Trong Band Descriptors của IELTS Writing Task 2, tiêu chí Grammatical Range and Accuracy (Phạm vi và độ chính xác của ngữ pháp) có yêu cầu cụ thể về mức độ sử dụng các cấu trúc câu. Do đó, việc luyện tập và sử dụng thuần thục các cấu trúc câu câu khác nhau, đặc biệt là các cấu trúc câu phức, câu phức – ghép, là nền tảng để viết tốt một bài IELTS Writing Task 2.
Trong tiếng Anh, mệnh đề (một cụm gồm Chủ ngữ và Vị ngữ) là đơn vị hình thành nên một câu. Tuỳ thuộc vào số lượng và bản chất của các mệnh đề, các câu trong tiếng Anh được được hình thành bởi 4 dạng cấu trúc chính:
Bài viết dưới đây sẽ tập trung vào dạng cấu trúc câu phức – ghép, cụ thể sẽ đưa ra định nghĩa, ví dụ và ứng dụng trong IELTS Writing Task 2, từ đó giúp người học có thể cải thiện điểm bài viết.
Định nghĩa câu phức - ghép
Câu ghép (Câu hợp)
Về định nghĩa, câu ghép là câu có nhiều hơn một mệnh đề (thường là 2 hoặc 3), và các mệnh đề được nối với nhau bằng liên từ kết hợp (Coordinating conjunction).
Liên từ kết hợp chỉ có thể đứng giữa câu, dùng để nối hai mệnh đề có tầm quan trọng về nghĩa tương đương nhau (thường được gọi là mệnh đề độc lập), bao gồm for, and, nor, but, or, yet, so. (FANBOYS cũng là một cách để nhớ các liên từ kết hợp này)
Ví dụ câu ghép:
The internet can be harmful to young children, but it makes people’s lives so much easier. (Internet có thể gây hại cho trẻ nhỏ, nhưng nó lại làm cuộc sống con người trở nên dễ dàng hơn.)
Water is a finite resource, so people should use it more responsibly. (Nước là nguồn tài nguyên có giới hạn, vì vậy con người nên sử dụng nó một cách có trách nhiệm)
Câu phức (Câu phức)
Tương tự câu ghép, câu phức cũng có nhiều hơn một mệnh đề, tuy nhiên chúng được nối với nhau bằng liên từ phụ thuộc (Subordinating conjunction).
Liên từ phụ thuộc có thể đứng đầu hoặc giữa câu, dùng để nối hai mệnh đề có tầm quan trọng về nghĩa khác nhau. Mệnh đề đứng cạnh liên từ phụ thuộc được gọi là mệnh đề phụ thuộc, tức chỉ cung cấp thông tin bổ sung. Trong khi đó, mệnh đề còn lại là mệnh đề chính, hay mệnh đề độc lập, chứa thông tin mà người viết muốn nhấn mạnh.
Một số liên từ phụ thuộc phổ biến: after, although, as, as if, as long as, as much as, as soon as, as though, because, before, even if, even though, if, in case, once, since, so that, that, though, unless, until, when, whenever, whereas, where, wherever, while
Ngoài ra, mệnh đề quan hệ (relative clause) và mệnh đề trạng ngữ (noun clause) cũng là hai mệnh đề phụ thuộc của câu phức thường được dùng trong IELTS Writing.
Ví dụ câu phức:
Although public transports can bring out tremendous benefits to the environment, people still prefer private vehicles
Many fresh graduates are struggling to land a job because they are not equipped with necessary skills. (Nhiều sinh viên mới ra trường gặp khó khăn khi tìm việc vì họ không được trang bị các kĩ năng cần thiết)
Câu phức - ghép (Câu phức - câu hợp)
Về định nghĩa, câu phức – ghép là câu chứa cả liên từ kết hợp và liên từ phụ thuộc, tức là sự kết hợp giữa câu phức và câu ghép. Câu phức – ghép bao gồm ít nhất 2 mệnh đề độc lập và ít nhất một mệnh đề phụ thuộc
Xét ví dụ câu phức – ghép sau: When people use public transports, the number of private vehicles will decrease, so the amount of vehicle emissions can be reduced. (Khi người ta sử dụng phương tiện công cộng, số lượng phương tiện cá nhân sẽ giảm xuống, do đó đến lượng khí thải xe cộ cũng giảm theo.)
