Con ngựa Bạch Long Mã trong Tây Du Ký 1986 ban đầu là ngựa của quân đội, được chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, sau khi quay phim, Bạch Long Mã phải đối mặt với số phận bi thảm, qua đời vì bệnh tật.
Báo QQ thông báo rằng bộ phim Tây du ký phiên bản 1986 đã trở thành một tác phẩm kinh điển trong điện ảnh Trung Quốc. Tất cả các diễn viên trong phim đều trở thành những nhân vật huyền thoại trong lòng người hâm mộ. Ngựa Bạch Long Mã cũng nổi tiếng như vậy. Tuy nhiên, số phận của Bạch Long Mã lại không mấy tươi đẹp.
Năm 1980, đoàn làm phim Tây du ký do Dương Khiết làm tổng đạo diễn chuẩn bị thực hiện việc chuyển thể một trong Tứ Đại Kinh Văn Trung Quốc lên màn ảnh. Ban đầu, đạo diễn Dương Khiết không chú trọng vào việc chọn ngựa đóng vai Bạch Long Mã, con ngựa của Đường Tăng. Khi quay phim, đoàn phim không tìm thấy ngựa trắng nên đã gặp nhiều khó khăn.
Tìm ngựa phù hợp cho vai Bạch Long Mã không hề dễ dàng. Những con ngựa được tìm thấy có màu lông không đúng, dễ bị phai màu khi trời mưa. Ngoài ra, có con ngựa quá già không đảm bảo sức khỏe. Đa số các con ngựa đều ngang bướng và không hợp tác. Những con ngựa này cũng không có sự linh thiêng như Bạch Long Mã.
Đạo diễn Dương Khiết đã đến Mông Cổ để tìm kiếm con ngựa phù hợp. Tuy nhiên, con ngựa này thuộc biên chế của đội dân phòng địa phương, có quân tịch. Do đó, ý định mượn ngựa của đạo diễn Tây du ký đã bị từ chối ban đầu.
Sau nhiều lần thuyết phục, cuối cùng, đạo diễn Dương Khiết đã phải chi khoản tiền 800 NDT để mua lại chú ngựa, gỡ bỏ quân phục cho nó. Bạch Long Mã sau đó đã theo đoàn phim, đi khắp nơi trong và ngoài Trung Quốc để quay phim. Chú ngựa được đánh giá là rất nghe lời, có tinh thần hợp tác, tham gia tốt trong mỗi cảnh quay.
Bộ phim Tây du ký 1986 ngay khi ra mắt đã thu hút sự yêu mến của hàng triệu khán giả, giúp các nghệ sĩ nổi tiếng khắp châu Á. Tuy nhiên, đạo diễn chính Dương Khiết lại là một trong những nhân vật hiếm hoi trong đội ngũ sản xuất không được cao quý. Theo QQ , vì tính cách thẳng thắn của Dương Khiết nên bà đã gây sự với đài truyền hình và các diễn viên tham gia.
Về phần của Bạch Long Mã, sau khi hoàn thành bộ phim, chú ngựa đã được đưa đến phim trường của đài truyền hình CCTV (Trung Quốc) tại Vô Tích, Giang Tô, Trung Quốc. Đạo diễn Dương Khiết đã nhờ các nhân viên chăm sóc chú ngựa một cách cẩn thận. Tuy nhiên, nhân viên vườn thú ở đó đã mang Bạch Long Mã ra để chụp ảnh cùng du khách.
Trong lần đầu tiên Dương Khiết tới thăm Bạch Long Mã, chú được nhốt cùng chuồng với một số chú ngựa khác. Tuy nhiên, do sức khỏe yếu, bị thương trong quá trình quay phim nên Bạch Long Mã không thể cạnh tranh với đồng loại. Dương Khiết đã nói với ban quản lý phim trường, sau đó Bạch Long Mã được chuyển đến một chuồng riêng, nhưng không gian hẹp.
Lần thứ hai đạo diễn tới thăm Bạch Long Mã, lúc này, chú ngựa ban đầu có hình dáng cường tráng, lông trắng bạch, 'tinh khí', đã trở nên gầy guộc và bẩn thỉu. Dương Khiết chia sẻ: 'Chú ngựa nhìn tôi, sau khi thở một hơi dài, nó quay đi và không nhìn tôi nữa'.
Dương Khiết tiết lộ vào thời điểm đó, bà phải sống với mức lương rất thấp, không đủ để nuôi sống bản thân qua ngày nên không thể cải thiện điều kiện chăm sóc cho Bạch Long Mã. Thậm chí, khi bà cố gắng kêu gọi sự giúp đỡ từ các diễn viên trong đoàn, nhận lại chỉ là sự lãnh đạm. Nữ đạo diễn còn viết câu chuyện về Bạch Long Mã để thể hiện tình thương trong cuộc sống. Đến năm 1997, Bạch Long Mã qua đời vì bệnh tật mà ít người nhớ đến.