Thẻ nhớ là một công cụ quan trọng giúp chúng ta chuyển đổi dữ liệu giữa máy tính và điện thoại một cách dễ dàng. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta gặp phải tình huống máy tính không nhận thẻ nhớ. Vậy làm thế nào để khắc phục lỗi này? Cùng khám phá trong bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân máy tính không nhận thẻ SD
Có một số nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng máy tính không nhận thẻ SD như sau:
- Cổng cắm thẻ nhớ hoặc đầu đọc thẻ nhớ bị bám bụi.
Có thể do cổng cắm hoặc đầu đọc thẻ nhớ của bạn bị bám bụi, dẫn đến máy tính không nhận dạng được thẻ.
- Thẻ nhớ đang ở chế độ gạt khóa.
- Lỗi do xung đột phần mềm trên máy tính.
Xung đột phần mềm cũng là một nguyên nhân khiến máy tính không nhận thẻ nhớ.
- Máy tính bị nhiễm virus, mã độc gây ra việc thẻ nhớ không được nhận.
- Định dạng thẻ nhớ không tương thích với máy tính.
Có thể định dạng của thẻ nhớ không tương thích với máy tính của bạn.
- Thẻ nhớ đã bị mã hóa bởi một thiết bị khác.
2. Cách khắc phục lỗi máy tính không nhận thẻ nhớ
- Rút ra, vệ sinh và cắm lại
Rút thẻ nhớ ra, sau đó thổi bụi khe cắm thẻ nhớ, dùng chổi quét chuyên dụng (nếu có) để quét khe cắm thẻ nhớ sau đó cắm lại.
Vệ sinh khe cắm thẻ nhớ
Tương tự đối với đầu đọc thẻ nhớ, lau chùi vệ sinh đầu đọc thẻ nhớ và cổng USB nối đầu đọc với máy tính.
- Thử sử dụng thẻ nhớ khác
Có thể thẻ nhớ của bạn đã bị hỏng, vì vậy bạn hãy thử kiểm tra bằng cách lắp thẻ nhớ vào điện thoại hoặc máy tính khác. Đồng thời, cắm thẻ nhớ khác vào máy tính của bạn để kiểm tra. Nếu thẻ nhớ đã hỏng không thể khắc phục được, bạn nên thay thẻ nhớ mới.
- Kiểm tra gạt khóa thẻ nhớ
Khi gạt khóa thẻ, máy tính có thể không nhận được, hoặc chỉ nhận nhưng không ghi đè lên được. Bạn hãy kiểm tra bên hông thẻ nhớ có cần gạt không, gạt khóa trượt lên trên để mở khóa.
Gạt khóa trượt lên trên để mở khóa thẻ nhớ
- Giải mã hóa thẻ nhớ
Nếu bạn cắm thẻ nhớ vào máy tính nhưng thẻ nhớ hiện file yêu cầu mật khẩu, thì nghĩa là thẻ nhớ đó đã bị mã hóa. Bạn cần cắm thẻ vào thiết bị trước đó để giải mã.
Nếu thẻ đã bị mã hóa thì hãy tiến hành giải mã thẻ
- Máy tính đang thiếu Driver đọc thẻ
Việc thiếu driver đọc thẻ sẽ không thể tạo điều kiện cho máy tính có khả năng nhận dạng và đọc thẻ nhớ. Vì vậy, bạn có thể giải quyết vấn đề bằng cách sau đây:
Bước 1: Nhấp chuột phải vào thanh Taskbar > Chọn Device Manager > Tìm đến biểu tượng USB có chấm than > Nhấp chuột phải vào đó > Chọn Update Driver.
Nhấp chuột phải vào biểu tượng USB có dấu chấm than và chọn Update driver
Bước 2: Chọn Search Automatically for updated drriver software.
Chọn dòng Search automatically for drivers hiển thị trên màn hình
- Thay đổi ký tự ổ đĩa
Đôi khi thẻ SD sẽ không được nhận diện bởi vì thiếu ký tự, bạn chỉ cần thay đổi ký tự trong Disk Management là có thể khắc phục được vấn đề. Cách làm như sau:
Bước 1: Vào ứng dụng This PC của máy tính.
Bước 2: Click chuột phải vào biểu tượng This PC > Chọn Manage.
Click vào biểu tượng This PC và chọn Manage
Bước 3: Trong mục Storage chọn Disk Management > Click chuột phải vào ổ đĩa USB > Chọn Chang Drive Letters and Paths...
Click chuột phải vào ổ đĩa USB và chọn Change Drive Letter and Paths...
Bước 4: Chọn Add...
Nhấp chọn Add... hiển thị trên màn hình
Bước 5: Chọn vào ô Assign the following drive letter > Chọn ký tự mà mình mong muốn ví dụ như D > Chọn OK để hoàn tất.
Sau khi chọn ký tự mong muốn, bạn hãy bấm chọn OK
- Định dạng lại thẻ nhớ
Nếu như thẻ nhớ cắm vào máy tính của bạn là thẻ nhớ điện thoại, bạn nên thử cắm lại vào điện thoại sau đó định dạng lại thẻ nhớ để làm mới định dạng, đồng thời xóa bớt các file ẩn để máy tính có thể đọc dễ dàng. Lưu ý: Định dạng thẻ nhớ sẽ làm mất dữ liệu trên thẻ nhớ.
- Kiểm tra khe cắm thẻ
Bạn hãy thử mượn thẻ nhớ khác để cắm vào máy và kiểm tra xem máy có nhận không nhé. Ngoài ra hãy thử sử dụng đầu đọc thẻ nhớ và cắm thông qua cổng USB nếu như khe cắm của bạn có vấn đề. Nếu khe cắm bị hư, bạn nên thay thế, sửa chữa tại các trung tâm uy tin để bảo đảm an toàn cho máy.
Hãy kiểm tra khe cắm thẻ, nếu khe cắm bị hư bạn nên thay mới
Trên đây là những cách khắc phục lỗi máy tính không nhận thẻ nhớ đơn giản. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hãy đón chờ những bài viết tiếp theo nhé!