
Xã hội liên tục đưa ra những lời khuyên để chúng ta trở nên hạnh phúc, xinh đẹp và giàu có hơn. Tại sao chúng ta không cảm thấy hài lòng với việc trở thành người bình thường?
Dưới đây là những suy tư của Josh Cohen, một chuyên gia tâm lý học và giáo sư văn học đương đại tại Trường Đại học London. Tôi đã dịch lại để bạn đọc tham khảo.
Chuẩn mực hoàn hảo tạo ra một cuộc sống mong manh, chúng ta sống vì những điều không phải là cuộc sống vốn có
Thị trường lao động quá đông đúc, đặc biệt là các công việc đầy chuyên nghiệp và sáng tạo cũng như không đủ khả năng chi trả cho nhà ở khiến giới trẻ và cha mẹ họ phải nỗ lực hơn bao giờ hết để đảm bảo lợi thế cạnh tranh
Nỗi lo lắng theo chuẩn mực hoàn hảo tăng cao và lan rộng trong bầu không khí bấp bênh và cạnh tranh do thị trường tự do gây ra. Hệ thống này duy trì thứ tự kẻ thắng người thua, tạo ra tính kiêu căng và tự khen ngợi bản thân. Trong một nền văn hóa như vậy, người trẻ trở nên bất mãn với những gì họ có và với việc họ là ai. Mạng xã hội tạo thêm áp lực về việc xây dựng một hình ảnh hoàn hảo trước đám đông, làm trầm trọng thêm cảm giác kém cỏi của chúng ta.
Khi thiếu vắng cảm giác về giá trị nội tại, một người cầu toàn có xu hướng đo lường giá trị của bản thân bằng các thước đo bên ngoài: thành tích học tập, năng lực thể thao, sự nổi tiếng, thành tích nghề nghiệp. Khi kết quả không như mong đợi, họ cảm thấy xấu hổ và bẻ bàng.Sức nặng kỳ vọng của xã hội không phải là một hiện tượng mới nhưng nó khiến người ta trở nên đặc biệt căng kiệt trong những thập kỷ gần đây, có lẽ vì bản thân những kỳ vọng quá đa dạng và đầy mâu thuẫn. Chuẩn mực hoàn hảo trong những năm 1950 bắt nguồn từ các chuẩn mực văn hóa đại chúng và được ghi lại trong những bức ảnh quảng cáo nổi tiếng về gia đình Mỹ da trắng lý tưởng mà giờ đây đang tự trào phúng.Trong thời đại đó, chuẩn mực hoàn hảo có nghĩa là tuân thủ một cách liên lạc các giá trị, hành vi và ngoại hình: tôn lên sự tự tin đối với nam giới, tôn lên vẻ duyên dáng của phụ nữ. Người theo chuẩn mực hoàn hảo phải chịu áp lực về việc trông giống người khác, thậm chí còn hơn thế. Ngược lại, những người theo chuẩn mực hoàn hảo ngày nay cảm thấy có nghĩa vụ phải nổi bật nhờ phong cách riêng và có sự dị biệt nếu họ muốn có được chỗ đứng trong nền kinh tế hiện tại.
Tuy thế, chuẩn mực hoàn hảo không hoàn toàn xấu. Nhu cầu về sự hoàn hảo có thể khiến con người trở nên ngợt ngạt nhưng một người cầu toàn cũng có thể cảm thấy rằng những thành tựu của anh ta là thứ duy nhất giúp anh ta duy trì bản thân mình. Khi chúng ta choáng ngợp bởi cuộc sống và tự trừng phạt mình vì những thiếu sót như phải đạt một điểm kiểm tra xuất sắc, bức ảnh được nghìn like trên Instagram sẽ đem lại cảm giác thoáng qua rằng mọi thứ đều đang trong tầm kiểm soát.Tất nhiên, cảm giác đó nhanh chóng biến mất và yêu cầu lại liên tục nảy sinh. Moya Sarner, một nhà văn đa dạng công nghiên cứu về phân tâm học đã nói rằng: “Nó tạo nên một cuộc sống mong manh, chúng ta sống vì những gì không phải như cuộc sống vốn là. Nếu bạn mãi cố gắng biến cuộc sống của mình trở thành những gì bạn muốn thì bạn đang không thực sự sống cuộc sống mà bạn đang có.”Ba kiểu chuẩn mực hoàn hảoVào năm 1990, Randy Frost, một nhà tâm lý học người Mỹ đã phát triển 35 câu hỏi được thiết kế để đo tính cầu toàn. “Thang đo chuẩn mực hoàn hảo đa chiều” của ông đã phân biệt được ba kiểu chuẩn mực hoàn hảo lớn.Kiểu đầu tiên là chuẩn mực hoàn hảo tự định hướng bản thân, một sự kiểm chế bắt bớ khẳng định rằng bạn cần làm tốt hơn nữa. Nó tạo ra các nghĩa vụ cần động lực cao nhưng cuối cùng sẽ khiến bạn kiệt sức khi phải trở thành một phiên bản lý tưởng của chính bạn: hạnh phúc hơn, xinh đẹp hơn, giàu có hơn (những tính từ so sánh thường xuất hiện trên trang bìa những cuốn sách self-help).
