
Thời Gian Mở Cửa Chùa Giác Lâm
Chùa Giác Lâm mở cửa chào đón thăm quan từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối hàng ngày. Trong những dịp lễ, Tết, có thể kéo dài thời gian đóng cửa.
Nét Lịch Sử của Chùa Giác Lâm

Vào đầu thế kỷ XVII, người Việt mở rộng vùng đất đến Đồng Nai, Gia Định. Để phục vụ cho sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, mỗi làng xây dựng chùa khiến chùa trở nên phổ biến và có tầm ảnh hưởng lớn ở Nam Bộ từ thời đó đến nay, trong đó có Chùa Giác Lâm.
Theo ghi chép, vào mùa xuân năm 1774, thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền để xây dựng ngôi chùa mang tên Sơn Caan.
Sau đó, ngôi chùa được gọi là Cẩm Sơn vì nằm trên đỉnh gò Cẩm Sơn. Chùa còn được biết đến với tên khác là Cẩm Đệm, lấy theo tên Cẩm – tên riêng của cư sĩ Thụy Long, người nổi tiếng với nghệ thuật đan đệm.
Sau đó, Thiền sư Phật Ý – Linh Nhạc, hiện là trụ trì Chùa Từ Ân, đã gửi đệ tử của mình, Thiền sư Tổ Tông – Viên Quang, đến chùa Sơn Can, đồng thời chính thức đổi tên chùa thành Giác Lâm.

Từ khi thành lập cho đến khi Thiền sư Viên Quang đến trụ trì, chùa đã trải qua hơn 30 năm tồn tại nhưng không phát triển, hoàn toàn không mang một ý nghĩa hoằng pháp mà chỉ là điểm dựa tinh thần cho lưu dân. Dưới thời Thiền sư Viên Quang, Chùa Giác Lâm trở thành trung tâm đào tạo về kinh điển, giới luật đầu tiên cho chư tăng ở Gia Định và cả khu vực Nam Bộ.
Khi Thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh kế vị, khoảng năm 1844, Ngài đẩy mạnh ngoài việc đào tạo cho tăng chúng tại chùa bằng cách mở các trường hương, trường kỳ để dạy kinh luật luận, ứng phú đạo tràng cho tăng chúng, tạo nên một không khí mạnh mẽ trong ngôi nhà Phật pháp.
Năm 1873, dưới thời Thiền sư Hoằng Ân – Minh Khiêm, kế thừa những Phật sự đã có sẵn, chùa là nơi in ấn, sao chép kinh sách, khắc bản gỗ kinh, luật và diễn Nôm một số đầu sách Phật giáo.
Vào năm 1909, Thiền sư Hồng Hưng – Thạnh Đạo tiến hành trùng tu Chùa Giác Lâm lần thứ hai và lần thứ ba, đồng thời thay đổi nhiều kiến trúc của chùa.
Trong thời kỳ 1939 – 1945, Thiền sư Nhật Dần – Thiện Thuận, một số tu sĩ tham gia kháng chiến, Chùa Giác Lâm trở thành cơ sở hậu cần, đồng thời nơi trú ẩn của nhiều nhà hoạt động cách mạng đang thực hiện công tác trinh sát nội thành.

