Thông thường, thí sinh gặp nhiều vấn đề ở trong IELTS Listening. Do đó, thí sinh khó có thể nâng lên band điểm tốt ơn. Không chỉ vậy, kĩ năng nghe còn giúp người học đạt điểm cao trong các kĩ năng khác. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, tác giả sẽ hướng dẫn những IELTS Listening tips để khắc phục và nâng cao kĩ năng nghe ở band 3.5.
Trong bài viết này, tác giả sẽ đưa đến những thông tin bổ ích sau:
Phân tích khả năng nghe ở trình độ IELTS Listening band 3.5
Vấn đề ở trình độ này và các IELTS Listening tips
Phân tích khả năng nghe ở mức 0-3.5
Trong bảng mô tả chung cho từng trình độ, năng lực tiếng Anh của thí sinh IELTS Listening band 3.5 được mô tả như sau:
Band 0: Thí sinh không trả lời câu hỏi
Band 1: Không có khả năng sử dụng tiếng Anh. Có thể biết một vài từ đơn lẻ.
Band 2: Gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ nói và viết bằng tiếng Anh. Có thể biết vài từ hoặc cụm từ đơn lẻ trong các tình huống thường gặp.
Band 3: Chỉ có khả năng truyền tải và hiểu ý chung trong những tình huống quen thuộc. Quá trình giao tiếp thường xuyên bị đứt đoạn.
(Nguồn: https://www.ielts.org/about-ielts/what-is-ielts)
Từ mô tả trên, có thể thấy, thí sinh với trình độ từ band 1-3 chỉ nghe hiểu được các từ, cụm từ đơn lẻ trong các tình huống quen thuộc.
Vấn đề về hiểu biết khi nghe ở trình độ 0-3.5 và Mẹo Nghe IELTS
Thí sinh sẽ nghe bốn đoạn ghi âm của người nói tiếng Anh bản ngữ và sau đó trả lời câu hỏi
Phần 1 – cuộc trò chuyện giữa hai người đặt trong bối cảnh xã hội hàng ngày.
Phần 2 – một đoạn độc thoại đặt trong bối cảnh xã hội hàng ngày, ví dụ: bài nói về cơ sở vật chất địa phương.
Phần 3 – cuộc trò chuyện giữa tối đa bốn người được đặt trong bối cảnh giáo dục hoặc đào tạo, ví dụ: một gia sư đại học và một sinh viên thảo luận về một bài tập.
Phần 4 – độc thoại về một chủ đề học thuật, ví dụ: bài giảng ở đại học
(Nguồn: https://www.ielts.org/for-test-takers/test-format) Theo như bảng mô tả ở trên, phần 3 và phần 4 là nằm ngoài khả năng nghe hiểu của thí sinh IELTS Listening band 3.5. Vì nội dung không phải là các tình huống thường gặp quen thuộc mà nội dung liên quan đến học thuật.
Khó khăn khi nghe số và chữ
Trong phần 1, 2 của bài nghe, thí sinh thường được yêu cầu điền các thông tin như tên riêng (proper name), địa chỉ (address), mã bưu chính (postcode), giá tiền (price)… Vì vậy việc nghe được số và chữ viết là điều quan trọng. Với IELTS Listening band 3.5, khi nghe số và chữ thường gặp các vấn đề sau:
Nghe được nhưng không kịp ghi lại
Nguyên nhân
Thí sinh chỉ nghe và ghi được 2-3 chữ cái đầu thì bị lỡ mất luôn phần sau không nghe được để điền hoặc là nghe được hết nhưng ngồi nhẩm lại để viết lâu quá dẫn đến bị lỡ mất thông tin đằng sau và mất mạch của bài nói.
Thí sinh phải dịch trong đầu từ tiếng Anh sang tiếng Việt rồi mới ghi lại được số hoặc chữ nên quá trình viết số và đánh vần bị chậm.
