1. Khám phá về dị ứng đạm sữa bò
Dị ứng đạm sữa bò là khi cơ thể có phản ứng quá mức với thành phần đạm trong sữa bò. Đây là tình trạng phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Những trẻ mắc dị ứng đạm sữa bò khi tiêu thụ lượng lớn thực phẩm này có thể gặp phải những phản ứng nghiêm trọng.
Dị ứng đạm sữa bò là hiện tượng phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cơ thể nhận diện sai đạm sữa bò là chất có hai và có có phản ứng chống lại loại đạm này. Phản ứng dị ứng làm tăng tiết 1 số chất và gây ra phản ứng xấu cho cơ thể.
Trẻ uống càng nhiều sữa bò thì kháng thể miễn dịch chống lại đạm sữa bò IgE càng được tiết ra nhiều, phản ứng dị ứng cũng càng rõ ràng hơn.
Theo các nghiên cứu, chứng dị ứng này có liên quan đến di truyền, nghĩa là nếu cha mẹ có tiền sử mắc dị ứng đạm sữa bò hoặc các dạng dị ứng khác, trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với các trẻ khác.
2. Phân biệt các triệu chứng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ
Tình trạng dị ứng đạm sữa bò có thể dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau từ nhẹ đến nặng, phụ thuộc vào mức độ bệnh và sức khỏe của trẻ. Triệu chứng phổ biến bao gồm các vấn đề về hô hấp, da và tiêu hóa, thường xuất hiện sau 2 - 48 giờ sau khi uống sữa bò.
Đa số đạm trong sữa uống của trẻ đến từ sữa bò
2.1. Triệu chứng dị ứng đạm sữa bò ngay sau
Các triệu chứng này thường xuất hiện ngay sau khi trẻ uống sữa bò, bao gồm:
Khó thở.
Sưng môi, mặt và lưỡi.
Chàm trên da là một dạng dị ứng gây viêm da dị ứng.
Da phát ban, nổi mề đay, ngứa, nổi mẩn đỏ.
Nôn mửa sau khi trẻ bú sữa.
Có dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy.
2.2. Triệu chứng dị ứng đạm sữa bò muộn
Những dấu hiệu này thường xuất hiện muộn hơn sau khi trẻ uống sữa bò, thường nặng và kéo dài hơn. Trẻ có những dấu hiệu sau cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị và giảm triệu chứng nguy hiểm:
Chứng dị ứng đạm sữa bò có thể gây đau bụng, khó chịu cho trẻ
Đau quặn bụng.
Chàm, ngứa, mẩn đỏ.
Sổ mũi, ho kéo dài, thở khò khè.
Quấy khóc nhiều
Nôn mửa, trào ngược dạ dày.
Táo bón.
Đi cầu nhiều lần, trong phân lỏng có máu.
Triệu chứng dị ứng đạm sữa bò khiến trẻ không thể ngủ sâu giấc, thường thức giấc hoặc quấy khóc cả đêm, cơ thể mệt mỏi thiếu năng lượng. Trẻ bị dị ứng nếu bú mẹ có thể có triệu chứng nặng hơn và nguy hiểm nếu không được điều trị dị ứng sớm.
Các dấu hiệu của dị ứng đạm sữa bò giống với các bệnh dị ứng khác và có thể nhầm lẫn sang các bệnh lý thông thường, do đó cha mẹ không nên tự y tái mà cần đưa trẻ sớm tới cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và can thiệp.
Cần đưa trẻ đi viện nếu có triệu chứng dị ứng nặng
Có nhiều trường hợp trẻ bị dị ứng đạm sữa bò nhưng triệu chứng không quá nặng và điển hình nên cha mẹ thường không chú ý. Tuy nhiên, nếu tiếp tục cho trẻ tiếp tục ăn thực phẩm gây dị ứng này, có thể gây ra những vấn đề sức khỏe như thiếu máu, thiếu sắt, mệt mỏi kéo dài, tăng trưởng chậm, và thường xuyên quấy khóc...
3. Cha mẹ cần phản ứng như thế nào khi trẻ bị dị ứng đạm sữa bò?
Khi trẻ có các triệu chứng nghi ngờ về dị ứng đạm sữa bò, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và khám bệnh. Kết quả của các kiểm tra này giúp xác định chính xác liệu triệu chứng của trẻ có phải là do dị ứng đạm sữa bò, dị ứng khác hay các vấn đề sức khỏe khác, từ đó giúp điều trị hiệu quả.
Trong trường hợp trẻ không có sữa mẹ, việc bổ sung dinh dưỡng từ sữa vẫn là rất quan trọng. Một lựa chọn phổ biến là sử dụng sữa công thức chứa đạm thủy phân từ 2 đến 4 tuần. Khi duy trì một chế độ dinh dưỡng phù hợp và lựa chọn đúng loại sữa, các triệu chứng dị ứng có thể được cải thiện.
Nhiều trường hợp trẻ bị dị ứng đạm sữa bò là tạm thời, và sau một khoảng thời gian, có thể thử dùng lại lượng nhỏ. Nếu không xuất hiện triệu chứng mới, trẻ có thể tiếp tục sử dụng sữa công thức thông thường chứa đạm sữa bò, ngược lại cần duy trì sữa công thức chứa đạm thủy phân.
Tình trạng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ thường tự giảm khi trẻ lớn lên
Hầu hết tình trạng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ không kéo dài, thường bắt đầu từ sớm và tự giảm sau khi trẻ đạt đến 1 - 4 tuổi. Lúc đó, trẻ có thể tiếp tục sử dụng sữa hoặc các sản phẩm từ sữa chứa đạm sữa bò mà không gặp vấn đề gì.
Nuôi con bằng sữa mẹ đầy đủ ít nhất trong 6 tháng đầu tiên sau sinh là cách tốt nhất để ngăn ngừa dị ứng đạm sữa bò ở trẻ nhỏ và đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ gặp vấn đề, hãy đưa trẻ đến bác sĩ sớm để kiểm tra. Sau khi kiểm soát được triệu chứng, trẻ sẽ được hướng dẫn cách ăn uống hợp lý để tránh tái phát dị ứng.