Trong ví dụ trên, “so” là liên từ kết hợp được sử dụng trong câu ghép, và “when” là liên từ phụ thuộc được sử dụng trong câu phức, do đó câu này được gọi là câu phức – ghép. Ta có thể thấy, câu trên gồm hai mệnh đề độc lập, gồm “the number of private vehicles will decrease” và “the amount of vehicle emissions can be reduced”, trong khi đó, “people use public transports” là mệnh đề phụ thuộc.
Ứng dụng của câu phức - ghép trong Bài viết IELTS Task 2
Diễn đạt chuỗi quan hệ nhân - quả
Trong IELTS Writing Task 2, để đào sâu và phát triển một luận điểm, thỉnh thoảng người viết phải đưa ra một chuỗi các mệnh đề có quan hệ nhân – quả để chứng minh luận điểm của mình. Trong trường hợp này, người viết hoàn toàn có thể áp dụng cấu trúc câu phức – ghép bằng việc sử dụng cặp liên từ kết hợp “so” và liên từ phụ thuộc “which”.
Như vậy, câu phức – ghép diễn đạt quan hệ nhân quả sẽ có cấu trúc như sau:
Ví dụ: Parents nowadays are too caught up with their work, so they spend less time with their children, which can be detrimental to the children’s mental development. (Cha mẹ ngày nay quá bận rộn với công việc, cho nên họ dành ít thời gian cho con cái, điều này tác động xấu đến sự phát triển về mặt tinh thần của trẻ)
Ví dụ câu phức ghép trên đã thể hiện một chuỗi các quan hệ nhân quả “ba me bận rộn” – “ít dành thời gian cho con cái” – “tác động xấu đến sự phát triển của trẻ”, và liên kết chúng bằng cặp liên từ kết hợp – liên từ phụ thuộc “so” – “which”. Đây cũng là một trong những cách sử dụng phổ biến nhất của cấu trúc câu phức – ghép.
Diễn đạt sự tương phản và nhân - quả
Một cách ứng dụng khác của câu phức – ghép trong IELTS Writing Task 2 là thể hiện sự tương phản, đồng thời từ đó đưa ra hệ quả của vấn đề. Ví dụ điển hình nhất cho cách sử dụng này là kết hợp giữa các liên từ kết hợp chỉ sự tương phản (but, yet) và liên từ phụ thuộc thể hiện quan hệ nhân – quả (which, because, as)
Như vậy, câu phức – ghép diễn đạt sự tương phản và nhân quả sẽ có cấu trúc như sau:
[Mệnh đề độc lập 1], but [Mệnh đề độc lập 2], because [Mệnh đề phụ thuộc]
Ví dụ: The Internet can be very useful in people’s work or study, but it can also be a potential risk in terms of people’s social life because its users might lose interest in real-life relationships. (Internet có thể hữu dụng trong công việc và học tập, nhưng nó cũng có thể là mối nguy tiềm tàng đối với quan hệ xã hội của con người vì họ có khả năng trở nên không hứng thú với những mối quan hệ ngoài đời thật.)
Như vậy, “sự hữu dụng” và “mối nguy cơ” của Internet là hai ý tưởng tương phản nhau, với nguyên nhân được đưa ra là “sự giảm hứng thú đối với quan hệ ngoài đời thật”.
Một cách kết hợp liên từ để tạo nên câu phức – ghép chỉ sự tương phản và nhân quả là sử dụng cặp liên từ although – so, cụ thể như sau:
Although [Mệnh đề phụ thuộc ], [Mệnh đề độc lập 1], so [Mệnh đề độc lập 2]
Ví dụ: Although the Internet can be very useful in people’s work or study, it can also be a potential risk in terms of people’s social life, so the time spent on it should be restricted. (Internet có thể hữu dụng trong công việc và học tập, nhưng nó cũng có thể là mối nguy tiềm tàng đối với quan hệ xã hội của con người cho nên thời gian dành cho nó nên được hạn chế)
Đều bắt đầu bằng sự tương phản, tuy nhiên điểm khác biệt giữa ví dụ này so với ví dụ trên là người viết đưa ra kết quả thay vì nguyên nhân.
