Chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng, mà còn là bước quan trọng giúp tối ưu hóa hiệu suất hoạt động, trải nghiệm khách hàng và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở mọi quy mô. Tuy nhiên, với vốn và khả năng đầu tư công nghệ còn hạn chế, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần đặt ra câu hỏi: làm thế nào để thực hiện chuyển đổi số? Hãy cùng tham khảo bài viết mới từ Vntrip.
Hiểu rõ về chuyển đổi số
Chuyển đổi số không chỉ là việc áp dụng công nghệ mới như điện toán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), … vào quá trình hoạt động và kinh doanh của doanh nghiệp. Mà còn là quá trình tối ưu hóa bộ máy quản lý, giảm tải chi phí và thời gian vận hành, nâng cao trải nghiệm khách hàng, mang lại lợi nhuận và tạo ra những cơ hội phát triển mới.
Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Dữ liệu từ VCCI cho biết, hiện có khoảng 97% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Tuy nhiên, trình độ khoa học công nghệ và sáng tạo đổi mới vẫn còn thấp. Đến 80% – 90% máy móc là nhập khẩu, gần 80% sử dụng công nghệ cũ từ những năm 1980-1990.
Theo báo cáo của Cisco về “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, được thực hiện trên 1.340 doanh nghiệp khu vực và 50 doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số: thiếu kỹ năng số và nhân sự (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc đối mặt với thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%)… Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang bắt đầu đầu tư vào công nghệ đám mây (18%), an ninh mạng (12,7%), và nâng cấp phần mềm, phần cứng để thực hiện chuyển đổi số (10,7%).
>>> Khám phá thêm: Các lợi ích của chuyển đổi số
Một nghiên cứu khác của SME Group đã chỉ ra rằng, 42% doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang xem chuyển đổi số như một phần quan trọng trong chiến lược tổ chức. Trong số này, 82% doanh nghiệp đã bắt đầu thực hiện một số mức độ chuyển đổi số trong tổ chức của họ.
Bước tiến chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tối ưu hóa thông tin doanh nghiệp trên nền tảng web/ thiết bị di động
Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trên các thiết bị di động và máy tính, việc tối ưu hóa thông tin doanh nghiệp trên nền tảng này trở nên vô cùng quan trọng. Thống kê cho thấy có tới 47% doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện vẫn chưa có trang web hoặc ứng dụng trên thiết bị di động.
Tối ưu hóa thông tin doanh nghiệp trên các nền tảng web, thiết bị di động là yếu tố then chốt, giúp doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và đối tác tiếp cận.
Chuyển đổi số với việc số hóa tài liệu và quy trình
Đây là bước quan trọng và cơ bản nhất trong quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc chuyển đổi tài liệu thành dạng kỹ thuật số và lưu trữ trên Cloud giúp doanh nghiệp quản lý, tìm kiếm dữ liệu một cách dễ dàng, đồng thời nâng cao tính bảo mật.
Số hóa quy trình hoạt động trong doanh nghiệp đóng góp vào việc tiết kiệm thời gian làm việc, giảm chi phí nhân sự và tăng hiệu suất làm việc. Ngoài ra, quy trình làm việc với khách hàng trở nên thuận tiện hơn, tăng sự hài lòng của họ.
>>> Xem thêm: Các Tendency in Digital Transformation tại Việt Nam năm 2022
Phát triển nguồn nhân lực
Để thành công trong chuyển đổi số, doanh nghiệp cần sở hữu đội ngũ nhân lực có kiến thức chuyên môn vững về công nghệ, luôn sẵn lòng thích ứng và đối mặt với rủi ro một cách linh hoạt. Đào tạo nhân lực là một trọng điểm quan trọng tại những doanh nghiệp đã thành công trong chuyển đổi số.
Đầu tư và Áp dụng Công nghệ mới
80% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện không chú ý đến và gặp khó khăn trong việc xây dựng hạ tầng công nghệ để hỗ trợ chuyển đổi số. Ứng dụng công nghệ có thể giúp doanh nghiệp xây dựng quy trình làm việc hiệu quả và tiết kiệm thời gian so với cách quản lý truyền thống.
Do đó, việc đầu tư và áp dụng công nghệ mới cần được thực hiện một cách chuẩn bị và toàn diện. Một ứng dụng thông minh cần đảm bảo nhiều yếu tố như quản lý toàn bộ hệ thống quy trình, tài liệu chuyên nghiệp, khai thác dữ liệu nhanh chóng, nâng cao hiệu suất công việc và tiết kiệm chi phí đầu tư.
Vntrip TMS – phần mềm quản lý công tác và du lịch hỗ trợ đặt vé máy bay và phòng khách sạn cho doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn.Vntrip TMS giúp giảm bớt lo lắng về thời gian tìm kiếm, quản lý hóa đơn công tác và cung cấp hệ thống báo cáo chi tiết.
Trong bối cảnh kinh tế đang chịu tác động lớn và thời kỳ công nghệ số bùng nổ, chuyển đổi số là điều cần thiết. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần lập kế hoạch chuyển đổi số ngắn và dài hạn để phù hợp với thời đại và tận dụng cơ hội phát triển.