Năng lực số là gì? Làm thế nào để nâng cao năng lực số? Để giải quyết những thắc mắc về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Năng lực số được định nghĩa là khả năng hiểu, sử dụng và áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để hoàn thành các mục tiêu cá nhân và nhiệm vụ nghề nghiệp, đồng thời đóng góp vào sự phát triển của xã hội.
Năng lực số còn được gọi là “sự hiểu biết kỹ thuật số” hoặc “kỹ năng số” trong tiếng Anh.
Khung năng lực số của UNESCO là một bộ khung toàn diện gồm các kỹ năng và kiến thức cần thiết để sử dụng công nghệ số một cách hiệu quả và an toàn trong thời đại của cuộc cách mạng công nghệ thông tin. Bao gồm 6 trụ cột chính:
- Vận Hành Thiết Bị và Phần Mềm
- Thông Tin và Dữ Liệu
- Giao Tiếp và Hợp Tác
- Sáng Tạo Nội Dung
- An Toàn
- Giải Quyết Vấn Đề
CAUL – Hội Đồng Thư Viện Đại Học Úc, tổ chức phi lợi nhuận đại diện cho các thư viện của các trường đại học quốc gia này.
Khung lực này đề cập đến các kỹ năng và kiến thức mà sinh viên cần được trang bị trong môi trường số hóa hiện nay.
Khung năng lực của CAUL tập trung vào 6 khía cạnh bao gồm:
- Khả Năng Thích Ứng và Làm Chủ Công Nghệ Số
- Học Tập và Phát Triển Kỹ Năng Số
- Hợp Tác, Truyền Thông và Hội Nhập
- Sáng Tạo và Giải Quyết Vấn Đề
- Danh Tính Số và Cảm Nhận Hạnh Phúc
- Năng Lực Thông Tin, Truyền Thông và Hiểu Biết về Dữ Liệu
Khung năng lực số của EC (Khung Năng Lực Số Châu Âu cho Công Dân), là một mô hình tham chiếu về các kỹ năng và năng lực cần thiết để sử dụng công nghệ số một cách hiệu quả, có trách nhiệm trong học tập, công việc và tham gia xã hội.
Phát triển năng lực này tập trung vào 5 lĩnh vực quan trọng như sau:
- Thu thập và phân tích dữ liệu
- Tương tác và cộng tác
- Sáng tạo nội dung kỹ thuật số
- Đảm bảo an toàn
- Giải quyết vấn đề
Ở Việt Nam, kỹ năng số được phân chia thành 7 nhóm chính, gồm có:
Năng lực này liên quan đến khả năng vận dụng thành thạo các công cụ và phần mềm công nghệ số như điện thoại, máy tính, v.v.
Những người có khả năng này có thể thực hiện các chức năng cơ bản, cài đặt, sử dụng và duy trì các ứng dụng phổ biến. Điều này giúp họ nâng cao hiệu quả trong học tập, công việc và giải trí.
Khả năng này liên quan đến việc tìm kiếm, truy cập và đánh giá thông tin một cách hiệu quả trên môi trường số. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp con người tiếp cận kiến thức, học tập và nghiên cứu.