Cảnh Đức Trấn nằm ở phía đông bắc, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, nổi tiếng với nghề gốm có lịch sử hàng ngàn năm. Sản phẩm gốm sứ từ đây đã được phân phối khắp nơi trên thế giới.
Lịch sử của thủ đô gốm sứ Trung Quốc
Cảnh Đức Trấn có hơn 2.000 năm lịch sử làm gốm sứ. Trong thời gian này, nơi đây đã trở thành “thủ đô của nghề gốm sứ hàng nghìn năm”. Nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Giang Tây, Cảnh Đức Trấn là một thị trấn phát triển dọc theo sông giống như một con rồng uốn lượn. Sông cung cấp nguyên liệu cao lanh quan trọng cho việc sản xuất gốm sứ.
Năm 1682, dưới thời Khang Hy, huyện Phù Lương đã ghi lại một bản vẽ chi tiết toàn cảnh
Ngày nay, Cảnh Đức Trấn là trung tâm sản xuất đồ sứ nổi tiếng của Trung Quốc, sản phẩm từ đây thường có hình dáng tinh xảo, hoa văn đa dạng và độc đáo, chất lượng cao. Đặc biệt là các sản phẩm nghệ thuật và gia dụng. Ngoài sản xuất gốm truyền thống, địa phương còn mở nhiều xưởng gốm du lịch để khách tham quan và trải nghiệm.
Tại sao đồ gốm sứ Cảnh Đức Trấn lại nổi tiếng?
Cảnh Đức Trấn đã đóng vai trò quan trọng trong sản xuất đồ gốm sứ của Trung Quốc và sản phẩm từ đây đã trở thành vật phẩm quà tặng quốc gia và đồ sưu tầm của các hoàng gia châu Âu. Chúng được xuất khẩu sang Á Âu và Phi.
Ngày xưa, nơi đây đã sớm thu hút sự chú ý của các hoàng đế Trung Quốc, và trở thành địa điểm được lựa chọn cho việc sản xuất đồ gốm sứ dành cho hoàng gia. Phương pháp chế tạo sứ của họ đã được nghiên cứu từ thời nhà Tống, gồm có sự kết hợp của màu sắc xanh trắng phong cách gốm truyền thống, kỹ thuật điêu khắc và mô hình vẽ của họ đã được phát triển từ thời nhà Tống.
Gạch trắng của Cảnh Đức Trấn được phân biệt rất nổi tiếng. Chúng được mô tả là 'trắng như ngọc, sáng như gương, mỏng như giấy và tiếng như chuông. Có 4 loại sứ truyền thống tại nơi đây. Bao gồm: sứ thanh hóa (còn gọi là sứ hoa lam), sứ lính lựng, sứ bằng men hồng (hồng lông, hồng tăm…) và sứ bằng men màu (đỏ, xanh, lam, vàng, đen…)
Mặc dù có nhiều thành phố khác ở Trung Quốc nổi tiếng về đồ gốm sứ như Truyện Trâu (Phúc Kiến) hoặc Phật Sơn (Quảng Đông). Nhưng không có một thành phố nào có số lượng nghệ nhân nhiều như Cảnh Đức Trấn. Ngoài ra, để có nguồn nhân lực phục vụ và phát triển nghề gốm sứ, nơi đây đã mở 4 đại học / học viện đào tạo chuyên ngành gốm sứ.
Hoạt động khám phá tại Cảnh Đức Trấn
Thành phố Cảnh Đức Trấn vẫn bảo tồn các di tích văn hóa gốm sứ khá nguyên vẹn đến ngày nay. Với 151 điểm lò nung gốm sứ, 108 ngõ cổ, 12 điểm bảo tồn văn hóa cấp quốc gia và 26 di sản văn hóa phi vật thể. Đặc biệt nổi bật là các bảo tàng về gốm sứ như: bảo tàng gốm sứ Trung Quốc, bảo tàng gốm sứ tiến vua, bảo tàng di sản ngành gốm sứ và bảo tàng lò nung gốm thành phố Cảnh Đức Trấn. Những địa điểm này giới thiệu về lịch sử và phát triển của ngành gốm sứ qua từng thời kỳ từ các góc nhìn khác nhau.
Du khách đến Cảnh Đức Trấn có thể khám phá chuỗi sản xuất đồ gốm sứ lâu đời nhất thế giới, tự tay tạo ra một tác phẩm gốm sứ độc đáo của riêng mình. Thăm quan các khu chợ đồ gốm sứ hay dạo bước trên phố cổ Yaoli. Cũng như quan sát các nghệ nhân thợ chế tác tại làng nghệ thuật gốm sứ quốc tế Sanbao.
Thưởng thức ẩm thực tại Cảnh Đức Trấn
Bên cạnh nghề làm đồ gốm sứ lâu đời, thành phố này cũng nổi tiếng với nhiều món ăn ngon. Bạn có thể thưởng thức ẩm thực địa phương với ẩm thực Giang Tây và An Huy. Các món ăn đặc trưng nơi đây thường có dầu mỡ và ớt. Nếu bạn không thích ăn cay hoặc mỡ, bạn có thể thử các món rau, cháo. Thực khách cũng có thể thưởng thức các món ăn truyền thống như: gà luộc nấu bằng nồi sứ, thịt ninh, cá da trơn luộc với đậu, mì lạnh, bánh bao với vỏ bánh làm từ gạo.
Theo Mytour.com
***
Tham khảo: Hướng dẫn du lịch từ Mytour.com
Mytour.comNgày 31 tháng 7 năm 2024