Quốc gia | Việt Nam |
---|---|
Khu vực phát sóng | Việt Nam |
Trụ sở | 43 Nguyễn Chí Thanh, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam |
Chương trình | |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt (chính thức) và ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số |
Định dạng hình | 1080i HDTV |
Sở hữu | |
Chủ sở hữu | Đài Truyền hình Việt Nam |
Kênh liên quan | VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV5 Tây Nguyên, VTV5 Tây Nam Bộ, VTV6, VTV7, VTV8, VTV9, VTV Cần Thơ |
Lịch sử | |
Lên sóng | 10 tháng 2 năm 2002; 22 năm trước (Thử nghiệm) 1 tháng 1 năm 2004; 20 năm trước (Chính thức) |
Liên kết ngoài | |
Website | vtv vtv5 |
Có sẵn | |
Mặt đất | |
DVB-T2 | Toàn quốc, thay đổi theo khu vực (HD) |
Trực tuyến | |
VTVGo | Xem trực tiếp |
VTV.vn | Xem trực tiếp |
VTV Giải trí | Xem trực tiếp |
FPT Play | Xem trực tiếp |
Kênh VTV5 là kênh truyền hình chuyên phát sóng các chương trình bằng tiếng dân tộc của Đài Truyền hình Việt Nam. Kênh có nhiệm vụ đưa thông tin và chính sách của Đảng và Nhà nước đến các cộng đồng dân tộc thiểu số. Nội dung chính của kênh bao gồm thời sự, các chương trình tiếng dân tộc thiểu số kèm phụ đề tiếng Việt, văn hóa, giáo dục, giải trí và phát trực tiếp các sự kiện văn hóa, thể thao quan trọng của cộng đồng dân tộc thiểu số, dưới sự chỉ đạo của Ban Truyền hình tiếng dân tộc.
VTV5 được phát sóng trên toàn quốc qua hệ thống truyền hình cáp và một số dịch vụ truyền hình trả tiền khác. Kênh cũng có mặt miễn phí qua hệ thống truyền hình kỹ thuật số mặt đất.

Vào ngày 1 tháng 7 năm 2015, kênh VTV5 bắt đầu phát sóng với chất lượng hình ảnh độ nét cao trên hệ thống Truyền hình Cáp Việt Nam. Sau năm 2016, Đài Truyền hình Việt Nam bắt đầu phát sóng phiên bản VTV5 HD để quảng bá rộng rãi.
Quá trình hình thành
Vào lúc 08:00 ngày 10 tháng 2 năm 2002, Đài Truyền hình Việt Nam bắt đầu phát sóng thử nghiệm kênh VTV5 với mục tiêu phục vụ cộng đồng các dân tộc thiểu số, thời gian phát sóng từ 08:00–10:00 hàng ngày. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam có một kênh truyền hình chuyên biệt cho người dân tộc thiểu số. Kênh VTV5 được phát sóng chung với kênh VTV4 từ 00:00–08:00 và VTV2 từ 10:00–23:00 trên vệ tinh Measat 1.
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2004, kênh VTV5 chính thức được tách riêng trên vệ tinh và phát sóng quảng bá. Kể từ đó, kênh liên tục mở rộng thời gian và nội dung phát sóng: năm 2004 là 8 giờ/ngày với 7 thứ tiếng, năm 2005 là 10 giờ/ngày với 10 thứ tiếng, năm 2006 là 12 giờ/ngày với 13 thứ tiếng. Bắt đầu từ năm 2010, kênh phát sóng liên tục 24/7.
Vào ngày 1 tháng 7 năm 2015, kênh VTV5 HD chính thức được phát sóng trên hệ thống của VTVCab. Đến năm 2016, kênh VTV5 ra mắt hai phiên bản khu vực: VTV5 Tây Nam Bộ và VTV5 Tây Nguyên.
Từ ngày 19 tháng 3 đến ngày 30 tháng 4 năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, kênh VTV5 và các kênh khu vực giảm thời gian phát sóng từ 05:00 - 24:00. Các kênh VTV5 đã trở lại phát sóng 24/7 từ ngày 1 tháng 5 năm 2020.
Chương trình phát sóng
Kênh VTV5 chủ yếu phát các chương trình thời sự, một số chương trình tiếng dân tộc thiểu số với phụ đề tiếng Việt, và các chương trình văn hóa, giáo dục, giải trí. Kênh cũng trực tiếp truyền hình một số sự kiện văn hóa lớn và quan trọng của các cộng đồng dân tộc thiểu số, được sản xuất bởi Ban Truyền hình tiếng dân tộc. Ngoài việc phát sóng chương trình từ các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam, VTV5 còn phát sóng các chương trình do các đài truyền hình địa phương cung cấp.
Ngoài các chương trình dành cho cộng đồng dân tộc thiểu số, VTV5 còn nổi bật với việc tường thuật trực tiếp nhiều sự kiện thể thao trong và ngoài nước. Sau khi VTV6 ngừng phát sóng từ ngày 10 tháng 10 năm 2022, VTV5 trở thành kênh chính tường thuật các sự kiện thể thao mà VTV sở hữu bản quyền, bao gồm V.League, World Cup, Euro, Asian Cup, AFF Cup, SEA Games, U-23 châu Á, các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, và Giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV Cup. Kênh cũng phát các series thể thao để đáp ứng nhu cầu của khán giả toàn quốc.