Bổ sung thêm mệnh đề trong câu phức
Khi viết câu phức trong IELTS Writing Task 2, người viết thỉnh thoảng có nhiều hơn 1 mệnh đề độc lập hoặc 1 mệnh đề phụ thuộc. Trong trường hợp này, “and” là một liên từ kết hợp phổ biến để liên kết các mệnh đề có tầm quan trọng tương đương nhau. Từ đó, ta có được câu phức – ghép với liên từ “and”.
Ví dụ, trong câu phức sử dụng mệnh đề if, người viết có thể chèn thêm một mệnh đề độc lập với cấu trúc như sau:
Ví dụ: If the government imposes stricter laws on protecting animals, public awareness can be increased and many animal species can be saved from extinction. (Nếu chính phủ áp dụng luật bảo vệ động vật một cách hà khắc hơn, ý thức của người dân sẽ tăng lên mà nhiều loài động vật có thể được bảo vệ khỏi sự tuyệt chủng)
“And” còn là công cụ để bổ sung mệnh đề của hầu hết các dạng câu phức khác, gồm so that, although, though, because,…
Các lưu ý trong Bài viết IELTS Task 2
Câu thiếu liên từ (Run-on sentence)
Do ảnh hưởng của văn phong tiếng Việt, có nhiều trường hợp người viết chỉ liên kết hai mệnh đề với nhau bằng dấu phẩy mà không sử dụng một liên từ nào. Trong tiếng Anh, cách viết này hoàn toàn sai về mặt ngữ pháp.
Ví dụ: She worked really hard for her exam, she passed it. (Cô ấy học rất chăm cho kỳ thi, cô ấy đã vượt qua nó)
Mặc dù không hề sai về mặt ngữ nghĩa, câu trên được xem là mắc lỗi “run-on”, tức không hề được liên kết với nhau bằng bất kỳ liên từ nào.
Câu không hoàn chỉnh (Sentence fragment)
Lỗi viết câu không hoàn chỉnh thường được thấy ở hai trường hợp
Câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ
Ở dạng lỗi này, người viết hình thành câu chỉ bao gồm danh từ, cụm danh từ hoặc cụm trạng từ.
Ví dụ:
In the swimming pool near the bus station. (Trong cái hồ bơi gần trạm xe buýt)
Seeing many people walking down the street (Thấy nhiều người đi trên đường)
Cả hai câu trên đều thiếu chủ ngữ. Câu đầu tiên chỉ miêu tả vị trí, tức cụm trạng từ. Trong khi đó, câu thứ hai có động từ ở dạng -ing, cho nên được xem như là một cụm danh từ.
Câu chỉ có mệnh đề phụ thuộc mà không có mệnh đề độc lập
Đây là lỗi xảy ra khi người viết cho rằng mệnh đề phụ thuộc là một câu hoàn chỉnh do nó chứa đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ. Tuy nhiên, về mặt ngữ nghĩa, mệnh đề phụ thuộc không phải là câu hoàn chỉnh.
For example: Due to the fact that individuals nowadays are becoming increasingly health-conscious. (Bởi vì con người ngày nay ngày càng quan tâm đến sức khoẻ)
The above sentence is a subordinate clause because it utilizes a subordinating conjunction (because), therefore, it cannot form a complete sentence without an independent clause accompanying it.
The aforementioned example will become a complete sentence if rephrased as follows: The adoption of a healthy lifestyle has emerged as a prevalent trend due to the increasing health consciousness among people nowadays. (Phong cách sống khoa học đã trở thành một xu hướng phổ biến do sự quan tâm ngày càng tăng về sức khoẻ của con người ngày nay)