Biến thành tắc kè hoa để tự thích ứng với các kiểu tính cách và tính chất gây tổn thươngĐây là những khái niệm thú vị nhưng khi gặp những người thực tế, thật khó để phân biệt giữa các mục này. Yêu cầu phải gầy hơn hay thông minh hơn thường được nuôi dưỡng bởi một dàn đồng ca tiếng hát bên trong và cả bên ngoài. Có thể dễ dàng nhận thấy cảm giác tự phê bình có thể chuyển thành việc chỉ trích người khác như thế nào.Chuẩn mực hoàn hảo về mặt lâm sàng, sẽ phản ánh qua một loạt các triệu chứng: trầm cảm và lo âu, rối loạn ám ảnh, lòng tự ái rất cao, bệnh tâm thần, có suy nghĩ tự tử, rối loạn cơ thể và rối loạn ăn uống. Chuẩn mực hoàn hảo có khả năng tự thích nghi với các kiểu tính cách và tính chất gây tổn thương khác nhau, đó có lẽ là lý do tại sao nó chưa bao giờ được xếp vào loại rối loạn tâm thần.Điều này cũng có nghĩa là chuẩn mực hoàn hảo có thể đã hình thành từ những trải nghiệm khác nhau thời thơ ấu. Những phong cách nuôi dạy con khác nhau đều có thể dẫn đến một kết quả tương tự khi cha mẹ luôn áp bức, giám sát các hoạt động học tập và ngoại khóa của con cái họ. Các bậc cha mẹ biết giữ một khoảng cách tôn trọng hơn đối với cuộc sống của con mình có thể khiến đứa trẻ khao khát sâu sắc về loại công nhận mà chúng tin rằng chỉ có thể giành được thông qua việc tích lũy thành tích không ngừng nghỉ. Đứa trẻ cảm thấy rằng mình không thể chiến thắng, những nỗ lực cao nhất của mình trong bóng đá hay cờ vua sẽ chỉ khiến chúng hứng chịu những lời chỉ trích dai dẳng từ cha mẹ và thôi thúc chúng phải làm tốt hơn nữa.
Dù làm cha mẹ theo cách nào, bạn cũng có thể kết thúc việc khơi dậy nỗi tuyệt vọng của con cái để làm hài lòng bản thân mìnhKhi cô lớn lên, mẹ cô đã hiến dâng hết mình cho sự nghiệp kinh doanh thành công. Lydia không thể khiến mẹ mình quan tâm tới những cuộc đấu tranh hàng ngày của cô với bài tập ở trường, tình bạn và những chàng trai. Cách duy nhất để cô thu hút sự chú ý là thông qua thời trang và trang điểm - làm móng và mua sắm quần áo trực tuyến. Cô nhớ lại khi mẹ nhìn con gái mình âu yếm khi cô đánh mascara hay chải tóc và khen cô thật đáng yêu và may mắn cho người đàn ông nào có được cô.“Và sau đó, tôi cố gắng nói chuyện với mẹ về một vấn đề nào đó với giáo viên hoặc bạn bè và tôi nhận thấy rằng sự quan tâm gần như biến mất khỏi gương mặt mẹ, như thể sự việc là quá mức để đảm nhận.” Lydia đối phó bằng cách trở nên hoàn toàn tự chủ. Nhưng khi mẹ qua đời, cô thấy mình bị chiếm lĩnh bởi nhu cầu phải hoàn hảo về mặt thể chất.Tác giả gợi ý với Lydia rằng cô ấy cảm thấy bị bắt buộc phải biến thành đứa trẻ đáng yêu mà cô ấy từng thấy phản chiếu trong ánh nhìn của mẹ cô khi họ cùng nhau trang điểm. Gợi ý này làm bùng phát cơn tức giận và thất vọng bị kìm nén từ lâu. “Nếu tôi hét vào mặt mẹ khi bà ấy còn sống thì có lẽ bà ấy sẽ không như thế. Và giờ mẹ sẽ không bao giờ có thể nghe thấy tôi nữa.” Cô khóc và nói một cách cay đắng.Cơn thịnh nộ của Lydia là một dạng đau buồn trì hoãn, không chỉ đối với người mẹ đã mất mà còn đối với đứa con hoàn hảo mà cô cảm thấy thoáng qua khi cố gắng thu hút sự chú ý của mẹ. Việc thương tiếc đứa trẻ đó đã giúp cô thoát khỏi việc kiểm soát bản thân đầy ám ảnh.Ngay sau khi ngưng việc đăng ảnh selfie, Lydia đến gặp tác giả bài viết với nụ cười trên môi. “Khi tôi chuẩn bị đi học, tôi bắt gặp mình trong gương và tôi nghĩ, trông mình khá hấp dẫn đấy chứ. Nhưng tôi không phải là siêu mẫu và đáng ngạc nhiên hơn, tôi không muốn trở thành một người như vậy.” Lydia chia sẻ một cách chân thành.Chủ nghĩa hoàn hảo có thể dẫn đường cho chúng ta đến sự thành công trong quá trình trưởng thành. Tạt nhiên, sự thật về bản chất của nó chỉ là sự tự kiện. Điều này làm cho chúng ta có niềm tin ràng cuộc sống chỉ có giá trị khi chúng ta khát vọng trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân. Trong khi đó, như Lydia đã khám phá, đó là khoảnh khắc mà cuộc sống có thể bắt đầu.Theo Báo Kinh tế giả