Tín ngưỡng thờ Quan Công là một trong những nét đặc sắc nhất, tiêu biểu cho văn hóa tinh thần người Hoa. Tại Sài Gòn, tinh thần đó được thể hiện rõ nét nhất ở công trình kiến trúc: Hội quán Nghĩa An.
Hội quán Nghĩa An (Chùa Ông) là một trong những điểm tham quan ưa thích của nhiều du khách khi đến thăm Sài Gòn. Nơi này nổi tiếng với kiến trúc Trung Hoa sống động và giàu giá trị văn hóa, lịch sử.
1. Giới thiệu về Hội quán Nghĩa An
Hội Quán Nghĩa An (còn được gọi là Chùa Ông hay Miếu Quan Đế), nằm tại số 676 đường Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh. Đây là ngôi chùa thờ thần Quan Công, một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Trong văn hóa của người Hoa, miếu thờ thần Quan Công biểu hiện cho lòng trung nghĩa, hướng về quê hương của những người con xa xứ, và cái tên “Nghĩa An” cũng biểu thị cho ý niệm tưởng nhớ về gốc gác như trên.
Dần dần, nơi đây đã trở thành nơi hội họp, thờ cúng và thể hiện văn hóa tâm linh của người Hoa đến từ vùng Nghĩa An, Trung Quốc.
2. Khám phá kiến trúc Hội quán Nghĩa An
Nếu có dịp ghé thăm Hội quán Nghĩa An, du khách sẽ được ngắm nhìn những mô hình kiến trúc độc đáo, mang đậm nét Trung Hoa. Đặc biệt, hầu hết các đền miếu tại đây đều có kiến trúc hình chữ khẩu với những dãy nhà khép kín và vuông góc.
Nhìn từ xa, mái của Hội quán được chia thành 3 cấp bậc, ở giữa cao hơn hai bên. Phần trang trí trên mái có tượng sành hình lưỡng long tranh châu rất nổi bật.
Hội quán có một khoảng sân khá rộng (gần 2.000m2) với hồ phóng sinh, phần diện tích còn lại gần 2.000m2 bao gồm: tiền điện, sân thiên tỉnh, nhà hương, chính điện và văn phòng Hội quán dọc hai bên điện thờ.
Từ hai bên cổng lớn tiến vào cửa miếu, du khách sẽ bất ngờ với 5 cặp kỳ lân bằng đá kích cỡ lớn nhỏ đặt đối xứng dọc đường đi. Ngước lên trên tấm biển là dòng chữ “Nghĩa An Hội quán” được chạm nổi trên nền cảnh “Lục Quốc phong tướng”.
Từ ngoài sân bước qua cổng là đến tiền điện. Tại đây sẽ thấy sân thiên tỉnh (giếng trời) đặt ở giữa Hội quán rộng rãi và thoáng đãng.
Bước qua sân thiên tỉnh du khách sẽ đến nhà hương, nơi đặt khám thờ Quan Vũ. Sau nhà hương chính là chính điện. Nơi đây có không khí trang nghiêm, linh thiêng với những cột gỗ cao treo câu đối. Bên cạnh đó còn có những bao lam, hoành phi và khám thờ được chạm trổ, điêu khắc tinh tế.
Trong trung tâm chính điện, có một gian thờ Quan Thánh đế quân (Quan Vũ) được tạo ra từ thạch cao sơn màu, cao 300cm. Hai bên đứng vị thần bảo hộ là Quan Bình và Châu Xương. Bên cạnh đó, hai bên phải và trái của chính điện lần lượt thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Tài Bạch Tinh Quân (Thần Tài).
Hội quán Nghĩa An được xem là nơi hội tụ tinh hoa của nghệ thuật thư pháp, chạm khắc gỗ, đá, ghép mảnh sành sứ... ở Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Mỗi hoa văn trên mái sành sứ được thể hiện rất sinh động và đẹp mắt.
