Thấy kỳ lạ phải không, cần phải kết nối với bản thân mình. Ngạc nhiên thay đấy.
Nhận ra, từ trước đến nay đã tưởng rằng những gì mình nói là từ trái tim. Nhưng không, chúng ta thường nghe theo lý trí để giao tiếp, để thể hiện bản thân. Có bao nhiêu lần, sau khi nói ra, cảm thấy hối hận trong lòng, có lẽ nhiều đấy?
Nhận ra, từ trước đến nay, chúng ta chỉ được dạy cách giao tiếp, kết nối và mở rộng mối quan hệ với người khác mà không được hướng dẫn phải thật lòng trong trò chuyện.
Có lẽ bởi từ nhỏ, chúng ta được giáo dục, ép buộc phải nghe theo, tuân thủ và làm theo hướng dẫn của người lớn. Sai lầm, vi phạm cái đúng, sẽ bị phạt, chế nhạo. Rồi với thói quen đó, khi trưởng thành, chúng ta nhìn vào người khác trước khi quyết định làm gì. Nếu họ cau mày, chúng ta cảm thấy đã sai. Nếu họ vui vẻ, chúng ta cho rằng mình đã đúng. Quan sát thái độ, đánh giá của họ để rồi quên mất cảm xúc của trái tim mình ở thời điểm đó như thế nào. Có bao nhiêu người dạy cho chúng ta những điều đúng đắn từ trái tim của mình, bởi vì có bao nhiêu người đã được dạy như vậy.
Internet phát triển với tốc độ chóng mặt. Con người tham gia vào thế giới mới này với tốc độ và tiện ích. Người trẻ sợ bị tụt lại, lo ngại về việc không cập nhật kịp thời nên luôn thường xuyên kiểm tra điện thoại, máy tính để xem tin nhắn, Facebook, Instagram, Zalo, Mail. Trên Facebook thường xuất hiện câu: “Ngủ sớm một đêm, sáng dậy thành người tối cổ đấy các bác”. Vì vậy, chúng ta thường phải tiếp tục lướt qua các nội dung xã hội mà quên mất thời gian cho bản thân. Dần dần, chúng ta trở nên quen với cuộc sống nhanh chóng, và chúng ta thường hỏi người khác có ổn không mà quên hỏi chính bản thân có ổn không?
Và cuối cùng, mọi điều sẽ đến.
Uh, tôi là ai?
Và rồi, có một ngày mỗi người đều phải đối diện với những cảm xúc bất an. Tình trạng mất phương hướng trong cuộc sống, nghề nghiệp, gánh nặng của cuộc sống, cảm xúc rối bời, và các vấn đề trong mối quan hệ với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp,... Tất cả đều không điều mà chúng ta mong muốn.
Nhưng tất cả những điều này chỉ là yếu tố bên ngoài. Thực sự, câu chuyện chính là do trái tim và lý trí của chúng ta không đồng nhất. Chúng ta đã không lắng nghe, chăm sóc và khuyến khích lẫn nhau trong một thời gian dài. Mỗi người có lập trình riêng của mình, làm việc riêng. Và bây giờ, không có câu trả lời chung cho câu hỏi này.
Xa mặt không bằng xa gần lòng.
Vậy làm thế nào để tái thiết kết nối với chính mình nhỉ?
Tôi cũng là một người trẻ như vậy. Tôi đã và đang từng bước thắt lại sợi dây với bản thân mình. Sau nhiều năm, đi qua những quãng đường dài trong bóng tối, tôi đã dần dần bước đi như một người mù, với hy vọng tìm được đường đi. Nhưng sau cùng, tôi nhận ra rằng mình chỉ tự làm mình cô đơn hơn. Tôi từng nghe một câu nói: “Hãy tin tưởng vào mọi khoảnh khắc của cuộc sống, mỗi khoảnh khắc đều mang một ý nghĩa riêng”. Và tất cả mọi thành tựu đều cần thời gian để xây dựng từ những khoảnh khắc ấy. Sau 4 năm nỗ lực và khám phá, tôi học được những bài học nhỏ nhưng mang lại những kết quả ý nghĩa.
1. Chấp nhận bản thân
Đó là việc chấp nhận mọi cảm xúc cơ thể mang lại, không tránh né hay phán xét dựa trên quan điểm của người khác.
Hãy chấp nhận những khuyết điểm của bản thân. Không ai là hoàn hảo. Mọi người đều biết điều đó, nhưng không ai chịu thừa nhận. Chúng ta cần sử dụng tình yêu và sự thông cảm để hướng dẫn, không phải chỉ trích và khiến cho đối phương cảm thấy tổn thương. Nếu không, đối phương có thể không muốn chia sẻ với chúng ta nữa.