Năm 1953, Chùa Giác Lâm nhận cây bồ đề và viên ngọc xá lợi Phật từ Đại đức Narada Maha Thera (Sri Lanka), trao tặng cho Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam. Ban đầu, viên ngọc xá lợi Phật tạm thời ở Chùa Long Vân, Đồng Nai, trong ngôi tháp nhỏ bằng vàng. Khi bảo tháp xá lợi ở Chùa Giác Lâm hoàn thành, viên ngọc xá lợi mới chính thức trở về tôn trí.
Ngày 16/11/1988, Chùa Giác Lâm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Năm 1992, Thượng tọa Thích Huệ Sanh tổ chức đại trùng tu di tích Tổ đình Giác Lâm kéo dài 6 năm, hoàn thành vào năm 1999.
Kiến Trúc Chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm sở hữu kiến trúc chữ Tam tiêu biểu ở Nam Bộ, với 3 dãy nhà ngang nối liền: chánh điện, giảng đường, và nhà trai. Qua các đợt trùng tu lớn, chùa có thêm công trình như: Khu tháp Tổ, Vảo tháp Xá Lợi, Khu giảng đường, Nhà cốt, v.v.
Một đặc điểm nổi bật trong kiến trúc Chùa Giác Lâm là cổng nhị quan xây năm 1945, với 2 con sư tử ở hai góc cổng theo văn hóa Ấn Độ và đầu rắn Naga trong Phật giáo Nam tông Khmer. Cổng nhị quan không đi thẳng vào chánh điện mà chỉ có hai lối đi bên, theo quan điểm cổ xưa về đường đi của quỷ thần.
Năm 1955, Chùa Giác Lâm mở ra với cổng tam quan hướng về phía Nam, nằm gần đường Lạc Long Quân ngày nay. Hai bên cột trụ được chạm khắc câu đối bằng chữ Hán, mang ý nghĩa chào đón những người muốn theo đạo.

Mái chùa có bốn vạt, cong theo đường mái, trên đỉnh mái là tượng lưỡng long tranh châu thường thấy trong kiến trúc đền chùa ở Việt Nam. Hình ảnh Bát tiên trên đỉnh chùa là dấu vết của Đạo giáo trong ngôi chùa Phật giáo.
Chánh điện được xây theo kiểu một gian hai chái và tứ trụ. Cách bài trí này được gọi là 'tiền Phật, hậu Thánh'. Điện thờ Phật được bài trí tôn nghiêm, gồm 3 bàn trong cao ngoài thấp, lần lượt là: bàn Di Đà, bàn Hội Đồng, bàn Tam Bảo.
Điều đặc biệt là đỉnh tường chánh điện được trang trí bởi khoảng 7.000 chiếc đĩa. Đa số các sản phẩm này đến từ lò gốm Lái Thiêu ở Bình Dương, còn một số khác có nguồn gốc từ Nhật Bản, Trung Quốc. Với số lượng đĩa đồ sộ, Chùa Giác Lâm sở hữu kỷ lục 'Ngôi chùa có số lượng đĩa kiểu trang trí nhiều nhất Việt Nam'.
Sau chánh điện là gian thờ Tổ để tưởng nhớ các vị hòa thượng từng trụ trì Chùa Giác Lâm. Kế tiếp là khu vực giảng đường, nơi các tăng sĩ đến dự sự kiện quan trọng hay các dịp lễ lớn trong chùa.

Ngoài ra, trong khuôn viên Chùa Giác Lâm còn có những công trình nổi bật như: Bảo tháp xá lợi 7 tầng, Khu tháp mộ cổ, và những hiện vật quý thể hiện rõ nét quá trình phát triển Phật giáo tại Nam Bộ.

Hành trình đến thủ đô Sài Gòn sẽ khiến bạn chẳng bao giờ cảm thấy buồn chán. Sau một chuỗi ngày làm việc bận rộn, hãy khám phá những quán cà phê yên bình, thưởng thức ẩm thực tại những nhà hàng hấp dẫn, hoặc thực hiện một chuyến đi ngắn đến những địa điểm thú vị gần Sài Gòn.
Bên cạnh đó, Chùa Ngọc Hoàng, Chùa Vĩnh Nghiêm hay Chùa Bà Thiên Hậu là những điểm đến linh thiêng của thành phố mang tên Bác Hồ. Trong những ngày trời mát mẻ, hãy đi dạo để cảm nhận không khí thoải mái và thưởng thức đồ ăn vặt xung quanh khu vực Công Viên Tao Đàn, Chợ Hồ Thị Kỷ hay Phố Đi Bộ Bùi Việtn. Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ cũng là một lựa chọn không thể bỏ qua. Ghé thăm Blog của Klook Vietnam để biết thêm nhiều gợi ý du lịch hấp dẫn.
Hãy nhanh chóng lên kế hoạch thăm Chùa Giác Lâm để tận hưởng những trải nghiệm tuyệt vời nhất.