IELTS Listening tips
Thí sinh cần luyện tập riêng các dạng bài chỉ liên quan đến số và đánh vần thay vì nghe cả đoạn và làm bài tập nghe chứa nhiều loại thông tin cần điền khác. Ví dụ nghe hết phần 1 của IELTS Listening thì thông tin không chỉ chứa số và đánh vần mà còn chứa nhiều thông tin khác như nội thất, loại phòng, vv.
Khi tập trung vào dạng bài như vậy thí sinh sẽ luyện được phản xạ là chỉ cần nghe thấy số và chữ sẽ viết luôn thay vì phải tập trung xử lý nhiều thông tin. Khi đã luyện tập được phản xạ viết kịp số và chữ thì có thể chuyển sang làm dạng bài nhiều thông tin giống đề thi. Việc tập trung vào phản xạ cũng tránh được tình trạng dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt khi làm bài.
Người học có thể tìm các tài liệu chuyên luyện dạng của IELTS để luyện tập. Nếu người học không tìm được dạng bài tập thì có thể tự tạo để luyện tập bằng cách sau. Người học có thể tự tạo một dãy số hoặc lên mạng tìm các bài đọc về số rồi cho vào trang http://www.fromtexttospeech.com/ (hoặc các trang giúp chuyển đổi chữ thành audio) để tạo audio và nghe.
Không nhận ra sự khác biệt giữa một số âm gần giống nhau
Nguyên nhân
Trong khi nghe, thí sinh sẽ bị băn khoăn bởi một số chữ cái hoặc chữ số đọc khá giống nhau. Điều này khiến thí sinh tốn thời gian nghĩ xem âm nào đúng và bị mất thời gian không nghe được ý sau hoặc viết nhầm.
Các cặp chữ và số thường bị nghe nhầm:
H /eɪtʃ/ và 8 //eɪt/
M /em/, N /en/và L /el/
B /biː/và D /diː/
-teen và “-ty” trong số đếm. Ví dụ thirteen và thirty
Các cặp âm và số trên thường chỉ khác nhau âm cuối hoặc âm đầu nên khi nghe nhanh sẽ hay bị nhầm lẫn nếu không nghe rõ được các âm.
Riêng trường hợp của số đuôi –teen và –ty thì cần chú ý đến trọng âm. Đuôi –teen nhấn chính nó còn đuôi –ty nhấn âm đầu.
IELTS Listening tips
Khác với tiếng Việt, tiếng Anh sẽ phát âm tất cả các âm có trong từ vì vậy ở trình độ cơ bản việc nghe được từng âm là một điều khó khăn. IELTS Listening tips: để nghe được rõ được các âm, người học cần học bảng IPA (bảng phiên âm quốc tế) để nắm được đặc tính và cách phát âm các âm, qua đó sẽ dễ dàng nghe các âm hơn. Sau khi thành thạo bảng IPA thì sẽ học thêm các yếu tố phát âm khác như trọng âm để nghe từ dễ hơn
Để học bảng IPA người học có thể tham khảo các khóa học phát âm tại Mytour. Khóa học sẽ giúp người học luyện tập kỹ năng phát âm chính xác 44 âm theo bảng phiên âm quốc tế IPA (20 nguyên âm và 24 phụ âm), cách nhấn trọng âm và các hiện tượng nối âm thường gặp. Học phát âm không chỉ giúp cải thiện kỹ năng nói mà còn bổ trợ rất tốt cho kỹ năng nghe.
Không nghe được khi số và chữ được đọc theo cách khác nhau
Khi nói, có những trường hợp người nói sẽ không đọc từng từ, từng chữ một.
Ví dụ, số 222 thay vì đọc là “two-two-two” thì người đọc có thể đọc là “triple two” hay “two-double two”, hoặc “LL” sẽ là “double L” thay vì nói là “/el/– /el/”. Thí sinh cần nắm được điều này để chủ động hơn khi nghe.
