Quốc gia | Việt Nam |
---|---|
Trụ sở | 43 Nguyễn Chí Thanh, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam |
Chương trình | |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt |
Định dạng hình | 16:9 1080i HDTV 4:3 16:9 SDTV |
Sở hữu | |
Chủ sở hữu | Đài Truyền hình Việt Nam |
Kênh liên quan | VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV5 Tây Nguyên, VTV5 Tây Nam Bộ, VTV6, VTV7, VTV8, VTV9, VTV Cần Thơ |
Lịch sử | |
Lên sóng | 1 tháng 4 năm 1994; 30 năm trước (Thử nghiệm) 31 tháng 3 năm 1996; 28 năm trước (Chính thức) |
Liên kết ngoài | |
Website | vtv.vn |
Có sẵn | |
Mặt đất | |
DVB-T2 | Kênh 25 UHF tần số 506MHz (khu vực miền Nam), Toàn quốc, thay đổi theo khu vực (HD) |
AVG | Kênh 5 (HD) |
Trực tuyến | |
VTVGo | Xem trực tiếp |
VTV.vn | Xem trực tiếp |
FPT Play | Xem trực tiếp |
VTV3 là kênh truyền hình giải trí và thể thao của Đài Truyền hình Việt Nam, chính thức lên sóng từ ngày 31 tháng 3 năm 1996. Đây là một trong những kênh truyền hình được yêu thích nhất tại Việt Nam, với đa dạng chương trình phục vụ nhu cầu giải trí cho mọi lứa tuổi. Ban Sản xuất các Chương trình Giải trí của VTV chủ yếu phụ trách nội dung cho kênh này.
Ngoài các chương trình giải trí, VTV3 còn phát triển nhiều chương trình về văn hóa, nghệ thuật, tư tưởng và các chương trình truyền hình trực tiếp, cầu truyền hình đặc biệt được phát sóng trên toàn hệ thống của Đài Truyền hình Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức của kênh
Ban lãnh đạo hiện nay
- Trưởng ban: Tạ Bích Loan.
- Phó ban: Bùi Thu Thủy, Nguyễn Tùng Chi, Lại Bắc Hải Đăng, Phan Lạc Long.
Các Trưởng Ban qua các thời kỳ
- Lại Văn Sâm (31/03/1996 – 30/06/2017).
- Tạ Bích Loan (01/07/2017 – nay).
Các phòng ban và đơn vị trực thuộc
- Phòng Tổ chức – Hành chính
- Phòng Kế hoạch – Tài chính
- Phòng Đạo diễn – Quay phim
- Chi đoàn Ban Sản xuất các Chương trình Giải trí
- Phòng Sự kiện – Nghệ thuật
- Phòng Văn hóa – Du lịch
- Phòng Giáo dục – Giải trí
- Phòng Nội dung số – Giải trí
- Phòng Sự kiện – Xã hội
Quá trình hình thành
VTV3 bắt đầu lên sóng thử nghiệm vào lúc 15:00 ngày 1 tháng 4 năm 1994, trên kênh 9 VHF tại Hà Nội, phát sóng vào buổi chiều trên VTV1 và phủ sóng toàn quốc qua vệ tinh Thaicom 1. Nội dung chủ yếu là Thể thao – Văn hoá – Giải trí tổng hợp.
Vào 10:00 ngày 31 tháng 3 năm 1996, VTV3 chính thức phát sóng với nội dung Thể thao – Văn hoá – Giải trí – Thông tin kinh tế. Thời lượng phát sóng khi đó từ 12:00 – 19:00 từ thứ 2 đến thứ 7, 10:00 – 19:00 chủ nhật, và 23:00 – 00:00 hàng ngày. VTV3 là kênh đầu tiên phát sóng giải bóng đá Ngoại hạng Anh, V.League, SEA Games 22, và UEFA Champions League/UEFA Europa League tại Việt Nam.
Từ tháng 1 năm 1997, VTV3 bắt đầu phát sóng thêm vào buổi tối, từ 19:00 đến hết ngày trên kênh 22 UHF, trong khi buổi sáng vẫn phát chung với VTV1 và VTV2. Cũng trong năm này, Ban Biên tập chương trình Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế được thành lập, là đơn vị chính sản xuất nội dung cho VTV3.
Ngày 31 tháng 3 năm 1998, VTV3 trở thành kênh riêng, phát sóng toàn quốc qua vệ tinh Thaicom 3. Tại Hà Nội và khu vực lân cận, VTV3 phát sóng trên kênh 22 UHF từ 12:00 – 24:00 các ngày trong tuần, riêng chủ nhật từ 10:00 – 24:00. Sau này, chương trình thứ 7 bắt đầu sớm hơn, từ 10:00 đến 24:00.
