Nghe hiểu là một trong bốn kĩ năng quan trọng để đánh giá năng lực ngôn ngữ. Đã có rất nhiều phương pháp luyện nghe ra đời; tuy nhiên, các phương pháp này đều tập trung vào những mục tiêu khác nhau trong phạm vi kĩ năng nghe hiểu. Nếu chỉ áp dụng một phương pháp, người học sẽ khó phát triển toàn diện kĩ năng này. Do vậy, việc áp dụng kết hợp các phương pháp luyện nghe là cần thiết. Một sự kết hợp mang lại hiệu quả rất lớn là Intensive Listening và Extensive Listening.
Bài viết này sẽ giới thiệu sự khác biệt giữa Extensive và Intensive Listening, vì sao nên luyện tập kết hợp hai phương pháp này, và cách thức áp dụng.
Key takeaways |
---|
|
So sánh Intensive Listening (Nghe sâu) và Extensive Listening (Nghe rộng).
Extensive Listening là phương pháp nghe thời lượng lớn, liên tục trong một khoảng thời gian dài. Phương pháp này hướng tới mục tiêu nghe hiểu nội dung chính, nghe để tăng khả năng nhận diện từ và xử lý thông tin một cách vô thức. Extensive Listening đề cao tính thư giãn, giải trí, do đó không có các bài tập, câu hỏi về nội dung bài nghe đi kèm; và người học có toàn quyền chủ động lựa chọn các hoạt động liên quan tới bài nghe.
Trong khi đó, Intensive Listening là phương pháp nghe bài ngắn, nhưng đi kèm các bài tập nghe hiểu chi tiết ở mức độ cao. Nếu như Extensive Listening yêu cầu người nghe hiểu nội dung chính, Intensive Listening hướng tới việc nắm bắt từng âm, từ vựng, cụm từ, cấu trúc ngữ pháp, và thông tin cụ thể. Như vậy, phương pháp này đòi hỏi người nghe phải hiểu từng chi tiết của cả bài nghe. Mục đích của việc này là nhằm tiếp thu và nhuần nhuyễn những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, cấu trúc ngữ pháp cụ thể). Khác với Extensive Listening, Intensive Listening luôn đi kèm các bài tập luyện nghe hiểu, bao gồm: nghe và note từ hoặc cấu trúc cụ thể; nghe và điền từ vào chỗ trống; và nghe thông tin cụ thể. Ngoài ra, phương pháp này còn có thể đi kèm với các hoạt động như shadowing (nghe đuổi) và dictation (chép chính tả) nhằm rèn luyện khả năng bắt câu, từ.
Extensive Listening | Intensive Listening | |
Mục tiêu |
|
|
Yêu cầu nghe | Nghe ý chính, nội dung khái quát | Nghe âm, từ, câu, cấu trúc ngữ pháp, thông tin cụ thể |
Độ dài bài nghe | Người nghe tự chọn | Bài nghe ngắn, khoảng từ 3 - 10 phút |
Thời lượng nghe | Lớn, tối thiểu 1 tiếng/tuần với người nghe ở trình độ bắt đầu; tối thiểu 3 tiếng/tuần với người nghe trình độ trung cấp trở lên | Từ 1-3 bài nghe/tuần |
Hoạt động | Hoạt động không bắt buộc: viết tóm tắt, review, thỏa luận về nội dung bài nghe. |
|
Bảng so sánh sự khác biệt cơ bản giữa Extensive Listening và Intensive Listening.
Dù có những khác biệt lớn như trên, Extensive Listening và Intensive Listening hoàn toàn không đối lập hay phản tác dụng với nhau. Ngược lại, hai phương pháp này có thể hỗ trợ rất tốt với nhau, và nên được áp dụng kết hợp nhằm phát triển toàn diện kĩ năng nghe.
Vì sao cần kết hợp Extensive Listening và Instensive Listening?
Extensive Listening và Intensive Listening tạo nền tảng cho nhau
Các kĩ năng được rèn luyện qua Extensive Listening sẽ là nền tảng hỗ trợ cho việc luyện Intensive Listening được hiệu quả hơn, và ngược lại. Các nghiên cứu cho thấy Extensive Listening có tác dụng tốt hơn trong việc phát triển kĩ năng nghe, trong khi Intensive Listening giúp phát triển vốn từ và ngữ pháp.
