Hóa thạch của con kiến khổng lồ ăn thịt người đã tồn tại từ cách đây 50 triệu năm được khai quật tại Canada, cho thấy ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với kích thước của các loài sinh vật.
Kiến thường được biết đến là loài côn trùng nhỏ thường đi lang thang và làm việc theo nhóm nhưng nếu khoảng 50 triệu năm trước, một số loài có kích thước lớn bằng một con chim hồng tước thì sao?
Một nhóm nghiên cứu về hoá thạch Đại học Simon Fraser vừa phát hiện một hóa thạch của con kiến chúa khổng lồ xuất hiện ở Canada, cụ thể là ở British Columbia. Titanomyrma là loài kiến khổng lồ ăn thịt người, đã tuyệt chủng và lần đầu tiên xuất hiện ở Bắc Mỹ, sau lần phát hiện cuối cùng tại Đức và Anh.
Phần còn lại của hóa thạch kiến khổng lồ Titanomyrma bởi Beverley Burlingame, cư dân Princeton, người đã tặng nó cho bảo tàng của thị trấn. Điều thú vị là, loài kiến lớn nhất đã tuyệt chủng này lại lớn đến mức có thể bằng với khối lượng cơ thể của một con chim hồng tước, cùng sải cánh dài 31 cm.
Sau khi phát hiện, các nhà nghiên cứu đã so sánh con kiến này với một hóa thạch Titanomyrma khổng lồ khác được tìm thấy một thập kỷ trước đó, được bảo quản trong một bảo tàng ở Wyoming.
Bruce Archibald, một nhà cổ sinh vật học của SFU cho biết: 'Loài kiến này và hóa thạch mới từ British Columbia có cùng độ tuổi với các hóa thạch Titanomyrma khác đã được biết đến từ lâu ở Đức và Anh. Điều này đặt ra câu hỏi làm thế nào những loài côn trùng cổ đại này di chuyển giữa các lục địa để xuất hiện ở cả hai bờ Đại Tây Dương gần như cùng một lúc.'
Trong quá khứ, Châu Âu và Bắc Mỹ được kết nối bằng đường bộ qua Bắc Cực. Mặt khác, có một số câu hỏi về việc liệu khí hậu có thích hợp cho việc di cư vào thời điểm đó hay không.
Nhóm các nhà khoa học cũng phát hiện rằng những loài kiến chúa hiện nay có kích thước lớn nhất thường sống ở vùng khí hậu nóng, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới. Điều này ngụ ý rằng kích thước của loài sinh vật này thường phát triển mạnh mẽ ở nhiệt độ cao và không thích môi trường lạnh. Tuy nhiên, điều này gây ra một vấn đề, vì khí hậu ôn hòa hơn ở Bắc Cực vẫn không đủ ấm để Titanomyrma tồn tại.
Vào năm 2011, các nhà nghiên cứu đã đề xuất trong nghiên cứu trước đó của họ rằng điều này có thể là do các biến đổi ngắn hạn về mặt địa chất do sự nóng lên toàn cầu trong thời kỳ tồn tại của những con kiến này. Họ dự đoán rằng loài kiến này sẽ không thể được tìm thấy ở Canada ôn đới vì nơi đó sẽ lạnh hơn nhiều.
Khi hóa thạch mới từ Canada bị cong vênh do áp lực địa chất trong quá trình hóa thạch, không thể xác định được kích thước thực sự của nó. Nó có thể lớn như một số lớn nhất của Titanomyrma, hoặc nó có thể đã nhỏ hơn.
Archibald nói rằng nghiên cứu này đang giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách hình thành động vật và thực vật cổ điển khi có sự khác biệt về khí hậu.