Ngày 31 tháng 12 năm 1999, VTV3 cùng với các kênh VTV1, VTV2 và VTV4 hợp nhất thành một kênh duy nhất để phát sóng chương trình đặc biệt chào đón thiên niên kỷ mới, kéo dài 6 tiếng đồng hồ.
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2002, VTV3 phát sóng từ 06:00 đến 24:00 hàng ngày. Cuối năm 2003, Ban Biên tập chương trình Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế được đổi tên thành Ban Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế. Trong giai đoạn 1996 đến hết 2007, VTV3 có khung giờ phim hoạt hình lúc 17h00 hàng tuần dành cho khán giả nhỏ tuổi.
Từ ngày 1 tháng 9 năm 2006, VTV3 chính thức phát sóng liên tục 24/7. Ngày 21 tháng 11 cùng năm, tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, ông Vũ Văn Hiến, đã ký quyết định thành lập Trung tâm Thanh thiếu niên trên cơ sở tách Phòng Thanh thiếu niên ra khỏi Ban Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế.
Sau năm 2007, do đặc thù chương trình, một số sự kiện thể thao vốn tường thuật trực tiếp trên VTV3 đã chuyển sang các kênh khác như VTV2, VTV6 và VTV5. Tuy nhiên, trong kỳ ASIAD 2010, để phục vụ người hâm mộ, VTV3 đã phối hợp cùng VTV2 và VTV6 phát sóng trực tiếp tất cả các môn thi đấu. Sau năm 2010, VTV3 mới bắt đầu tường thuật trực tiếp một số sự kiện thể thao lớn diễn ra vào khung giờ đêm.
Từ ngày 11 tháng 2 năm 2008, VTV3 ra mắt khung giờ phim Việt giờ vàng lúc 21h00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Từ ngày 31 tháng 3 năm 2013, VTV3 bắt đầu phát sóng thử nghiệm theo chuẩn HD và chính thức phát sóng từ ngày 1 tháng 6 cùng năm. Ngày 1 tháng 10 năm 2013, phòng Thể thao được tách ra để thành lập Trung tâm sản xuất các chương trình thể thao, nhưng tên gọi Ban Thể thao - Giải trí - Thông tin kinh tế vẫn giữ nguyên. Ngày 7 tháng 9 năm 2014, Ban Thể thao - Giải trí - Thông tin kinh tế được đổi tên thành Ban Sản xuất các chương trình Giải trí, nhưng bộ nhận diện Kênh Thể thao - Giải trí - Thông tin kinh tế vẫn được sử dụng đến hết năm 2014. Năm 2015, VTV3 phát sóng với âm thanh chuẩn Dolby Digital Plus trên DVB–T2.
Từ ngày 18 tháng 7 năm 2014 đến sau Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020, khung giờ phim Việt vào thứ 6 được thay thế bằng các chương trình gameshow và truyền hình thực tế.
Từ ngày 12 tháng 10 năm 2015, hầu hết các chương trình thể thao trên VTV3 được chuyển sang kênh VTV6, sau đó là VTV5, chỉ còn lại một số sự kiện đêm như FIFA World Cup, UEFA EURO, Olympic, và bản tin Nhịp đập thể thao. Từ ngày 12 tháng 4 năm 2021 đến ngày 9 tháng 10 năm 2022, bản tin này phát sóng song song trên VTV3 và VTV6. Sau khi VTV6 ngừng phát sóng ngày 10 tháng 10 năm 2022, Nhịp đập thể thao chỉ còn trên VTV3 vào 6h00 hàng ngày. Từ ngày 14 tháng 2 năm 2022, các chương trình thể thao chính thức trở lại VTV3 vào khung giờ sáng và chiều, đánh dấu sự trở lại sau 7 năm gián đoạn.
Từ ngày 16 tháng 9 năm 2016, VTV3 chính thức phát sóng HD toàn thời gian, thay vì chỉ phát HD bán thời gian như trước.
Từ đầu năm 2017, các gameshow được dời xuống khung giờ 20h30 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Kể từ năm 2018, VTV3 dần xuất hiện nhiều hơn các chương trình truyền hình thực tế, cuộc thi, chương trình hài, gameshow kiến thức và những chương trình mới lạ như Tường lửa, Không thỏa hiệp, Sàn chiến giọng hát, Quả cầu bí ẩn, 5 vòng vàng kỳ ảo, Vượt thành chiến, Chọn đâu cho đúng,... đã nhanh chóng chiếm lĩnh khung giờ vàng. Tuy nhiên, các chương trình này đều do các đơn vị xã hội hóa sản xuất và phát sóng, trong khi các chương trình do Ban Sản xuất các chương trình Giải trí trực tiếp thực hiện lại dần bị lu mờ. Từ ngày 19 tháng 3 đến ngày 30 tháng 4 năm 2020, do yêu cầu phòng chống dịch COVID-19, VTV3 đã giảm thời gian phát sóng xuống còn từ 05h00 đến 24h00 tất cả các ngày trong tuần. Đến tháng 5/2020, kênh đã chính thức phát sóng 24/7 trở lại.
