Tìm hiểu đôi điều về Đám Chay truyền thống của người Cao Lan
1.1 Nguồn gốc của Đám Chay truyền thống của người Cao Lan
Yên Bái có nhiều địa điểm du lịch thu hút nhiều du khách từ khắp nơi như Hồ Thác Bà, Thác Pú Nhu,... Tham gia những lễ hội truyền thống cũng là một điểm đặc biệt của nơi này, trong đó có lễ hội Đám Chay truyền thống của người Cao Lan. Đây là nghi lễ cầu an cho gia đình và dòng họ được lưu truyền từ lâu đời của dân tộc Cao Lan - chủ yếu sinh sống tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Đám Chay thường được tổ chức ở quy mô gia đình với quy mô khác nhau.
Theo truyền thống, trong mỗi đời người của gia đình dòng họ người Cao Lan, họ sẽ đối mặt với những khó khăn, thất bại trong kinh doanh, thường xuyên gặp phải bệnh tật, và trong việc chăn nuôi, trồng trọt thì thất thu liên tục,... Khi đó, cư dân địa phương sẽ tổ chức Đám Chay lễ chay nhằm tri ân tổ tiên, vũ trụ đã che chở con cháu và kêu gọi thần linh ân huệ, phù hộ cho cuộc sống của con cháu trở nên ấm no, phồn thịnh và khỏe mạnh.
Toàn cảnh lễ hội Đám Chay truyền thống của người Cao Lan. Video: Khám phá Việt Nam
1.2 Lễ hội diễn ra vào thời gian nào trong năm?
Thời gian tổ chức Đám Chay lễ chay của người Cao Lan sẽ được xác định theo chu kỳ cuộc đời của một người nên không phải là hằng năm. Nghĩa là mỗi 25 năm (tương đương với một đời người) gia đình sẽ phải tổ chức Đám Chay lễ chay để cầu nguyện. Đặc biệt, nếu bố mẹ không thể tổ chức nghi lễ do tài chính gia đình khó khăn hoặc bệnh tật, thì trách nhiệm tổ chức nghi lễ quan trọng này sẽ đổ lên đời con. Ngoài ra, vì đây là lễ hội tổ chức theo quy mô gia đình, nên thời điểm và thời lượng của lễ hội sẽ phụ thuộc vào từng dòng họ cụ thể. Thông thường, lễ hội này sẽ kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
Nếu bạn đến du lịch Yên Bái, hãy tham gia Lễ hội Lồng tồng của người Tày ở Kiến Thành, Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ,... để khám phá sâu hơn về văn hóa đặc sắc của các dân tộc vùng núi Tây Bắc.
Lễ chay Đám Sênh của người Cao Lan được tổ chức như thế nào?
2.1 Lễ vật dâng cúng trong Đám Sênh lễ chay của người Cao Lan
Lễ vật cúng trong ngày lễ chính phải là đồ chay (tức là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật) bao gồm hoa quả, bánh trái và rau củ quả,... Ngược lại, tại nơi thờ cúng của các thần tiên và tổ tiên, lễ tạp cúng bao gồm 5 mâm nhỏ có thịt lợn luộc và một mâm chính gồm 1 con ngan.
Theo quan niệm của người Cao Lan, Đám Sênh phải là lễ chay nên thần tiên và tổ tiên chỉ nhận lễ chay, còn các thần thánh đi theo bảo vệ họ thì không cần phải kiêng kỵ gì cả nên mâm lễ cúng là đồ mặn.
2.2 Tổ chức lễ hội
Nhà của chủ nhà là nơi chính để tổ chức Đám Chay lễ chay của người Cao Lan. Lúc này, dân tộc Cao Lan sẽ lập hai đàn cúng - một trên nhà thờ tổ tiên của cộng đồng - nơi sẽ diễn ra các nghi thức chính và một đàn cúng dưới sân - nơi thờ thổ công, các vị thần trông coi đất đai của vùng đất này.
Trong ngày tổ chức lễ hội Đám Chay lễ chay của người Cao Lan, gia chủ sẽ mời 3 thầy cúng về nhà. Một thầy cả có trách nhiệm đứng tên tổ chức nghi lễ gọi là say phù và từ 12 - 15 thầy tu trợ giúp cho thầy cả đã được cấp sắc sẽ viết các tờ sớ bằng chữ Nôm Cao Lan để gửi gắm mong ước, nguyện vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai. Việc viết sớ sẽ diễn ra liên tục cho đến ngày lễ chính thức của lễ hội này. Lễ hội chính thức sẽ diễn ra từ 17h chiều cho đến sáng ngày hôm sau của ngày cuối cùng của Đám Chay.
Ngày bắt đầu lễ hội được gọi là ngày khai bút. Trong ngày này, gia chủ sẽ mời tất cả dân làng về tham dự nghi lễ, tổ chức một buổi tiệc nhỏ để thông báo về lễ hội sắp diễn ra và mong muốn nhận được sự chúc phúc từ cộng đồng cho gia đình họ. Đặc biệt, trong ngày này, dân làng sẽ mang theo một món quà nhỏ là sản phẩm của gia đình họ để chúc mừng cho gia chủ. Trước bàn thờ tổ tiên, thầy cúng bắt đầu tiến hành nghi thức cúng và khai bút trước bàn thờ tổ tiên. Sau đó, thầy cúng và các tu sĩ viết sớ từ ngày này cho đến ngày lễ hội chính thức diễn ra.
Dân làng sẽ đến tham dự cùng gia đình đang chuẩn bị tổ chức Đám Chay lễ chay
Vào sáng sớm ngày cuối cùng của lễ hội, tất cả các tờ sớ được thầy cúng chuẩn bị trước sẽ được đốt như một minh chứng tổ tiên đã chấp nhận lời khẩn xin của con cháu. Đây là bước cuối cùng để người dân tộc Cao Lan tin rằng cuộc sống tiếp theo của họ sẽ tươi sáng từ đây. Kết thúc lễ hội này, gia chủ, thầy cúng và dân làng sẽ ngồi lại bên bàn tiệc rượu, cùng nâng ly mừng và chúc phúc lẫn nhau.