1. Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản, hay còn gọi là Gastroesophageal Reflux Disease (GERD), là tình trạng các dung dịch trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản, bao gồm men tiêu hóa, thức ăn, và hơi.
Thông thường, sau khi nhai và nuốt, thức ăn sẽ qua thực quản rồi vào dạ dày. Quá trình này cần sự điều tiết của cơ vòng thực quản, giúp ngăn không cho thức ăn và dịch tiêu hóa trào ngược lên.
Trào ngược dạ dày thực quản có phải là bệnh nguy hiểm?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường do axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây kích thích niêm mạc. Ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân có thể bị trào ngược axit một lần mỗi tuần. Nếu bệnh trở nặng, cơn trào ngược có thể xuất hiện 2-3 lần mỗi tuần hoặc thường xuyên hơn.
Trào ngược dạ dày thực quản không chỉ gây khó chịu, ăn uống không ngon mà còn có thể tổn thương các cơ quan như thanh quản, thực quản, miệng,... Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và kiểm soát hiệu quả, bệnh có thể điều trị bằng thuốc, phẫu thuật và thay đổi lối sống.
2. Những dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân
Hầu hết các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết sớm qua một số dấu hiệu bất thường của cơ thể, chẳng hạn:
2.1. Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi
Một trong những triệu chứng phổ biến ở người bị trào ngược dạ dày thực quản là ợ chua, ợ nóng, hoặc ợ hơi. Các dấu hiệu này thường xuất hiện sau bữa ăn hoặc khi đầy bụng, chướng hơi. Trong những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể ợ ngay cả khi ngủ, đặc biệt là vào ban đêm.
Bệnh nhân thường xuyên ợ hơi vào ban đêm
2.2. Buồn nôn và nôn
Axit dạ dày trào ngược lên thực quản kích thích phần họng và miệng, gây buồn nôn. Triệu chứng này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong ngày, nhưng thường nặng hơn vào ban đêm, đặc biệt khi ngủ, do tư thế nằm và sự hoạt động mạnh của các dây thần kinh phó giao cảm.
2.3. Đau tức vùng ngực
Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường cảm thấy ngực bị chèn ép, đau tức, co thắt. Trong trường hợp nặng, cảm giác đau có thể lan sang hai cánh tay hoặc ra sau lưng. Nguyên nhân chính là axit trào ngược kích thích các dây thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây ra cảm giác đau.
2.4. Khàn giọng, khó nuốt, ho
Khi axit dạ dày trào ngược, nó tác động lên dây thanh quản và gây tổn thương. Tổn thương này thể hiện qua các triệu chứng như khàn giọng, dây thanh quản sưng phù làm thu hẹp đường kính thực quản. Điều này gây khó khăn khi nuốt, làm bệnh nhân mất cảm giác ngon miệng. Dịch viêm tràn xuống thanh phế quản cũng có thể gây ho.
Cảm giác khó nuốt do trào ngược dạ dày gây ra
3. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao
Thực tế, ai cũng có thể mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, các bác sĩ khuyến cáo những đối tượng sau có nguy cơ cao mắc bệnh này:
-
Người béo phì: Trọng lượng cơ thể quá lớn gây áp lực lên bụng, dễ dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản.
-
Phụ nữ mang thai: Thai nhi phát triển làm bụng mẹ to ra, gây chèn ép cơ quan lân cận và tăng nguy cơ axit dạ dày trào ngược.
-
Người mắc các bệnh lý về dạ dày: Viêm loét dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày,... đều làm tình trạng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn.
-
Người có thói quen nhịn đói quá lâu hoặc ăn quá no, lạm dụng nước uống có gas, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ,... cũng tăng nguy cơ mắc bệnh.
Uống bia thường xuyên làm tăng nguy cơ bị bệnh
-
Người thường xuyên sử dụng thức ăn, đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,...
-
Người thường xuyên căng thẳng, áp lực cũng dễ mắc bệnh do sức khỏe tinh thần ảnh hưởng mạnh mẽ đến dạ dày và hệ tiêu hóa.
4. Biện pháp phòng ngừa bệnh
Mặc dù bệnh trào ngược dạ dày thực quản không gây tử vong ngay lập tức, nhưng nó có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy, ngoài việc chú ý đến các dấu hiệu bất thường của cơ thể, mọi người cũng nên chủ động phòng ngừa bệnh bằng những biện pháp sau:
-
Kiểm soát và duy trì cân nặng ở mức phù hợp, vì béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
-
Không hút thuốc lá, vì các hợp chất trong thuốc lá cản trở hoạt động của thực quản, dẫn đến co thắt. Những người có thói quen hút thuốc nên từ bỏ dần dần.
Bỏ thói quen hút thuốc lá để ngăn ngừa bệnh
-
Sau khi ăn no, không nên nằm ngay vì dễ gây cản trở trong việc chuyển thức ăn từ thực quản xuống dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược.
-
Hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây trào ngược, như thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ,...
-
Không mặc quần áo quá chật, đặc biệt là vùng bụng và ngực.
-
Chọn giường có phần đầu cao hoặc kê gối cao hơn để nâng cao phần thân trên, giúp hạn chế trào ngược dạ dày vào ban đêm.
Với thông tin hữu ích từ bài viết, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, ngoài việc tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, mọi người cũng đừng quên chủ động bảo vệ sức khỏe bằng các biện pháp phòng ngừa.