Không phân biệt được các dạng số khi nghe bao gồm giờ, số tiền, ngày tháng, số thập phân và phân số
Trong phần thi IELTS listening, thông tin không chỉ xuất hiện dưới dạng số đếm thông thường mà sẽ xuất hiện dưới dạng giờ, số tiền và ngày tháng. Điều này gây khó khăn cho người nghe ở trình độ IELTS Listening band 3.5 vì thí sinh đôi khi không nắm được quy tắc đọc của các loại số này.
IELTS Listening tips
Thí sinh cần nhận dạng được các loại số thường gặp và cách đọc của từng loại số.
Cách đọc giờ
Cách đọc giờ thông dụng: số giờ + số phút (áp dụng cho mọi trường hợp)
Ví dụ: 10h20: ten twenty
Cách đọc giờ hơn: số phút past số giờ
Ví dụ: 10h20: twenty past ten
Cách đọc giờ kém: (60 phút – số phút) to (số giờ +1)
Ví dụ: 10h40 (mười một giờ kém hai mươi): twenty to eleven
Cách đọc các giờ đặc biệt:Giờ chẵn: số giờ + o’clock
Ví dụ: 10h: ten o’clock
Giờ rưỡi: half past + số giờ
Ví dụ: 10h30: half past ten
Giờ hơn 15 phút: a quarter past + số giờ
Ví dụ: 10h15: a quarter past ten
Giờ kém 15 phút: a quarter to (số giờ +1)
Ví dụ: 10h45: a quarter to eleven
Cách đọc ngày, tháng
Khác với số đếm thì ngày sẽ dùng số thứ tự (ordinal number)
Ví dụ: May 1st sẽ đọc là “May the first” thay vì “May the one”.
Cách đọc số thứ tự
Đa số các số thứ tự sẽ được viết và đọc dưới dạng số đếm + “th”
Ví dụ: eight → eighth
thirteen → thirteenth
Các số thứ tự có cách viết và đọc khác cần lưu ý:
Các ngày có chữ số 1: the first (ngày 1), the twenty first (ngày 21) và the thirty first (ngày 31)
Các ngày có chữ số 2: the second (ngày 2), the twenty second (ngày 22) còn ngày 12 thì sẽ là twelfth
Các ngày có chữ số 3: the third (ngày 3), twenty third (ngày 23)
Cách đọc số tiền
Trước khi đến với cách đọc số tiền, thí sinh cũng cần nắm được ký hiệu viết tắt và cách đọc của các đơn vị tiền tệ cơ bản.
Đơn vị tiền tệ Anh:
Bảng Anh: pound (£)
Xu Anh: pence (p); 1 pound = 100 pence
Đơn vị tiền tệ Mỹ
Đô la Mỹ: US dollar ($)
Xu Mỹ: cent hoặc penny (¢); 1 US dollar = 100 cent
Ký hiệu Bảng Anh và Đô la Mỹ đặt trước số tiền. Ví dụ: £10: ten pounds; $10: ten dollars
Ký hiệu Xu Anh và Xu Mỹ đặt sau số tiền. Ví dụ: 50p: fifty pence; 50¢: fifty cent
Cách đọc số tiền cơ bản:
£10.50: ten pounds fifty pence
ten pounds fifty (cách đọc thường gặp)
ten fifty (cách đọc thường gặp)
Cách đọc số thập phân:
Số thập phân bao gồm phần số nguyên và phần thập phân. Ví dụ: 10.5 có 10 là phần số và .5 là phần thập phân.
Cách đọc số thập phân có phần số khác 0: số đếm + point + phần thập phân (phần thập phân đọc từng số một)
Ví dụ:
10.5: ten point 5
1.25: one point two five thay vì one twenty five
Cách đọc số thập phân có phần số là 0: naught + point + phần thập phân
Ví dụ: 0.1: naught point one
Cách đọc số có phần thập phân là 0: số 0 trong phần thập phân được đọc là “oh”
Ví dụ: 0.01: naught point oh one
Lưu ý: Cách đọc số thập phân này không áp dụng với cách đọc tiền đã nói ở mục trên.
