
Jazz là một thể loại âm nhạc đặc biệt, có người khen ngợi nhưng cũng có người chê trách. Tuy nhiên, những người đã yêu thích và hiểu biết sâu sắc về dòng nhạc này thì khó lòng có thể từ bỏ nó.
Với đa số mọi người, nhạc Jazz vẫn còn khá xa lạ (một phần là do Jazz không phổ biến ở Việt Nam, hoặc nghe thử Jazz thấy… “chẳng hiểu gì!”).
Trong bài viết này, mình sẽ cung cấp cho anh em một phần giải thích ngắn gọn về “Jazz là gì?” và chia sẻ vì sao một số anh em còn cảm thấy Jazz nghe “ngáo”, “loạn”.
Lược sử, “Jazz được khai sinh ở New Orleans vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi người Mỹ gốc Phi kết hợp văn hóa bản địa với các nhạc cụ Châu Âu.”
Với đa số mọi người, nhạc Jazz vẫn còn khá xa lạ (một phần là do Jazz không phổ biến ở Việt Nam, hoặc nghe thử Jazz thấy… “chẳng hiểu gì!”).
Trong bài viết này, mình sẽ cung cấp cho anh em một phần giải thích ngắn gọn về “Jazz là gì?” và chia sẻ vì sao một số anh em còn cảm thấy Jazz nghe “ngáo”, “loạn”.
Jazz là gì?
Lược sử, “Jazz được khai sinh ở New Orleans vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi người Mỹ gốc Phi kết hợp văn hóa bản địa với các nhạc cụ Châu Âu.”

Ban nhạc Original Dixieland Jazz - nhóm nhạc thu âm đĩa Jazz đầu tiên vào năm 1917
Trước hết, Jazz đặc biệt vì sự đổi mới không ngừng của các nghệ sĩ xuyên suốt lịch sử của dòng nhạc này. Xuyên suốt 100 năm, các nghệ sĩ không chỉ nỗ lực cách tân Jazz ở góc độ kỹ thuật nội tại mà còn đi tìm sự đổi mới bằng cách kết hợp những chất liệu nghệ thuật của các dòng nhạc khác. (Rock, Funk, World Music,…)
Tuy vậy, trên hết thì đặc trưng của Jazz nằm ở chỗ, nó chú trọng tới tính sáng tạo và sự thể hiện phong cách cá nhân trong quá trình biểu diễn thông qua nghệ thuật ứng tấu.
Bí mật của nghệ thuật ứng tấu là gì?
Jazz có điểm đặc biệt là mọi bản nhạc Jazz đều có phần solo ứng tấu, trong đó, nghệ sĩ sẽ tự tạo ra những giai điệu ngẫu hứng ngay tại thời điểm biểu diễn. Phần ứng tấu này phản ánh sự sáng tạo, kỹ thuật của nghệ sĩ thông qua việc luyện tập, tương tác với các nhạc cụ trong nhóm và cảm xúc của họ khi biểu diễn.

Ban nhạc Miles Davis Quintet từ 1956 đến 1959 (Quintet: nhóm 5 nhạc công)
Một bản nhạc Jazz kinh điển như “Autumn Leaves” có thể được biểu diễn theo nhiều cách khác nhau, và không bao giờ có 2 phiên bản giống nhau, ngay cả khi cùng một nghệ sĩ biểu diễn (do ứng tấu thay đổi theo từng thời điểm biểu diễn).
Phiên bản “Autumn Leaves” của Chet Baker (kèn trumpet) & Paul Desmond (saxophone) có phần ứng tấu mượt mà, đầy cảm xúc
“Autumn Leaves” của nghệ sĩ piano Jazz người Nhật Ryo Fukui mang đến cách tiếp cận phức tạp hơn về hòa âm
“Autumn Leaves” của Cannonball Adderley & Miles Davis với giai điệu lắt léo, đặc trưng cho giai đoạn Hard Bop
Bill Evans - nghệ sĩ piano vĩ đại của nhạc Jazz, đã diễn đạt về nghệ thuật ứng tấu như sau: ứng tấu như việc vẽ tranh tốc ký của Nhật, chỉ có những nét vẽ tự nhiên và tập trung vào cảm xúc mới có thể truyền tải được tinh thần của nghệ thuật này. Để làm được điều này, người nghệ sĩ cần phải luyện tập chăm chỉ và kỷ luật trong nhiều năm, cảm nhận được vẻ đẹp của vẽ tranh tốc ký.