Với Intensive Listening, việc nghe từng chi tiết cụ thể có thể gây khó khăn nếu người nghe không nhận diện được từng âm, từ; và liên tục phải tiếp nhận những thông tin mới, khiến việc ghi chép thông tin bị chậm và không theo kịp tốc độ cả bài nghe. Những trở ngại này sẽ được giải quyết bằng việc áp dụng Extensive Listening. Phương pháp này tạo ra môi trường nghe thường xuyên giúp người học làm quen dần với tốc độ, cách phát âm và cách thông tin được trình bày trong các tài liệu nghe đa dạng. Điều này giúp cải thiện khả năng nhận diện từ và qua đó, giúp dễ dàng bắt được các từ và thông tin cụ thể khi thực hành Intensive Listening. Ngoài ra, với Extensive Listening, người học sẽ tập trung vào việc nghe tổng quát. Khi đã nắm được ý chính của toàn bài nghe, người học sẽ dễ dàng dựa vào ý chính đó để dự đoán và nắm bắt các thông tin chi tiết trong quá trình làm bài Intensive Listening.
Ngược lại, thông qua Intensive Listening, người nghe sẽ học được những từ và cấu trúc mới; cũng như cách phát âm, biến âm của chúng. Những kiến thức ngôn ngữ cơ bản này sẽ trở thành nền tảng cho những bài nghe Extensive Listening tiếp theo, giúp người nghe nắm bắt được nhiều thông tin hơn, và hiểu đầy đủ những ý chính trong bài.
Extensive Listening và Intensive Listening vũo đổi hóa nhượng bộ chết của nhau
Mỗi phương pháp nghe đều có những điểm hạn chế riêng có thể gây khó khăn, khiến người học nản chí. Những hạn chế của Extensive Listening và Intensive Listening có thể được khắc phục và giảm bớt nhờ việc kết hợp với nhau.
Người học thường không đủ kiên nhẫn để duy trì việc luyện tập Intensive Listening do việc nghe chi tiết mất nhiều thời gian. Khó khăn này đặc biệt rõ ràng khi áp dụng ghi chép chính tả. Để có thể chép chính tả chính xác một bài nghe ngắn từ 3-5 phút, người nghe có thể sẽ phải mất tới 30 - 45 phút. Điều này dễ khiến người nghe cảm thấy chán nản và mệt mỏi. Tuy nhiên, người nghe có thể tìm lại động lực thông qua việc nghe Extensive Listening. Bằng việc áp dụng nguyên tắc chọn bài nghe ở mức dễ, có nội dung hấp dẫn và mang tính giải trí của Extensive Listening, người học sẽ thấy bài chép chính tả dễ dàng và thú vị hơn, giảm bớt cảm giác chán nản.
Đối với Extensive Listening, do bản chất hướng tới sự cải thiện vô thức qua thời gian nên có thể khiến người học cảm thấy mất kiên nhẫn khi cần đầu tư nhiều thời gian mà hiệu quả lại không thấy được ngay lập tức. Việc kết hợp một hoạt động Intensive Listening vào quá trình nghe Extensive Listening có thể mang lại cảm giác học tập “thực”; và việc hoàn thành một bài tập cụ thể cũng có thể giúp người học cảm nhận sự tiến bộ của bản thân.
Cách áp dụng kết hợp Extensive Listening và Intensive Listening
Các nghiên cứu cho thấy việc luyện tập nên dựa trên định hướng chung và tài liệu theo phương pháp Extensive Listening, và có sự đan xen các hoạt động Intensive Listening.
Bước 1: Chọn lựa tài liệu nghe
Trước hết, người học tự chọn tài liệu nghe dựa trên các quy tắc của Extensive Listening, bao gồm:
Chủ đề mà người học quan tâm, cảm thấy hứng thú
Mức độ khó phù hợp với trình độ của người học. Người học có thể hiểu được nội dung khái quát của bài nghe mà không cần dừng hay tua lại
Nguồn tài liệu không giới hạn, tuy nhiên người học cần chọn những tài liệu có sẵn transcript nhằm phục vụ hoạt động Intensive Listening. Người học có thể tham khảo các nguồn nghe có cung cấp transcript đưới dây:
ELLO (English Listening Lesson Library Online, http://www.elllo.org)
Storyline Online (https://storylineonline.net/)
BBC Learning English (https://www.bbc.co.uk/learningenglish)
Bước 2: Nghe rộng (Extensive Listening).
