Chùa Ông Hội An có những điều gì đặc biệt khiến nó trở thành điểm đến nổi tiếng của Hội An? Hành trình du lịch chùa Ông Hội An như thế nào? Hãy cùng khám phá thông tin về công trình có giá trị tâm linh đặc biệt này nhé.
Chùa Ông Hội An là một trong những điểm đến du lịch mang ý nghĩa tâm linh quan trọng, thể hiện sự đẹp và truyền thống của vùng đất văn hóa di sản Hội An. Nơi này thu hút hàng nghìn lượt khách thăm quan mỗi năm với vẻ độc đáo đặc biệt của mình.
1. Giới thiệu về chùa Ông Hội An
- Địa chỉ: Chùa nằm tại số 24 đường Trần Phú, trung tâm phố cổ Hội An, Quảng Nam
- Giờ mở cửa chùa Ông Hội An: Từ 6:00 - 17:00 mỗi ngày
Chùa Ông còn được biết đến với tên Quan Công Miếu, được xây dựng từ năm 1653 bởi cộng đồng người Hoa tại phố cổ Hội An, để thờ phụng vị tướng tài ba của thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Công). Để giữ được vẻ đẹp trang trọng như hiện nay, chùa đã trải qua 6 lần tu sửa trong suốt hàng trăm năm, lần gần nhất là vào năm 1966.
Với cái tên Quan Công Miếu, không khó để nhận ra chùa Ông là nơi thờ ai. Ảnh: hoianoldtownNgôi chùa nổi bật giữa trung tâm phố cổ với kiến trúc được coi là điển hình nhất trong số các công trình chùa, miếu tại vùng đất di sản văn hóa này. Do được xây dựng từ thời kỳ thịnh vượng buôn bán nhất của Hội An, từ thuở xa xưa, chùa Ông đã thu hút sự quan tâm của những thương nhân. Ngày nay, chùa cũng trở thành điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình du lịch Hội An của đông đảo du khách.
2. Các hoạt động tham quan, chiêm bái tại chùa Ông Hội An
2.1. Ngắm nhìn kiến trúc độc đáo của chùa Ông ở Hội An
Với ảnh hưởng mạnh mẽ từ kiến trúc Trung Quốc cổ điển, chùa Ông được xây dựng theo kiểu hình chữ “Quốc”, với cấu trúc vững chãi của các khung gỗ. Các mái ngói ống màu men (loại ngói truyền thống của người Hoa) được kết hợp tạo ra vẻ uy nghi của ngôi chùa cổ kính.
Trong khuôn viên của chùa Ông Hội An, có 4 ngôi nhà được xây dựng theo kiểu chữ “Khẩu”, bao gồm một tiền đình, tả vu, hữu vu và một chính điện. Bức tượng của tướng quân Quan Vân Trường, với ánh mắt sắc sảo và vẻ cương nghị, được đặt tại chính điện để thờ cúng. Bên cạnh đó là tượng nô tì trung thành và con ngựa của ông, tượng trưng cho những trận chiến và thử thách ông đã trải qua.
2.2. Tham gia các lễ hội tại chùa Ông Hội An
Vào những ngày đầu xuân, tháng giêng và tháng 6 âm lịch, chùa thường tổ chức các lễ hội lớn, mang lại trải nghiệm thú vị cho du khách. Hãy ghé qua một lần để trải nghiệm, và sau đó hãy xin lộc tại chùa Ông Hội An:
- Lễ hội đầu xuân: Hoạt động cầu may, cầu an, ghi ước nguyện vào tờ Xuân liên để treo vào những khoanh hương to…
- Ngày Vía Ông: Được tổ chức vào 16 tháng Giêng âm lịch hàng năm;
- Ngày Vía Quan Hiển Thành: Được tổ chức vào ngày 24 tháng 6 âm lịch hàng năm;
3. Một số lưu ý khi tham quan chùa Ông Hội An
- Chùa nằm ở trung tâm phố cổ, rất dễ tìm thấy;
- Lựa chọn trang phục lịch sự, kín đáo, phù hợp với truyền thống mỹ quan khi đi vào, tham quan chùa;
- Không nên chạm vào các hiện vật quý giá trong chùa một cách tự ý, tránh gây hư hại;
- Đi nhẹ nhàng, nói nhỏ, tránh làm ồn ào hoặc chạy nhảy, cười đùa khi bước vào chùa;
- Tự giữ gìn các vật dụng cá nhân trong thời gian tham dự lễ hội chùa, tránh gặp phải những tình huống không mong muốn;
4. Các địa điểm du lịch gần chùa Ông Hội An
- Chợ Hội An: Cách chùa khoảng 12m, chợ được xem như “thiên đường ẩm thực”, là nơi tập trung nhiều món ăn ngon, đặc sản xuất sắc của miền Trung, thu hút vô số thực khách.
- Hội quán Phúc Kiến: Cách chùa khoảng 100m, là một trong ba hội quán nổi tiếng nhất ở Hội An, nằm tại số 46 đường Trần Phú. Từ cổng Tam Quan, chính điện, khu vực treo vòng hương hay cá chép vượt vũ môn đều có kiến trúc đặc biệt, thường là địa điểm check-in được yêu thích của du khách.
- Nhà cổ Quân Thắng: Cách chùa Ông khoảng 240m, nhà cổ nằm trên cùng tuyến đường với hội quán, có niên đại hơn 150 năm với kiến trúc Trung Hoa cổ đậm chất. Những chi tiết tinh tế và di vật quý giá trong nhà cổ là minh chứng cho sự phồn thịnh của thị trấn Hội An trong quá khứ.
- Chùa Cầu: Cách chùa Ông khoảng 600m, nằm ở đầu đường Nguyễn Thị Minh Khai. Được xem là biểu tượng của Hội An, chùa Cầu là biểu tượng của sự kết hợp giữa ba nền văn hóa Việt - Nhật - Trung tại đây.
- Bảo tàng Văn hóa Dân gian: Cách chùa Ông khoảng 250m, ở đầu đường Nguyễn Huệ. Đây là nơi trưng bày hơn 200 hiện vật làm từ gốm, giấy, gỗ, sắt, đồng, sứ... tái hiện không khí của Hội An trong quá khứ.
- Di tích Tam Quan chùa Bà Mụ Hội An: Cách chùa Ông khoảng 500m, nằm trên đường Hai Bà Trưng, di tích chùa Bà Mụ sau nhiều năm bị phá hoại đã được tu bổ với tổng kinh phí lên tới 1 tỷ đồng và trở thành điểm tham quan hàng đầu cho du khách. Với không gian rộng rãi, thoải mái, hồ nước, khu vực đi dạo... cùng với kiến trúc cổ kính, tạo nên một khung cảnh tuyệt vời.
Khách sạn gần chùa Ông Hội An có thể xem xét Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An.
Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An nằm cách chùa Ông khoảng 35 phút di chuyển. Dù xa nhưng resort này nằm gần VinWonders Nam Hội An và sân golf Vinpearl Nam Hội An.
- Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An mang lại trải nghiệm đa dạng như bờ biển Bình Minh dài 1.300m, hồ bơi hình con sò rộng 2.300m2, hàng trăm trò chơi cảm giác mạnh tại VinWonders Nam Hội An, sân golf 18 hố với diện tích 200ha.
Với giá trị lịch sử và kiến trúc vô cùng to lớn, chùa Ông Hội An đã trở thành điểm du lịch đặc biệt ghi dấu ấn trong lòng nhiều du khách tại Hội An, một trong những điểm đến lịch sử quý giá của thành phố.