1. Tổng quan về hoạt động trải nghiệm
- Đặc điểm: Ở cấp Tiểu học, hoạt động trải nghiệm là môn học giúp học sinh khám phá và phát triển bản thân thông qua các hoạt động xây dựng tình cảm với gia đình và thầy cô. Đây là môn học hỗ trợ phát triển năng lực, thích nghi với cuộc sống, hình thành thói quen tốt và kỹ năng tự phục vụ, cùng các thói quen khi đến trường.
- Mục tiêu của buổi học:
- Cung cấp cơ hội cho học sinh học hỏi và trải nghiệm qua các hoạt động thực tế
- Kết nối kiến thức từ sách vở với cuộc sống hàng ngày
- Tập trung vào việc phát triển năng lực và hình thành nhân cách cho học sinh
2. Mẫu bài giảng cho môn hoạt động trải nghiệm tại Tiểu học
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CẤP TIỂU HỌC
CHỦ ĐỀ: TÌNH YÊU GIA ĐÌNH, TÔN TRỌNG PHỤ NỮ
1. CÁC YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.1 Phẩm chất:
+ Biểu hiện lòng biết ơn và sự quan tâm tới bố mẹ và người thân qua lời nói, thái độ và hành động cụ thể.
+ Có thói quen giữ gìn không gian sống luôn gọn gàng, sạch sẽ và ngăn nắp.
+ Trung thực và có trách nhiệm khi tự đánh giá bản thân vào cuối mỗi buổi học.
1.2 Năng lực:
+ Tham gia vào các hoạt động trang trí và làm đẹp không gian sống.
+ Thực hiện các hành động thể hiện sự tôn trọng và trân trọng phụ nữ.
2. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: chuẩn bị bài trình chiếu, âm thanh, màn chiếu, máy chiếu, TV, và các dụng cụ cho học sinh (bảng đen, giấy, bút, thẻ chữ liên quan đến chủ đề)
2. Học sinh: sách giáo khoa, giấy, bút, và các dụng cụ học tập khác.
3. CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY:
Thời gian chuẩn bị | Các bước | Hoạt động của Giáo viên | Hoạt động của học sinh | Thiết bị |
10 phút | 1. Khởi động | - Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ những hiểu biết về ý nghĩa ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. - Giáo viên yêu cầu học sinh biểu diễn và cổ vũ các tiết mục liên quan đến ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. | - Học sinh có thể trả lời: + Tôn vinh những người phụ nữ trên thế giới + Ngày mà người phụ nữ được nhận những lời chúc yêu thương từ người khác - Học sinh tích cực tham gia cổ vũ và biểu diễn các tiết mục văn nghệ: Bông hồng tặng cô, Cô ơi, ... | Âm thanh ... |
10 phút | 2. Hoạt động 1: Chơi trò chơi "Ai nhanh hơn". | - Giáo viên yêu cầu học sinh viết lên thẻ những lời nói, thái độ, việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ, người thân. - Giáo viên hướng dẫn học sinh gắn thẻ lên bảng và chia sẻ kết quả. | - Học sinh có thể viết như sau: + Tặng hoa các mẹ, các bà nhân ngày 8/3 . + Chúc mẹ 8/3 luôn vui vẻ, hạnh phúc . + Chúc bà 8/3 luôn mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi . + Làm những sản phẩm tri ân 8/3 đến người phụ nữ em yêu thương. - Sau khi viết học sinh cùng nhau gắn thẻ lên bảng nhóm và chia sẻ với các nhóm khác về hoạt động của nhóm mình. | Thẻ trắng, bút viết ... |
5 phút | 3. Hoạt động 2: Xác định việc sẽ làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc với người thân trong gia đình. | - Giáo viên yêu cầu học sinh làm những việc sau: + Suy nghĩ về những việc em sẽ làm + Lập danh sách cho các việc đó + Chia sẻ với các bạn về những việc sẽ làm | - Gợi ý cho học sinh: +Gửi lời chúc chân thành tới người thân + Tặng hoa, tặng quà + Tự tay làm thiệp hoặc hoa + Giúp người thân làm việc nhà + Luân ngoan ngoãn, học tập chăm chỉ - Xong các học sinh chia sẻ bản kế hoạch với bạn bè, trao đổi về các việc làm đó | Bút, giấy trắng |