Hãy đặt mình vào vị trí của người thứ ba, nhìn vào bản thân từ bên ngoài và quan sát cảm xúc của mình. Chúng ta thường khoan dung với sai lầm của người khác nhưng khắc khe với bản thân. Khi là người thứ ba, chúng ta có thể nhìn nhận bản thân mình một cách bao dung hơn. Hãy hiểu và yêu thương bản thân. Thông qua việc này, trái tim sẽ cảm thấy an toàn hơn và dần dần sẽ bộc lộ tất cả cảm xúc của mình.
Tôi đã học được từ hai cuốn sách “Sống cuộc đời bạn muốn” của GLENNON DOYLE và “Tôi đi tìm tôi” của cô Nguyễn Phi Vân.
Tôi hy vọng các bạn sẽ tìm đọc để hiểu thêm về những bài học như tôi đã trải qua.
2. Biết trân trọng bản thân
Thường thì chúng ta được dạy từ nhỏ phải biết cảm ơn khi nhận được điều gì từ người khác. Nhưng liệu chúng ta đã từng cảm ơn cơ thể của mình, những điều mà nó làm cho chúng ta, những điều chúng ta làm được không? Có lẽ chúng ta đã quen thuộc với điều đó đến mức nghĩ rằng đó là điều tự nhiên. Nhưng hãy nghĩ về những người mất chân, họ mơ ước có đôi chân đầy đủ. Hãy nghĩ về những người mù, họ mong muốn được nhìn thấy. Vậy nên, chúng ta cần biết trân trọng và cảm ơn cơ thể khi nó hoạt động bình thường và giúp chúng ta thưởng thức cuộc sống mỗi ngày. Điều này giúp chúng ta cảm thấy được trân trọng và yêu thương nhiều hơn.
3. Thiền
Thiền đã được nhiều người nghe đến về hiệu quả của nó. Nhưng đừng nghĩ rằng đó chỉ là thiền của các nhà sư. Đơn giản, đó là bạn ngồi xuống, thả lỏng cơ thể và tâm trí, tập trung vào hơi thở, để lòng bình tĩnh và lo âu biến mất để lắng nghe tiếng nói sâu thẳm của bản thân.
Có nhiều phương pháp để thiền hiệu quả, bạn chỉ cần tìm kiếm trên mạng và bạn sẽ tìm thấy. Gần đây, nhiều người đã biết về công dụng của thiền và áp dụng nó rất nhiều. Ví dụ, mình thiền 15 phút mỗi sáng. Khi thiền, mình thường bật nhạc thư giãn hoặc đốt nến thơm để tập trung hơn. Điều quan trọng của thiền là không để bị xao lạc bởi môi trường xung quanh và suy nghĩ của mình. Mỗi khi bị phân tâm, hãy tập trung vào hơi thở. Đơn giản như vậy. Mình không chuyên sâu về thiền, vậy nên mong bạn thông cảm. Trên mạng hiện nay có rất nhiều youtuber và blogger giải thích rất rõ về điều này, bạn có thể tìm hiểu thêm.
4. Viết
Tại sao viết có thể giúp chúng ta kết nối với tâm hồn của mình? Khi viết ra, chúng ta đơn giản là ghi lại tất cả cảm xúc và suy nghĩ của mình mà không cần phải lo lắng về việc đúng hay sai. Ban đầu có thể bạn sẽ thấy khó khăn, không biết phải viết gì. Nhưng hãy tự tin, chỉ cần bắt đầu viết và từ từ ý tưởng và cảm xúc sẽ tự nảy sinh. Như mọi việc lần đầu tiên là khó khăn, nhưng khi vượt qua được thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Từng bước, từng dòng viết sẽ giúp chúng ta hiểu biết về bản thân mình hơn. Mọi thứ đều cần có sự luyện tập. Bạn hãy thử xem.
5. Ngắt kết nối mạng xã hội để dành thời gian kết nối với chính mình
Như đã đề cập ở trên, công nghệ và thông tin cập nhật liên tục đã làm cho việc tiếp cận trở nên dễ dàng chỉ với một chiếc smartphone. Vì vậy, thường xuyên lạc quan trên mạng xã hội cả ngày khiến chúng ta quên đi cảm giác của cơ thể. Bạn có thể dành 1-2 giờ mỗi buổi sáng (tuỳ theo lịch trình của mỗi người) để tắt hết mạng xã hội và tập trung vào những việc cá nhân mà không bị làm phiền. Hãy đặt điện thoại hoặc laptop xa tầm tay, tránh tiếng chuông hoặc sự xao lãng.
Tóm lại
Tác giả: Khuê Võ