
Với vai trò quan trọng, quản lý chuỗi cung ứng đã mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho các doanh nghiệp. Hãy cùng Nhà Hàng Số khám phá khái niệm, thành phần và cách áp dụng mô hình quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả cho doanh nghiệp.

1. Quản lý chuỗi cung ứng:
Chuỗi cung ứng là gì? Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là nơi các tổ chức, hoạt động, thông tin, con người, các nguồn lực khác có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình vận chuyển của hàng hóa từ nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất đến khách hàng. Quản lý chuỗi cung ứng là quá trình phối hợp, kết hợp các hoạt động sản xuất, vận chuyển, kiểm soát và giám sát hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo ra giá trị.
Thành phần của quản lý chuỗi cung ứng
- Lập kế hoạch và quản lý các hoạt động liên quan đến việc tìm kiếm nguồn cung cấp và nguồn thu mua
- Hoạt động Logistics
- Phân phối và hợp tác cùng đối tác trong chuỗi cung ứng toàn diện
2. Chuỗi cung ứng bao gồm những gì?
Cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu những thành phần trong chuỗi cung ứng ngay dưới đây
2.1. Nhà cung cấp nguyên liệu thô
Nhà cung cấp nguyên liệu thô là cá nhân, tổ chức chuyên cung cấp các chất được sử dụng trong sản xuất cơ bản hoặc sản xuất hàng hóa cho cá nhân, doanh nghiệp khác. Ví dụ như: Ngũ cốc, ngô, gỗ,…Nguyên liệu thô bao gồm:
- Nguyên liệu thô trực tiếp: Là nguyên liệu các doanh nghiệp trực sử dụng trong sản xuất thành phẩm
- Nguyên liệu thô gián tiếp: Là tài sản dài hạn. Có thời gian khấu hao ngắn hơn các tài sản dài hạn khác
Chơi một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ vào nhà cung cấp nguyên liệu thô, doanh nghiệp có thể tìm thấy nguồn nguyên liệu cần thiết để sản xuất và phát triển, đồng thời có thể lựa chọn được nguyên liệu thô chất lượng cao hơn.
2.2. Nhà sản xuất
Nhà sản xuất là cá nhân hoặc doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất. Thông qua nhà sản xuất, các nguyên liệu thô được chuyển đổi thành sản phẩm cuối cùng. Quan hệ giữa nhà cung cấp nguyên liệu thô và nhà sản xuất là một phần quan trọng không thể thiếu trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
2.3. Nhà phân phối
Nhà phân phối là đơn vị trung gian kết nối sản phẩm của doanh nghiệp với các đại lý, siêu thị,… nhằm đưa sản phẩm đến tay khách hàng nhanh chóng nhất có thể.
2.4. Đại lý bán lẻ
Đại lý bán lẻ thuộc loại cơ sở bán lẻ, thường nhập hàng với số lượng lớn để bán lẻ cho các khách hàng cá nhân. Ví dụ: cửa hàng tạp hóa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,...