Từ ngày 3 tháng 7 năm 2022 đến 8 tháng 3 năm 2024, VTV3 đã tạm ngừng phát sóng khung phim truyện nước ngoài vào lúc 18h00; tuy nhiên, từ ngày 9 tháng 3 năm 2024, khung giờ này đã được khôi phục sau gần 2 năm gián đoạn.
Từ ngày 13 tháng 5 đến 20 tháng 5 năm 2024, khung giờ phim truyện 22h40 đã tạm thời chuyển từ phim truyền hình sang phát sóng dưới dạng phim điện ảnh.
Từ ngày 6 tháng 6 năm 2024, VTV3 ngừng phát sóng khung phim truyện nước ngoài buổi trưa lúc 11h20 từ thứ 2 đến thứ 6, sau gần 8 năm lên sóng, và thay đổi lịch phát sóng cho khung giờ 11h00 trong những ngày này. Theo đó, các chương trình về Thể thao sẽ được chuyển sang phát lúc 11h10, tiếp theo là chương trình Hoa vui ca và sitcom
Thời lượng phát sóng
- 1 tháng 4 năm 1994 – 30 tháng 3 năm 1996:
- 16:00 – 18:45 từ Thứ 2 đến Thứ 7.
- 14:00 – 18:45 vào Chủ nhật.
- 31 tháng 3 năm 1996 – 30 tháng 3 năm 1997: 10:00 - 19:00 và 23:00 - 24:00 hàng ngày.
- 31 tháng 3 năm 1997 – 30 tháng 3 năm 1998:
- Trên kênh 9 VHF tại Hà Nội và trên toàn quốc:
- 12:00 – 19:00 và 23:00 – 24:00 từ Thứ 2 đến Thứ 7.
- 10:00 – 19:00 và 23:00 – 24:00 vào Chủ nhật.
- Trên kênh 22 UHF tại Hà Nội: 19:00 – 24:00 hàng ngày.
- Trên kênh 9 VHF tại Hà Nội và trên toàn quốc:
- 31 tháng 3 năm 1998 – 31 tháng 12 năm 2001:
- 12:00 – 24:00 từ Thứ 2 đến Thứ 7.
- 10:00 – 24:00 vào Chủ nhật, và sau đó là từ Thứ 7 đến Chủ nhật và các ngày Tết Âm lịch từ 29 hoặc 30 đến mùng 3.
- 1 tháng 1 năm 2002 – 31 tháng 8 năm 2006: 06:00 – 24:00 hàng ngày.
- 1 tháng 9 năm 2006 – 18 tháng 3 năm 2020 và từ 1 tháng 5 năm 2020 đến nay: phát sóng 24/7.
- 19 tháng 3 năm 2020 – 30 tháng 4 năm 2020: 05:00 – 24:00 hàng ngày.
Nội dung
Chương trình tạp kỹ – văn hóa – giải trí
- Cà phê sáng (từ 12/4/2021)
- Nét ẩm thực Việt (từ 27/9/2017)
- Mỗi ngày một niềm vui (từ 2017)
- Cùng con trưởng thành
- Điều nhỏ bé kỳ diệu (từ 27/10/2023)
- Một vòng Việt Nam
- Sống chậm (từ 2019)
- Việt Nam đa sắc (từ 13/6/2022)
- Lời tự sự (23/2/2020 – 14/11/2023 và từ 11/1/2024)
- Ẩm thực đường phố (từ 29/6/2018)
- V – Việt Nam (từ 2015)
Chương trình thể thao
- Nhịp đập thể thao (06:00 hàng ngày, từ 12/4/2021)
- Giờ vàng thể thao (phát lại từ VTV1)
- Tin nhanh Thể thao (17:00 từ Thứ 2 đến Thứ 6 hàng tuần, từ 10/10/2022)
- Vượt ngưỡng (21:10 vào Thứ 7 và Chủ Nhật hàng tuần, từ 2022)
- Cận cảnh thể thao (phát lại từ VTV5)
- Kết nối thể thao tuần (phát lại từ VTV4)
- Thể thao cuối tuần
- Tạp chí thể thao thế giới
- Tạp chí Bundesliga
Trò chơi truyền hình
- SV (từ tháng 4/1996)
- Đường lên đỉnh Olympia (từ 28/3/1999)
- Vui khỏe có ích (từ 22/8/2004)
- Ai là triệu phú (từ 4/1/2005)
- Vì bạn xứng đáng (23/6/2013 – 27/8/2022 và từ 3/3/2024)
- Cơ hội cho ai - Whose Chance (từ 2019)
- Sàn chiến giọng hát - Singer Auction (từ 2019)