Nghĩa An Hội quán còn có những bức tượng, phù điêu bằng gốm trang trí trên mái ngói, các bông hoa chạm ngược, tượng kỳ lân hay những câu đối, tranh vẽ mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử.
Mặc dù đã được trùng tu nhiều lần, di tích văn hóa này vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo, đặc trưng của người Triều Châu. Tất cả được thể hiện qua việc sử dụng màu sắc bắt mắt và các đường nét thiết kế tinh tế tại ngôi chùa.
Mỗi năm, Chùa Ông tổ chức lễ cúng Quan Đế vào ngày 24/6 (Âm lịch) và rằm tháng Giêng (dịp lớn nhất). Ngoài ra, còn có các lễ cúng Bà Thiên Hậu, Phúc Đức chính thần… Đây là những dịp để cộng đồng người Triều Châu ở Sài Gòn tụ họp, thể hiện lòng tưởng nhớ về quê hương và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của người Hoa trên đất khách.
Nhờ vào thiết kế và phong cách kiến trúc độc đáo, vào năm 1993, Hội quán Nghĩa An đã được chính phủ công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
3. Gợi ý địa điểm tham quan, vui chơi gần Hội quán Nghĩa An
3.1. Chợ Bến Thành
Chợ Bến Thành từ lâu đã được coi là một biểu tượng văn hóa của Sài Gòn. Nằm cách Chùa Ông 5,5km, khoảng 10 phút đi ô tô, chợ Bến Thành có diện tích rộng lớn lên đến 13.000m2. Đây là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn để mua sắm đồ dùng cần thiết, đặc sản Sài Gòn, quà lưu niệm để mang về cho bạn bè và người thân.
3.2. Dinh Độc Lập
Có một địa điểm cách Hội quán Nghĩa An 7km mà du khách không nên bỏ qua, đó là Dinh Độc Lập. Dinh đã tồn tại hơn 100 năm và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại có ý nghĩa lớn lao.
Du khách có thể ghé thăm Dinh Độc Lập tại số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, Quận 1 và nếu có thời gian có thể ghé qua một số địa điểm đang nổi tiếng ở Sài Gòn như: Nhà thờ Đức Bà, công viên 30/4, Bưu điện Trung tâm Thành phố… đây đều là những điểm du lịch thú vị không nên bỏ qua tại TP. HCM.
3.3. Chùa Bà Ấn Độ
Chùa Ấn Độ (còn được biết đến với tên gọi Đền Bà Mariamman) nằm tại số 45, đường Trương Định, Quận 1, cách Hội quán Nghĩa An 5,3km. Đây là một trong ba ngôi đền Hindu giáo nằm ở trung tâm Sài Gòn, thu hút không chỉ người Ấn kiều mà còn có sự quan tâm từ người Việt, thường xuyên đến để cầu nguyện và chiêm bái kiến trúc độc đáo của nơi này.
Ngoài Hội quán Nghĩa An, Sài Gòn còn là điểm đến của nhiều di tích lịch sử và địa điểm văn hóa, nghệ thuật khác như: Bảo tàng Phụ Nữ Nam Bộ, Nhà hát Thành phố, Phố đi bộ Nguyễn Huệ, China Town...
Do đó, để trải nghiệm trọn vẹn chuyến du lịch Sài Gòn, du khách có thể chọn khách sạn Vinpearl Landmark 81, Autograph Collection làm điểm nghỉ dưỡng tiện nghi và thuận tiện nhất.
Sở hữu phòng khách sạn tại Vinpearl Landmark 81, Autograph Collection, du khách có thể trải nghiệm các tiện ích như:
- Đắm mình trong bể bơi vô cực rộng 120m2
Thưởng thức ẩm thực và đồ uống tại 03 nhà hàng & quầy bar cao cấp
Thư giãn cơ thể, tâm trí, hồi phục sức khỏe tại Akoya Spa chuẩn 5 sao
Có sẵn hệ thống 12 sảnh tiệc & phòng hội nghị tân tiến với sức chứa lên tới 1.000 khách