Để bảo vệ sức khỏe cho gia đình, cùng tìm hiểu về thực phẩm bẩn và nguyên nhân gây hại khi ăn nhé!
Thực phẩm bẩn không chỉ gây khó chịu mà còn có thể gây ra các căn bệnh nguy hiểm như ung thư, ngộ độc cấp tính,... Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về thực phẩm bẩn và nguyên nhân gây hại khi tiêu thụ.
Thực phẩm bẩn là gì?
Thực phẩm bẩn là những thực phẩm chứa các chất độc hại, nấm mốc, vi khuẩn.Theo TS. BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, thực phẩm bẩn là thuật ngữ chung để chỉ những loại thực phẩm chứa chất độc hại (thường là các hóa chất, thuốc kháng sinh có nồng độ vượt mức an toàn theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế trong quá trình nuôi trồng) đối với sức khỏe người tiêu dùng.
Đồng thời, thực phẩm bẩn có thể còn chứa những hợp chất kích thích sự xâm nhập, phát triển của nấm mốc, vi khuẩn, virus từ việc các giai đoạn sơ chế, chế biến và bảo quản thực phẩm không đúng tiêu chuẩn.
Nguyên nhân gây ra thực phẩm bẩn
Tác nhân sinh học
Các loài côn trùng bám vào thực phẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển ký sinhKhi thực phẩm được sơ chế, chế biến không đảm bảo vệ sinh hoặc cách bảo quản không đạt chuẩn, thức ăn mà con người tiêu thụ sẽ dễ bị các loài côn trùng như ruồi, nhặng, muỗi,... bám vào, gây ra sự ký sinh của vi khuẩn, virus và các vi sinh vật khác, từ đó gây ra các bệnh cho người tiêu dùng.
Tác nhân hóa học
Đây là yếu tố chính gây ra các bệnh ung thư liên quan đến thực phẩm. Bởi việc sử dụng thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi, chế biến với nồng độ vượt mức quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có thể dẫn đến đột biến gen hoặc kích thích sự hình thành khối u ác tính, cụ thể như sau:
Việc lạm dụng các hóa chất trong trồng trọt, chế biến làm tăng nguy cơ thực phẩm trở nên bẩn- Sử dụng chất kích thích trong trồng trọt:
- Lạm dụng các chất phụ gia: Ngày nay, nhiều loại nước giải khát, bánh kẹo, giò chả, thịt quay,... thường được chế biến từ phẩm màu, đường hóa học và một số hóa chất gây ung thư khác như nitrat (giúp giữ được màu hồng của thịt) hay hydrogen peroxide interox ST50 (dùng để ngâm cá, mực khô),...
Thói quen ăn uống, chế biến thực phẩm không đúng cách
Việc chế biến thực phẩm và thói quen ăn uống hàng ngày không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn mà còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Dưới đây là những thói quen chế biến, ăn uống không đúng cách có thể gây ung thư cho người tiêu dùng:
Thói quen ăn uống, chế biến không đúng cách gây ra thực phẩm bẩn- Sử dụng thực phẩm lên men, chế biến lâu dài: Việc sử dụng thực phẩm muối, thực phẩm lên men hay thực phẩm chứa chất bảo quản như thịt hun khói, xúc xích, xì dầu… có thể gây ra bệnh tim hoặc thậm chí ung thư trực tràng.
- Đặt hộp nhựa vào lò vi sóng: Khi đặt hộp nhựa chứa thức ăn vào lò vi sóng, phthalates (chất hóa học làm cho hộp nhựa dẻo và bền hơn) sẽ ngấm vào thức ăn, gây rối loạn nội tiết, hormone và ung thư nguy hiểm.
- Chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao: Khi chế biến cá hay thịt đỏ như thịt bò, thịt gà, thịt heo dưới nhiệt độ cao, hợp chất amin dị vòng (HCAs) và hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) sẽ được tạo ra, từ đó gây ra đột biến gen và ung thư trực tràng.
Tác hại của thực phẩm bẩn đối với sức khỏe
Thực phẩm bẩn gây ra ngộ độc thực phẩmTừ các yếu tố sinh, hóa, lý đã nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy việc tiêu thụ thực phẩm bẩn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, từ những triệu chứng như ngộ độc thực phẩm, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy,... cho đến những hậu quả nặng hơn như ung thư đại trực tràng và có thể dẫn đến tử vong.
Thực phẩm bẩn có thể gây ra ung thư đại trực tràngĐặc biệt, theo thống kê được công bố trên trang web của Bộ Y tế Việt Nam, căn bệnh ung thư đại trực tràng do thực phẩm bẩn gây ra hiện chỉ xếp thứ 5 sau ung thư phổi, dạ dày, gan và ung thư vú và số lượng ca bệnh vẫn đang ngày càng tăng.
Những lưu ý giúp tránh mua thực phẩm bẩn
Để tránh việc tiêu thụ những loại thực phẩm bẩn không tốt cho sức khỏe, bạn nên chú ý các điều sau:
Những lưu ý giúp tránh mua thực phẩm bẩn- Chỉ mua thực phẩm có hạn sử dụng, nguồn gốc rõ ràng tại các địa điểm uy tín như siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm đã được chứng nhận bởi các cơ quan chức năng.
- Quét mã QR trên bao bì hoặc kiểm tra giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm (nếu có) để xác minh nguồn gốc thực phẩm.
- Ưu tiên chọn thực phẩm sạch, hữu cơ.
- Cẩn thận khi mua thực phẩm giá rẻ, không rõ nguồn gốc hay có màu sắc, kích thước và độ tươi mới quá lạ so với bình thường.
- Thường xuyên cập nhật kiến thức, thông tin về thực phẩm bẩn, thực phẩm sạch được công bố bởi các cơ quan chức năng và lan truyền thông điệp cho mọi người xung quanh.
Ở trên là thông tin chi tiết về khái niệm thực phẩm bẩn cùng nguyên nhân, tác hại khi tiêu thụ. Hi vọng rằng với bài viết này từ Mytour, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình!
Nguồn: Sức Khỏe & Lối sống