- Nhập gia tùy tục (từ 9/4/2021)
- Quân khu số 1 (từ 30/4/2022)
- Giờ thứ 9 (từ 28/4/2024)
- Vua tiếng Việt (từ 10/9/2021)
- Luật siêu dễ (từ 2023)
- Hãy yêu nhau đi (từ tháng 9/2021)
- Cassette hoài niệm (từ 25/6/2023)
- Khách sạn 5 sao (từ tháng 7/2022)
- Của ngon vật lạ (từ 30/7/2023)
- Hành trình rực rỡ (từ 28/5/2023)
- Đầu bếp thượng đỉnh (từ 12/6/2023)
Sitcom
- Nhà nông vui vẻ (từ 2016)
- Phụ nữ là số 1 (từ 2014)
- Một phút và cả cuộc đời (từ 2020)
Phim hoạt hình
- Quà tặng cuộc sống (từ năm 2010)
- Khát vọng non sông (phát lại từ VTV1)
Chương trình thiếu nhi
- Biệt đội siêu nhân nhí (từ năm 2019)
- Trạng nguyên nhí (từ năm 2021)
- Du hành tuổi thơ (từ năm 2022)
- Hoa vui ca (18h50 hàng ngày từ 1/6/2024)
Các khung giờ phim truyện
Phim truyện Việt Nam
- Phim Việt giờ vàng (20:00 từ thứ 2 đến thứ 6), bắt đầu từ 4/3/2024; mỗi tập kéo dài 20-25 phút.
- Phim Việt giờ vàng (21:40 từ thứ 2 đến thứ 6; chia thành 2 phần: thứ 2, 3, 4 và thứ 5, 6), từ 27/7/2020 (trừ các chương trình Tết).
- Phim truyện giờ vàng phát lại (16:10 từ thứ 2 đến thứ 6), bắt đầu từ 19/4/2021; phát lại vào 03h00 sáng từ thứ 3 đến thứ 7 hàng tuần, ngoại trừ sự kiện thể thao.
Phim truyện nước ngoài
- Khung phim truyện 00h00 hàng ngày (từ 1/9/2006 – 18/3/2020 và từ 1/5/2020).
- Khung phim truyện 12h00 từ thứ 2 đến thứ 6 (từ 1/10/1997); phát lại 05h10 từ thứ 4 đến Chủ Nhật (từ 1/1/2020).
- Khung phim truyện 13h45 từ thứ 2 đến thứ 6 (từ 16/4/2018); phát lại 08h20 từ thứ 2 đến thứ 6 (từ 18/6/2020).
- Khung phim truyện 18h00 hàng ngày (từ 9/3/2024).
- Khung phim truyện 22h40 từ thứ 2 đến thứ 6 (từ 2006); phát lại 03h45 từ thứ 3 đến thứ 7 (từ 5/7/2022)
Ghi chú
- ^ Hiện tại là kênh VTV Cần Thơ
- ^ Trước đây phát vào lúc 10h00
- ^ Phát lại chương trình của tối hôm trước
- ^ Trước đây phát vào lúc 11h10
- ^ Trước đây là Cafe sáng với VTV3 và Cafe sáng cuối tuần (2012-2020).
- ^ Chương trình này có 2 phiên bản: Phiên bản đầu tiên phát lúc 17h30 thứ 7 hàng tuần, từ 12/08/2023 với nội dung về giải Ngoại hạng Anh. Phiên bản thứ hai phát lúc 11h10 sáng thứ 4 và phát lại vào 15h30 cùng ngày, bắt đầu từ 25/10/2023 với nội dung là Trans World Sports của Channel 4 (Anh).
- ^ Trước đây là Giờ thứ 9+ (29/5/2022 – 4/9/2023; 19/3/2023 – 10/9/2023)
- ^ Trước đây: khung phim 12h00 từng dùng để phát lại các bộ phim từ khung 20h00 thứ 3 – thứ 7 (1996 – 2004)
- ^ Trước đây: khung phim 18h00 hoặc 18h10 được sử dụng từ 31/3/1996 – 4/7/2022.
- ^ Trừ các sự kiện thể thao lớn (UEFA EURO, FIFA World Cup, Olympics).
Chú thích
Liên kết ngoài
- VTV3 trên Facebook
- VTV3 trên TikTok
- Truyền hình tại Việt Nam
- Danh sách kênh truyền hình tại Việt Nam
Đài Truyền hình Việt Nam |
---|
- Cổng thông tin Truyền hình
- Cổng thông tin Việt Nam