Thời gian phát sóng
- 10 tháng 2, 2002 - 31 tháng 12, 2003: Phát sóng từ 08:00 - 10:00 và 23:00 - 24:00 hàng ngày.
- 1 tháng 1, 2004 - 31 tháng 12, 2004: Phát sóng 8 giờ mỗi ngày.
- 1 tháng 1, 2005 - 31 tháng 12, 2005: Phát sóng 10 giờ mỗi ngày.
- 1 tháng 1, 2006 - 31 tháng 12, 2006: Phát sóng 12 giờ mỗi ngày.
- 1 tháng 1, 2007 - 31 tháng 12, 2007: Phát sóng 14 giờ mỗi ngày.
- 1 tháng 1, 2008 - 31 tháng 12, 2008: Phát sóng 16 giờ mỗi ngày.
- 1 tháng 1, 2009 - 31 tháng 12, 2009 và 19 tháng 3, 2020 - 30 tháng 4, 2020: Phát sóng từ 05:00 - 24:00 hàng ngày.
- 1 tháng 1, 2010 - 18 tháng 3, 2020 và từ 1 tháng 5, 2020 đến nay: Phát sóng 24 giờ mỗi ngày.
Hệ thống các kênh VTV5
VTV5 Quốc gia
Kênh VTV5 đã bắt đầu phát sóng từ ngày 10 tháng 2 năm 2002, ban đầu chỉ tập trung vào các chương trình dành cho các dân tộc thiểu số, bao gồm cả các chương trình của khu vực Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Đến năm 2008, kênh bắt đầu đưa vào phát sóng các chương trình tiếng phổ thông, với bản tin Thời sự. Từ năm 2016, với sự xuất hiện của các kênh VTV5 khu vực, kênh VTV5 đã dành thêm thời gian phát sóng các chương trình bằng tiếng Việt.
Kênh hiện phát sóng các chương trình tiếng dân tộc thiểu số bằng 8 thứ tiếng: tiếng Mông, tiếng Thái, tiếng Dao, tiếng Tày-Nùng, tiếng Mường, tiếng Sán Chay, tiếng Bru-Vân Kiều và tiếng Hoa. Các chương trình này được phát sóng từ 05:00 đến 07:30 và từ 13:30 đến 15:30, phần còn lại trong ngày là các chương trình tiếng Việt. Ngoài việc phục vụ cộng đồng các dân tộc thiểu số và truyền tải chính sách của Đảng, kênh còn được sử dụng để phát sóng trực tiếp nhiều sự kiện khác, đặc biệt là các sự kiện thể thao.
VTV5 Tây Nam Bộ
Kênh VTV5 Tây Nam Bộ bắt đầu phát sóng vào lúc 00:00 ngày 1 tháng 1 năm 2016, nhằm phục vụ cộng đồng người dân tộc Khmer, sau khi kênh VTV Cần Thơ 2 ngừng hoạt động theo Đề án Quy hoạch báo chí quốc gia. Các chương trình tiếng Khmer phát sóng từ 05:30 đến 07:30 và từ 13:30 đến 18:30; thời gian còn lại là các chương trình tiếng Việt. Kênh đóng vai trò kết nối giữa Đảng, Nhà nước với cộng đồng người Khmer ở Nam Bộ và còn được dùng để phát trực tiếp một số sự kiện.
Từ ngày 13 tháng 1 năm 2021, kênh VTV5 Tây Nam Bộ chính thức phát sóng phiên bản độ nét cao trên hệ thống truyền hình số mặt đất tại toàn bộ các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Nam Bộ và trên toàn quốc.
VTV5 Tây Nguyên
Kênh VTV5 Tây Nguyên chính thức ra mắt từ 16:30 ngày 17 tháng 10 năm 2016, nhằm phục vụ cộng đồng các dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Các chương trình phát sóng bằng tiếng dân tộc thiểu số từ 05:00 đến 07:30 và từ 13:30 đến 15:30, phần thời gian còn lại là các chương trình tiếng Việt. Kênh không chỉ là cầu nối cho đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, truyền tải đường lối, chính sách của Đảng đến người dân, mà còn được huy động để phát trực tiếp nhiều sự kiện khác.
Hiện tại, kênh phát sóng các chương trình bằng 13 thứ tiếng dân tộc, bao gồm: tiếng Ê Đê, tiếng Ba Na, tiếng Gia Rai, tiếng M’Nông, tiếng K’Ho, tiếng Giẻ-Triêng, tiếng Xơ Đăng, tiếng Chu Ru, tiếng Raglai, tiếng Chăm, tiếng Cơ Tu, tiếng H'rê và tiếng Stiêng.
- Danh sách các chương trình phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam
- Truyền hình tại Việt Nam
- Danh mục kênh truyền hình ở Việt Nam
Chú giải
Ghi chép
Liên kết bên ngoài
Đài Truyền hình Việt Nam | |||||
---|---|---|---|---|---|
Các đơn vị trực thuộc |
| ||||
Các kênh |
| ||||
Liên quan |
|