10 phút | 4. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách thức thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc với người thân trong gia đình. | - Giáo viên đưa ra các tình huống để học sinh nhận xét cách thể hiện lòng biết ơn: + Tình huống 1: Lan đang chơi với em thì thấy em mệt mỏi, người nóng bừng. Lan đã đo nhiệt độ cho em và gọi điện báo cho bố mẹ. Lan để em nằm ở nơi kín gió, bỏ bớt quần áo để hạ nhiệt, lấy nước cho em uống từng ngụm nhỏ và chùm khăn ấm vào trán em. + Tình huống 2: Bố đang đi làm ruộng, Phương và em đang chơ. Nhìn thấy trời nắng quá, Phương liền pha cốc nước chanh và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh. Phương nghĩ:" Bố đi làm về mà có cốc nước mát để uống thì đỡ mệt biết bao". + Tình huống 3: 6h chiều, Mai thấy mẹ mãi chưa đi làm về, Mai lấy rau ra để nhặt giúp mẹ. Mai nghĩ "Mình giúp mẹ chắc mẹ sẽ đỡ mệt hơn" - Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách thể hiện lòng biết ơn trong từng tình huống. | - Gợi ý học sinh trả lời: + Tình huống 1: Bạn Lan chăm sóc em rất chu đáo, ân cần khi thấy em có dấu hiệu của việc sốt. + Tình huống 2: Phương đã thể hiện tình cảm, sự chăm sóc của mình rất tinh tế, chu đáo với bố. Khi nghĩ về việc bố đi làm về sẽ rất mệt và có cỗ nước mát lạnh để uống. + Tình huống 3: Mai đã biết cách quan tâm đến sức khỏe của mẹ, Mai giúp mẹ làm bữa để mẹ đỡ mệt. - Học sinh có thể nêu cách thể hiện lòng biết ơn như sau: + Tình huống 1: Lan chăm sóc em khi bị ốm. + Tình huống 2: Phương để cốc nước vào ngăn mát để bố đi làm về uống cho đỡ mệt. + Tình huống 3: Mai giúp mẹ nhặt rau bởi vì mẹ đi làm về muộn. | |
Bài tập về nhà | 5. Tìm hiểu về những ngày đáng nhớ của gia đình | - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về những ngày đang nhớ của gia đình. - Tạo cuộc thi "Tham gia kể chuyện về người phụ nữ em yêu quý trong gia đình". - Tặng bánh kẹo, bút, vở, đồ dùng học tập, .... để khích lệ học sinh. | - Học sinh có thể trả lời như sau: + Ngày sinh nhật của các thành viên. + Các ngày lễ. + Các ngày kỷ niệm của gia đình. - Các em kể chuyện về người phụ nữ em yêu quý trong gia đình theo các gợi ý: + Tên người phụ nữ em yêu quý. + Kỷ niệm hoặc ấn tượng đáng nhớ của em về người đó. + Việc em làm thể hiện sự quý trọng người đó. Ví dụ: Mẹ người mà tớ yêu quý nhất. Ở bên mẹ, tớ có bao nhiêu là kỷ niệm đẹp. Nhưng có lẽ đáng nhớ nhất là lần tớ đổ bệnh, mẹ đã thức cả đêm để chăm sóc cho tớ. Tớ đã làm một món quà đặc biệt tặng mẹ nhân dịp sinh nhật. | |
6. Đánh giá | - Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đánh giá theo bảng trong sách giáo khoa. - Giáo viên khen ngợi, tuyên dương những học sinh tích cực, mạnh dạn tham gia các hoạt động và khuyến khích, động viên các học sinh còn rụt rè, tự ti. | |||
7. Kết thúc | - Giáo viên khuyến khích học sinh về nhà thực hiện các việc đã nêu ở từng hoạt động trong giờ học. | - Học sinh lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. | ||
8. Thảo luận kế hoạch tuần tiếp theo | - Giáo viên gợi ý các chủ đề sinh hoạt tuần sau và yêu cầu học sinh thảo luận, thống nhất. - Chuẩn bị một sản phẩm/ tiết mục để thể hiện tình cảm, yêu thương đối với mọi người (câu chuyện, diễn kịch, ca hát, múa, ..... ) | - Học sinh cả lớp cùng thảo luận. - Học sinh mạnh dạn đưa ra các chủ đề mới hấp dẫn. - Học sinh phân công nhiệm vụ cho nhau để chuẩn bị cho tuần tiếp theo. |
Kết luận:
- Tiết học đã áp dụng hiệu quả nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học tiên tiến. Học sinh nhiệt tình tham gia và thể hiện nhiều kỹ năng tốt như làm việc nhóm.
- Trong tiết học, học sinh và giáo viên đã trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc về tình cảm gia đình. Các em cũng học được cách thể hiện tình cảm với những người thân yêu trong gia đình.
- Tiết học để lại ấn tượng sâu sắc và cảm xúc khó quên cho mỗi người thầy. Đặc biệt, các hoạt động trải nghiệm sẽ trở thành hành trang vững chắc giúp học sinh đối mặt với những thử thách phía trước.
- Những mẫu nhận xét môn Hoạt động trải nghiệm tiểu học theo Thông tư 27 tuyệt vời nhất
- 11 ví dụ phân tích kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm tiểu học