1. Sốt siêu vi do nguyên nhân gì gây ra?
Những cơn sốt thường là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị nhiễm trùng. Sốt siêu vi là tình trạng cơ thể nhiễm virus, thường gặp hơn là các loại virus cúm A (H1N1, H5N1,…), sởi, quai bị,…
Bệnh sốt siêu vi có thể lây nhiễm và thường lây qua đường tiêu hóa và đường hô hấp. Việc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch mũi,… khi tiếp xúc gần hoặc các hoạt động giao tiếp, ăn uống chung là các con đường lây nhiễm phổ biến. Bệnh cũng có thể lây lan qua việc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân của người bệnh, hoặc tiếp xúc với các đồ vật mang nguồn bệnh, đặc biệt là các đồ vật nơi công cộng như tay vịn cầu thang, tay nắm cửa,... Việc tiêm chích, truyền máu cũng có thể gây lây nhiễm.
Những cơn sốt do virus thường xuất hiện ở trẻ vì hệ miễn dịch yếu
Bệnh thường gặp ở trẻ do hệ miễn dịch yếu. Thời điểm cao điểm là vào lúc giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột tạo điều kiện cho virus phát triển. Bệnh thường không gây nguy hiểm và tự lành sau 7-10 ngày, nếu được điều trị sớm thì thời gian hồi phục sẽ ngắn hơn.
Triệu chứng sốt siêu vi
-
Cơn sốt cao đột ngột là biểu hiện phổ biến khi mắc bệnh, nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 41 độ C, sốt không giảm sau khi uống thuốc hạ sốt.
-
Cơ thể đau mỏi, khó chịu, đau đầu, chóng mặt, khiến bệnh nhân thường phải nằm nghỉ vì chóng mặt.
-
Nếu bị viêm đường hô hấp, có thể có ho, hắt hơi, chảy nước mũi, đau họng,...
-
Sốt do virus đường ruột thường đi kèm tiêu chảy, phân lỏng, đi cùng với sốt hoặc sau đó vài ngày.
-
Sốt do virus cũng có thể kèm viêm kết mạc, làm mắt sưng đỏ, chảy nước mắt, mắt đỏ và đau.
-
Buồn nôn có thể xuất hiện sau bữa ăn, chủ yếu là do viêm họng và chất nhầy kích thích.
-
Có thể thấy các hạch sưng to ở vùng đầu, cổ và mặt, gây đau nhức, không thoải mái.
Bị sốt khiến cơ thể đau nhức, mệt mỏi
Phân biệt sốt siêu vi, sốt xuất huyết, sốt phát ban
Sốt siêu vi và sốt xuất huyết, sốt phát ban thường bị nhầm lẫn vì tương đồng về triệu chứng. Một số đặc điểm để phân biệt:
-
Sốt xuất huyết là do virus Dengue gây ra, thường có sốt cao liên tục trong 1 tuần, kèm theo đau nhức ở thái dương, xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng.
-
Sốt siêu vi ban đầu giống sốt xuất huyết, kèm theo chảy nước mắt nhiều, ho, sổ mũi,…
-
Sốt phát ban có cơn sốt cao, sau 3-4 ngày da nổi ban rồi lặn sau 3-5 ngày, bệnh nhân có thể ăn được và hết sốt.
2. Điều trị và phòng ngừa bệnh
Điều trị:
Hiện chưa có thuốc điều trị bệnh do siêu virus gây ra, bao gồm cả sốt. Phương pháp chính là điều trị các triệu chứng để giúp người bệnh thoải mái hơn.
-
Dùng thuốc hạ sốt.
-
Chườm mát, lau khô mồ hôi bằng khăn mát, giữ không khí thoáng mát, mặc áo quần rộng rãi, mỏng và thoáng.
-
Uống nhiều nước để tránh mất nước, có thể sử dụng thuốc điện giải hoặc ăn cháo muối nấu loãng.
-
Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như súp, cháo và chia ra thành nhiều bữa trong ngày, tránh uống đồ uống có cồn, bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
-
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý, sử dụng nước ấm để tắm.
-
Trong trường hợp sốt kéo dài, đau đầu không giảm, nôn mửa, ngủ li bì và có các cơn co giật, cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị.
Thuốc hạ sốt giúp giảm cơn sốt cho bệnh nhân
Những sai lầm khi xử trí các cơn sốt cũng cần được nắm rõ để tránh mắc phải.
-
Trẻ sốt khiến bố mẹ lo lắng có thể dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc hạ sốt quá sớm hoặc với liều lượng gần nhau. Nên sử dụng thuốc hạ sốt chỉ khi nhiệt độ cơ thể trên 38.5 độ, và chọn Paracetamol vì ít tác dụng phụ với khoảng thời gian mỗi liều từ 4 - 6 tiếng; việc sử dụng ibuprofen hoặc aspirin cần có hướng dẫn của bác sĩ.
-
Không sử dụng thuốc kháng sinh khi không rõ nguyên nhân gây sốt vì có thể gây kháng thuốc.
-
Kiêng tắm khi mắc bệnh vì có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển; thay vào đó tắm bằng nước ấm và lau khô cơ thể để giảm nhiệt độ.
Các biện pháp phòng ngừa:
-
Thực hiện chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức đề kháng.
-
Giữ vệ sinh môi trường xung quanh, môi trường thoáng mát để ngăn chặn sự phát triển của virus và tác nhân gây bệnh khác.
-
Giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt rửa tay và vệ sinh cho trẻ.
-
Che miệng khi hắt hơi, ho, sổ mũi.
-
Tiêm phòng đầy đủ.
-
Hạn chế tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
-
Tránh đến những nơi công cộng khi đang nhiễm bệnh.
Duy trì các thói quen vệ sinh để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
Những cơn sốt do nhiễm virus thường không nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài và không được điều trị có thể gây ra các biến chứng như viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi,...