Nghệ thuật vẽ tranh tốc ký theo phong cách Nhật Bản
sự rèn luyện kỷ luật, nguồn cảm hứng âm nhạc và đặc trưng cá nhânkhả năng lắng nghe và thể hiện đầy cảm xúc của bản thân
Tại sao âm nhạc Jazz lại khiến người nghe “mơ hồ không rõ gì”?
Sự tiến triển của dòng nhạc Jazz qua thời gian: (tham khảo bài viết chi tiết tại đây)
Trải qua 100 năm lịch sử và phát triển, Jazz luôn tiếp tục được cách điệu qua từng thập kỷ.
Giai đoạn Early Jazz:

Một ban nhạc tại New Orleans thời đó
Giai đoạn mới bắt đầu, Jazz chỉ tồn tại mạnh ở New Orleans với các nhóm brass band. (được biết đến với tên Early Jazz)
(3 bản Early Jazz (Spotify) nên nghe)
Thời kỳ Swing Jazz:
Thập kỷ 30, Jazz nổi tiếng ở các thành phố lớn với các dàn Big Band chơi điệu nhảy “swing”. (được biết đến với tên Swing Jazz)

Duke Ellington và dàn Big Band của ông
(3 bản Swing Jazz (Spotify) nên nghe)
Thời kỳ Bebop:

Charlie Parker & Dizzy Gillespie - 2 nhân vật quan trọng nhất trong thời kỳ Bebop của Jazz
Những năm 40, nhạc Bebop ra đời với nhịp điệu nhanh, tiết tấu lắt léo do các nhóm nhỏ (khoảng 5 người) biểu diễn các tác phẩm với cấu trúc thường là: “giai điệu - mỗi nhạc cụ solo ngẫu hứng - giai điệu chính” khiến Jazz trở thành dòng nhạc mà người nghệ sĩ chủ yếu thể hiện kỹ thuật cá nhân.
(3 bản Bebop (Spotify) nên nghe)
Thời kỳ Cool Jazz & Hard Bop (1950s):

Moanin' của Art Blakey là một ví dụ điển hình của dòng nhạc hard bop, được thu âm rất tuyệt vời
Thập kỷ 50, Cool Jazz và Hard Bop xuất hiện để làm cho dòng nhạc Jazz thêm phong phú, các nghệ sĩ Jazz thể hiện sự sáng tạo và cảm xúc cá nhân qua nhiều cách (đa dạng chất liệu nghệ thuật, tập trung vào giai điệu hơn,...), làm cho nhiều người coi đây là một trong những giai đoạn sáng tạo nhất của Jazz.
(3 bản Cool Jazz/Hard Bop (Spotify) bạn nên nghe)
Các giai đoạn tiếp theo:

Chick Corea, một trong những nghệ sĩ piano quan trọng trong thời kỳ Jazz sau này
Sau giai đoạn này, Jazz tiếp tục phát triển và phân nhánh rõ rệt ở một số dòng con (Free Jazz, Avant-garde, Jazz Fusion), tuy nhiên sự phổ biến của Jazz giảm đi đáng kể do sự thống trị của Rock n Roll, sau đó là Rock và Pop trên thị trường âm nhạc.
(3 bản Jazz Fusion (Spotify) bạn nên nghe)
Tổng kết:
Jazz vẫn chưa phổ biến rộng rãi, nhưng không thể phủ nhận rằng đây là một dòng nhạc đáng trải nghiệm.
Để thưởng thức Jazz, bạn cần bắt đầu với những bản nhạc dễ nghe hơn, và quan trọng nhất, “những điều tốt đẹp đều cần thời gian”, hãy kiên nhẫn khi khám phá điều mới và tôi tin bạn sẽ tìm thấy niềm vui trong việc khám phá dòng nhạc tuyệt vời này.