Hoạt động tiếp nhiên liệu trên không qua hơn một thế kỷ
Khả năng tiếp nhiên liệu khi đang bay dường như là một thành tựu của thời hiện đại, nhưng thực ra đã tồn tại từ hơn 1 thế kỷ trước. Một sự kiện lịch sử đã chứng minh việc tiếp nhiên liệu trên không là hoàn toàn khả thi và giúp máy bay bay xa hơn theo nhu cầu. Đó chính là việc máy bay hai tầng cánh De Havilland DH-4B của Không quân đã truyền nhiên liệu thành công thông qua một cái vòi từ máy bay này sang máy bay khác vào ngày 27 tháng 6 năm 1923.
Máy bay DH-4B truyền nhiên liệu cho một chiếc DH-4B khác vào ngày 27/6/1923 tại Rockwell Fied, San Diego. Ảnh: Thisdayinaviation.
KC-97 Stratotanker đang tiếp nhiên liệu cho máy bay Không quân, trên ống tiếp liệu của nó có một bộ giữ thăng bằng giống như đôi cánh. Phương pháp này đạt tốc độ 2721 kg nhiên liệu/phút. Ảnh: Palmspring Air Museum.
Sau vài năm, dòng KC-135 Stratotanker trang bị động cơ phản lực đã thay thế cho KC-97. Ba phiên bản KC-135E, KC-135R và KC-135T đã bay hơn 50 năm và KC-46A đang dần thay thế chúng. Stratotanker có khả năng tiếp liệu cao hơn, chở được nhiều hàng hóa và thực hiện các cuộc sơ tán y tế trên không tốt hơn.
Một KC-135R đang tiếp dầu cho tiêm kích F-15C Eagle. Cần tiếp nhiên liệu này được gọi là “cánh dài bay'' vì nó có thể được 'bay' đến máy bay nhận. Ảnh: Wikipedia.
Tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến đấu
Pegasus sử dụng hệ thống “đầu dò và phao neo” (hay “vòi và phao neo”). Đây không phải là một ống cứng mà là một vòi linh hoạt, có phao neo hình cái phễu ở phía đuôi, được cắm trực tiếp vào đầu dò trên máy bay cần tiếp dầu. Khi không cần tiếp nhiên liệu, đầu dò này có thể thu lại.
Chiếc KC-46A được trang bị cả hệ thống “cánh dài bay” kiểu cũ và hệ thống “vòi-phao neo” tiên tiến. Hệ thống cũ thường được sử dụng để tiếp nhiên liệu cho các máy bay cỡ lớn, trong khi hệ thống mới được sử dụng cho các máy bay nhỏ hoặc máy bay có trang bị đầu dò. Cả hai hệ thống này hoạt động độc lập nhưng không thể được sử dụng đồng thời.
Một chiếc KC-46A đang cung cấp nhiên liệu cho một máy bay chiến đấu F-35A Lightning II, tại California vào tháng 1 năm 2019. Ảnh: Wikipedia.
Chiếc KC-46A đang tiếp nhiên liệu cho hai tiêm kích F/A-18 Hornet.
Khả năng tự vệ chiến đấu của “trạm xăng trên trời”
KC-46A không chỉ có khả năng tiếp nhiên liệu một cách tự động mà còn trang bị hệ thống phòng thủ theo thời gian thực, luôn sẵn sàng cho hoạt động chiến đấu. Hệ thống này kết hợp bốn mục tiêu “phát hiện, tránh né, đánh bại và sống còn trước mối đe dọa”. Bao gồm các cảnh báo vô tuyến và hệ thống chống tên lửa bằng hồng ngoại.
Máy bay này cũng tích hợp Hệ thống Quản lý Tác chiến Nâng cao (ABMS) giúp tăng cường kết nối và trao đổi thông tin giữa các máy bay. Điều này cho phép KC-46A chuyển tiếp thông tin giữa các máy bay chiến đấu của lực lượng liên quân, cung cấp cho phi đội khả năng nhận biết tình huống và ưu thế thông tin theo thời gian thực. Lớp vỏ bọc buồng lái giúp tăng cường bảo vệ phi hành đoàn khỏi hỏa lực của vũ khí cỡ nhỏ.
KC-46 sẽ tiếp dầu cho phi đội Blue Angels của Hải quân, tại Nam Dakota.
Thực tế, Pegasus vẫn đang gặp phải một số vấn đề. Không chỉ gây lỗ hơn 7 tỷ đô la cho Boeing mà còn đang phải trải qua quá trình sửa chữa một vài “thiếu sót Loại 1”. Một phát ngôn viên từ Không quân cho biết các thiếu sót này rất nghiêm trọng, có thể 'gây tử vong, thương tích nặng, hoặc bệnh nghề nghiệp nghiêm trọng' nếu không được khắc phục.
Theo [1], [2].