Cách đọc phân số
Phân số bao gồm phần tử số và mẫu số. Ví dụ: 1/8 (1 là tử số và 8 là mẫu số). Mẫu số trong bài nghe IELTS thường có một chữ số.
Nguyên tắc chung
Tử số luôn là số đếm
Mẫu số là số thứ tự
Trường hợp 1: tử số là một: đọc là “a”/”an” hoặc “one”
Ví dụ: 1/8: one-eighth hoặc an eighth
Trường hợp 2: tử số lớn hơn một: thêm “s” vào mẫu số
Ví dụ: 2/5: two-fifths
Trường hợp 3: Các phân số có cách đọc đặc biệt (hay gặp trong bài nghe IELTS)
½: a half
¼: a quarter
¾: three quarters
Nghe được từng từ riêng lẻ và không hiểu được toàn bộ nội dung bài nói
Biểu hiện & nguyên nhân
Trong phần 1 và 2 của phần thi listening, các bài nói được đặt trong các văn cảnh giao tiếp thông thường. Tuy nhiên, thí sinh IELTS Listening band 3.5 thường chỉ nghe được một số từ đơn lẻ để đoán ý thay vì nghe và hiểu được toàn bộ nội dung bài, dẫn đến việc không điền được từ hoặc điền sai.
IELTS Listening tips
Để khắc phục vấn đề này thì việc luyện tập nghe để cải thiện kĩ năng là công việc cần làm. Bài thi đánh giá kỹ năng nghe hiểu. Nếu thí sinh không nghe hiểu nội dung thì rất khó đoán được đáp án.
Đầu tiên, người học cần xác định được lượng từ vựng, ngữ pháp cần thiết để đạt được band điểm 4-5 để xác định mục tiêu học thay vì học tràn lan.
Ví dụ: Người học cố gắng luyện tập nghe những bài về chủ đề khảo cổ học hay học các chủ điểm ngữ pháp như đảo ngữ thì sẽ khiến người học cảm thấy nản vì lượng kiến thức khó.
Theo bảng mô tả, IELTS Listening band 3.5 là trình độ A1-A2 theo khung tham chiếu Châu Âu (CEFR) và band 4.0-5.0 tương đương trình độ B1. Vì vậy tác giả khuyến nghị người nghe ở band 0-3.5 cho kĩ năng nghe nói riêng và 0-3.5 cho toàn bộ kĩ năng nói chung. Tập trung vào các chủ điểm ngữ pháp do Hội Đồng Anh (British Council) và Hiệp Hội Châu Âu Về Dịch Vụ Chất Lượng Ngôn Ngữ (European Association for Quality Language Services) ban hành cho trình độ từ A2 lên B1
Dựa vào bảng so sánh ở trên, học viên có thể áp dụng các chiến lược học ngữ pháp và từ vựng thích hợp. Ví dụ, nếu học viên đang ở trình độ 3.0 và muốn đạt band 5.0, họ có thể học thêm về câu điều kiện loại 2, 3 – ngữ pháp ở trình độ B1 thay vì học cả câu điều kiện hỗn hợp – ngữ pháp ở trình độ C1.
Việc xác định chủ điểm ngữ pháp và từ vựng cần học sẽ giúp học viên lập kế hoạch học hiệu quả hơn. Thay vì học tất cả các loại ngữ pháp, điều này sẽ dễ gây nản lòng và khó khăn trong quá trình học.
Điều này cũng tương tự với việc học từ vựng. Nếu ở trình độ thấp, học viên không nên ép bản thân học từ vựng về các chủ đề khó như thiên văn học hay trí tuệ nhân tạo – các chủ đề của trình độ C1-C2.