser là danh hiệu tiếng Đức có nghĩa là 'Hoàng đế', trong khi Kaiserin nghĩa là 'Nữ hoàng' hoặc 'Hoàng hậu'. Tương tự như danh hiệu 'Sa hoàng' (Czar) trong tiếng Nga, Kaiser có nguồn gốc từ tước vị Caesar, trong khi Caesar lại xuất phát từ tên của một nhánh trong thị tộc (gens) Julia - chính là thị tộc của Gaius Julius Caesar, tổ tiên của Vương triều đầu tiên trong lịch sử Đế chế La Mã. Dù các vua Anh tự xưng là 'Hoàng đế Ấn Độ' cũng dùng từ 'Kaisar-i-Hind' trong tiếng Phạn và Urdu, từ này lại xuất phát từ chữ Kaisar trong tiếng Hy Lạp thay vì Kaiser trong tiếng Đức. Theo cuốn sách Hooray for Yiddish!: a book about English của Leo Calvin Rosten,
Trong các tài liệu tiếng Anh, thuật ngữ the Kaiser thường để chỉ các Hoàng đế của Đế quốc Đức, cũng như Hoàng đế của Đế quốc Áo và Đế quốc Áo-Hung (như Kaiser Franz I hay Kaiser Franz Joseph I). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, như sách The First World War của Michael Howard, các Hoàng đế Áo-Hung như Franz Joseph I và Karl I được ghi là emperor (hoàng đế trong tiếng Anh) trong khi Hoàng đế Wilhelm II của Đức thì vẫn giữ nguyên là Kaiser. Cuốn tiểu sử Kaiser Wilhelm II: Germany's Last Emperor của John Van der Kiste cũng theo cách đó và giải thích rằng điều này giúp phân biệt các vị quân chủ Đức và Áo. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, thuật ngữ the Kaiser - đặc biệt là chỉ Wilhelm II - đã mang ý nghĩa tiêu cực rõ rệt trong các nước nói tiếng Anh. Tiếng Anh cũng có từ Kaiserism, nghĩa là Chủ nghĩa hoàng đế của Đức, Áo. Cuốn sách 'The life of Mahomet: from original sources' của Sir William Muir cũng sử dụng the Kaiser để nói về Hoàng đế Đông La Mã Heraclius vào thế kỷ 7.
Lịch sử
Trước đây, các Hoàng đế La Mã Thần thánh của người Đức đã mang tước hiệu Kaiser. Hoàng đế Đức đầu tiên, Otto I, lên ngôi vào năm 962. Từ thời của Caesar, người Đức đã biết tên ông dưới dạng cổ xưa với nguyên âm đôi là Kaiser, mặc dù ở Đế quốc La Mã, nó được phát âm là Kesar (tức Kaisar trong tiếng German Thượng cổ). Các Hoàng đế Đức cũng dùng danh hiệu Imperator như người kế vị Charlemagne, người đã phục hồi Đế quốc Tây La Mã. Năm 1806, Napoléon Bonaparte đã bãi bỏ Đế quốc La Mã Thần thánh.
- Quân chủ của Đức
- Quý tộc Đức
- Danh sách các vua Đức
- Qaisar