Ở bước này, người học nghe hoàn toàn theo phương pháp Extensive Listening: chỉ cần nắm được nội dung chính và không cần cố gắng nghe từng câu. Người học có thể nghe không giới hạn số lượng bài nghe, hoặc nghe một bài không giới hạn số lần.
Trước khi nghe, người học có thể thực hiện một vài hoạt động bổ trợ nếu muốn, chẳng hạn như tìm hiểu trước về chủ đề bài nghe, xem trước các từ vựng liên quan đến chủ đề bài nghe, vv…
Bước 3: Nghe sâu (Intensive Listening).
Ở bước này, người học cần chọn ra một đoạn ngắn trong bài nghe, thời lượng khoảng 3 - 5 phút, để tiến hành tích hợp một hoặc vài hoạt động Intensive Listening. Đoạn bài nghe được chọn có thể là đoạn thông tin người học cảm thấy thú vị, muốn nghe lại nhất; hoặc muốn tìm hiểu thêm nhiều nhất. Các hoạt động Intensive Listening đòi hỏi sự tập trung rất cao và sẽ mất nhiều thời gian, do vậy việc lựa chọn dựa trên các tiêu chí này sẽ giúp duy trì động lực của người học.
Người học lựa chọn ít nhất một trong hai hoạt động sau đây:
Nghe chép chính tả.
Nghe và note thông tin. Người học có thể tự đặt ra cho mình mục tiêu về từ vựng, ngữ pháp, hoặc nghe hiểu thông tin, chẳng hạn:
Note tất cả các danh từ có liên quan đến chủ đề
Note tất cả các Phrasal Verbs
Note tất cả các thông tin liên quan đến một ý chính cụ thể
Vv…
Bước 4: Xác minh với bản ghi âm.
Sau khi hoàn thành các hoạt động Intensive Listening, người học sẽ tự kiểm tra đáp án với bản transcript, và ghi chép lại các từ vựng, cấu trúc mà bản thân thấy hữu ích.
Sau đó, người học có thể nghe lại toàn bộ bài nghe song song với việc đọc transcript nhằm củng cố lại các từ, cấu trúc đã học được với cách phát âm của chúng; và tổng hợp kiến thức, thông tin đã nghe.
Bước 5: Hoạt động hỗ trợ cho Nghe rộng.
Bước cuối cùng là một hoạt động hỗ trợ không bắt buộc, theo hướng Extensive Listening. Người học có thể viết một tóm tắt, bình luận hoặc thảo luận về nội dung của bài nghe. Trong quá trình này, người học có thể sử dụng từ vựng, cấu trúc và thông tin đã học được trong quá trình thực hiện hoạt động Intensive Listening để tăng cường khả năng áp dụng.
Tùy vào động lực và sự hứng thú của người học, các bước kết hợp Extensive Listening - Intensive Listening này có thể được lặp lại với một đoạn nghe khác trong bài nghe, cho tới khi người học hiểu được mọi chi tiết trong bài; hoặc người học có thể chuyển tài liệu và bắt đầu một chu kỳ mới.
Bài tập
chép chính tả | 3 tiếng/tuần | cấu trúc cụ thể | cải thiện vô thức | giải trí |
phù hợp trình độ | hiểu khái quát | 3-5 phút | note thông tin chi tiết, điền từ vào chỗ trống | viết tóm tắt, review |
Extensive Listening | Intensive Listening |
Câu trả lời
Extensive Listening | Intensive Listening |
3 tiếng/tuần | chép chính tả |
cải thiện vô thức | cấu trúc cụ thể |
giải trí | 3-5 phút |
phù hợp trình độ | note thông tin chi tiết, điền từ vào chỗ trống |
hiểu khái quát | viết tóm tắt, review |